Kẻ đập phá trong biểu tình chống Nhật bị tù 10 năm
Tòa án ở Thiểm Tây tuyên án phạt tù đối với nhóm người Trung Quốc đập phá xe Nhật và hành hung chủ xe trong cuộc biểu tình vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái.
Một chiếc xe do Nhật sản xuất bị đập nát ở thành phố Tây An, nơi diễn ra những cuộc biểu tình chống Nhật dữ dội nhất hồi tháng 9/2012. Ảnh: AP
12 bị cáo bị kết tội gây ra các vụ đập phá và gây thương tích trong quá trình biểu tình ở thành phố Tây An để phản đối chính phủ Nhật thông qua quyết định quốc hữu hóa quần đảo Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền.
Chiều 15/9/2012, bị cáo Thái Dương, Tầm Kiến Khuê tham gia vào đoàn biểu tình và cướp một ổ khóa hình chữ U của xe máy bên đường, đập phá những xe ôtô do Nhật sản xuất mà họ nhìn thấy trên đường. Đến khi gặp chiếc Toyota Corolla của ông Lý Kiến Lợi đi tới thì Tầm dùng gạch đập vào cửa kính chắn gió phía trước và gương chiếu hậu của xe. Tầm cũng cố dùng gạch đập vào đầu ông Lý nhưng ông tránh được.
Sau đó, Thái tiếp tục dùng ổ khóa sắt đập vào cửa kính trên xe, thì ông Lý thì dùng gạch đập vào đầu Thái để ngăn cản xe bị phá hoại. Thái dùng ổ khóa đánh vào đầu ông Lý, gây vỡ sọ và tổn thương não cấp độ 5. Chiếc xe của ông Lý phải sửa chữa hết 1.200 USD.
Video đang HOT
Thái Dương bị phạt 10 năm tù vì tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng và phải bồi thường cho nạn nhân 42.000 USD. Đồng phạm Tầm Kiến Khuê bị phạt tù 1 năm. Các bị cáo khác lần lượt bị kết tội gây rối trật tự công cộng, đập phá các xe và quán ăn Nhật với án tù từ 1 đến 5 năm.
Tháng 9 năm ngoái, người Trung Quốc ở các thành phố nhiều lần đổ xuống đường, hô to khẩu hiệu, đập phá siêu thị và hàng quán, lật xe ô tô, ném chai lọ vào đại sứ quán Nhật, thể hiện sự giận dữ trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Các hoạt động phản đối rầm rộ nổ ra tại nhiều nơi trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Tây An. Hàng nghìn người tụ tập bên ngoài sứ quán Nhật, thét lên các khẩu hiệu. Quanh lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải có khoảng 1.000 người kéo đến bất chấp chướng ngại vật mà cảnh sát dựng lên.
Các chuyên gia Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc nếu nó không được kiểm soát. “Những cuộc biểu tình này là một mốc quan trọng trong nền chính trị dân chủ ở Trung Quốc. Bạn có chính nghĩa không có nghĩa là mọi việc bạn làm đều đúng đắn và hợp pháp”", một bình luận viên nổi tiếng nói trên truyền hình quốc gia sau khi nổ các cuộc biểu tình đi kèm với các biểu hiện quá khích.
Theo VNE
Tàu sân bay Mỹ đến gần Senkaku/Điếu Ngư
Mỹ đang lặng lẽ điều các đội tàu hùng mạnh đến Tây Thái Bình Dương giữa lúc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật tăng cao vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo tờ Time, hai nhóm tàu sân bay và một đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ đã bắt đầu hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, tại những khu vực có thể nhanh chóng tiếp cận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi các tàu Trung Quốc và Nhật đang vờn nhau trong vài tuần qua.
Các tàu công vụ Trung Quốc đã liên tục tiến vào vùng biển được Nhật xem là lãnh hải xung quanh quần đảo và các tàu tuần duyên Nhật và Đài Loan đã có màn đấu vòi rồng vào tuần trước.
Nhóm tàu sân bay USS George Washington trong một cuộc tập trận - Ảnh: Reuters
Quần đảo tranh chấp hiện do Nhật kiểm soát song được cả Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Mỹ vốn tuyên bố không đứng về phía nào trong vụ tranh chấp. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và Washington có nghĩa vụ hỗ trợ Tokyo trong trường hợp quần đảo này bị tấn công.
Vào hôm 30.9, giới chức hải quân Mỹ xác nhận nhóm tàu sân bay USS George Washington đã bắt đầu hoạt động tại biển Hoa Đông, gần quần đảo tranh chấp.
Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis, hiện có mặt tại biển Đông, cũng cách đó không xa.
Một nhóm tàu sân bay thông thường bao gồm các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế. Mỗi tàu sân bay được trang bị hơn 80 máy bay chiến đấu.
Tại vùng biển Philippines gần đó, khoảng 2.200 lính thủy đánh bộ đang có mặt trên tàu USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống.
Các nhóm tàu sân bay và lực lượng lính thủy đánh bộ thường hoạt động độc lập vì thế việc hội tụ của ba nhóm này tại một khu vực tương đối nhỏ ở Thái Bình Dương biểu thị một sự tập trung bất thường về hỏa lực.
Cả ba nhóm vừa mới tiến hành các đợt tập trận xung quanh đảo Guam, bao gồm các cuộc tập trận bắn đạn thật và đổ bộ của lính thủy đánh bộ Mỹ cùng lính Nhật.
Một người phát ngôn thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói các sứ mệnh huấn luyện và triển khai tàu sân bay không nhất thiết liên quan đến căng thẳng tại Senkaku/Điếu Ngư.
Đại úy Darryn James phát biểu với tờ Time: "Các hoạt động đó không gắn với bất kỳ sự kiện cụ thể nào. Như một phần trong cam kết an ninh khu vực của Mỹ, hai trong số 11 nhóm tàu sân bay tấn công trên toàn cầu của hải quân đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương để giúp bảo vệ ổn định và hòa bình".
Theo TNO
Nước Nhật giữa muôn trùng vây Bên cạnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Đài Loan, Nhật còn đối mặt với những thách thức lớn từ các tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc và Nga. Khi các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra trên khắp Trung Quốc và tàu bè của Trung Quốc tiến đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ...