Kẻ đâm chết ba người ở Pháp từng vượt biên trái phép
Brahim Aouissaoui, gốc Tunisia, vượt biên trái phép tới Pháp chỉ ít ngày trước khi thực hiện vụ đâm dao khiến ba người chết bên ngoài nhà thờ ở Nice.
Các công tố viên Pháp ngày 29/10 cho biết Aouissaoui, 21 tuổi, rời quê nhà Tunisia đến đảo Lampedusa, Italy, hôm 20/9 và ở trên tàu cách ly 14 ngày trước khi được chuyển tới thành phố Bari trên đất liền hôm 9/10.
Aouissaoui sau đó nhận được “phiếu xuất cảnh”, yêu cầu phải rời Italy trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, giống nhiều người di dân khác, người này đã vượt biên trái phép tới Pháp sau đó.
Giới chức Pháp cho biết Aouissaoui không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào trên người khi bị cảnh sát bắt sau vụ đâm dao, nhưng mang theo một tài liệu ghi tên anh ta do Hội Chữ thập đỏ Italy cấp. Aouissaoui cũng chưa từng có bất kỳ đơn xin tị nạn nào ở Pháp.
Video đang HOT
Binh lính Pháp gần hiện trường vụ đâm dao ở thành phố Nice hôm 29/10. Ảnh: AFP.
Theo các thẩm phán Pháp, giả thuyết có thể xảy ra nhất là nghi phạm đã đến đảo Lampedusa bằng một con thuyền nhỏ. Cơ quan cảnh sát châu Âu Europol hồi đầu năm cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các tổ chức khủng bố lợi dụng “di dân bất hợp pháp” một cách hệ thống để phục vụ mục đích tấn công châu Âu.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết việc giới chức Cyprus bắt 9 người Syria, một người Ai Cập và một người Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 5, đều liên quan tới các nhóm khủng bố, có thể cho thấy những kẻ khủng bố đang sử dụng những tuyến đường di cư bất hợp pháp để xâm nhập châu Âu.
Aouissaoui sáng 29/10 dùng dao tấn công nhiều người bên ngoài nhà thờ ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp, khiến ba người thiệt mạng, trong đó ít nhất một người bị cắt cổ, và nhiều người bị thương. Nghi phạm liên tục hô “Allah Akbar” (đấng Allah vĩ đại) và đã bị cảnh sát bắt ngay sau vụ tấn công.
Vụ đâm dao xảy ra gần hai tuần sau khi thầy giáo Pháp Samuel Paty hôm 16/10 bị chặt đầu bên ngoài trường trung học Bois d’Aulne, sau khi cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Nghi phạm Abdullakh Anzorov, 18 tuổi, khi ra tay với thầy giáo Paty cũng hô lớn “Allah Akbar”.
Pháp luôn cảnh giác cao độ với các cuộc tấn công khủng bố kể từ sau vụ tấn công tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo hồi tháng 1/2015, khiến 12 người thiệt mạng. Một làn sóng tấn công của các phần tử cực đoan ở Pháp đã khiến hơn 250 người thiệt mạng kể từ năm 2015.
Làn sóng biểu tình phản đối Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron gần đây lan rộng sau khi ông khiến nhiều quốc gia theo Hồi giáo tức giận vì ủng hộ xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ đối với đạo Hồi.
Vụ tấn công bằng dao tại Pháp: Hung thủ mang quốc tịch Tunisia
Tối 29/10, Công tố viên chống khủng bố quốc gia của Pháp Jean-Franois Ricard xác nhận hung thủ tiến hành vụ tấn công bằng dao khiến 3 người thiệt mạng ở Nice mang quốc tịch Tunisia.
Lực lượng an ninh Pháp được triển khai tại khu vực xảy ra vụ tấn công bằng dao ở một nhà thờ thành phố Nice, ngày 29/10/2020. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, phát biểu họp báo tại Nice, ông Ricard cho biết hung thủ bị thương nặng và đang được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Đối tượng mang giấy chứng nhận của Hội Chữ thập đỏ Italia cấp cho công dân Tunisia sinh năm 1999. Đối tượng được cho là đã đến châu Âu qua đảo Lampedusa của Italia vào cuối tháng 9, sau đó tới Pháp vào đầu tháng 10 nhưng không có tên trong hồ sơ theo dõi của các cơ quan tình báo cũng như cảnh sát.
Trong số các đồ vật được tìm thấy trên người đối tượng còn có một cuốn kinh Koran và 2 chiếc điện thoại. Tại gần hiện trường vụ tấn công, cảnh sát tìm thấy một con dao dài 30 cm với phần lưỡi dao dài 17 cm, một chiếc túi chứa các vật dụng cá nhân, cùng 2 con dao khác chưa sử dụng.
Dựa trên các video giám sát, cảnh sát xác định được rằng hung thủ đã đi vào nhà ga Nice lúc 6h47' ngày 29/10 để thay quần áo và giày. Sau đó, hung thủ rời khỏi nhà ga lúc 8h13', đi bộ khoảng 400 m đến nhà thờ Notre-Dame de l'Assomption lúc 8h29' và chờ trong đó chừng 30 phút trước khi thực hiện vụ tấn công. Hung thủ chạm trán với 4 cảnh sát ở hành lang nhà thờ vào khoảng 8h57' và vừa lao về phía họ vừa hét "Allah Akbar" khiến cảnh sát phải bắn hạ. Tổng cộng 14 vỏ đạn đã được tìm thấy trên mặt đất.
Chiều cùng ngày xảy ra vụ tấn công, Thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo lực lượng chống khủng bố Sentinelle đã được tăng quân số hơn gấp đôi, từ 3.000 người lên 7.000 người, để tăng cường bảo vệ các công trình công cộng, cơ quan dịch vụ công cũng như các địa điểm tôn giáo.
Nhiều quốc gia trên thế giới như các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Iran và Tunisia đã lên án cuộc tấn công này, đồng thời bày tỏ đoàn kết với nước Pháp trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, cực đoan. Tunisia khẳng định sẽ mở cuộc điều tra về quốc tịch của thủ phạm.
Thánh đường gần 600 năm ở Pháp bị cháy, nghi do phóng hỏa Các công tố viên Pháp mở cuộc điều tra nghi vấn có người phóng hỏa gây thiệt hại cho thánh đường được xây dựng từ thế kỷ thứ 15 tại thành phố Nantes. Cơ quan chức năng Pháp cho biết vụ cháy thánh đường Saint Pierre et Saint Paul ngày 18/7 có đến 3 điểm bùng phát khác nhau. Điều này đặt ra...