Kẻ có 5 tiền án không chịu phục thiện
Từng có 5 tiền án về tội trộm cắp tài sản, nhưng Trần Hoàng Phong (SN 1970, ngụ Q10) vẫn không chịu tu tỉnh làm ăn. Sau khi ra trại, Phong nảy sinh ý định đi trộm cắp xe máy để có tiền tiêu xài.
Khoảng 12 giờ ngày 12-6-2021, Phong chuẩn bị bộ “đoản” bẻ khóa xe, mượn xe máy Vario BS: 59C3-022.74 của chị gái, điều khiển qua các tuyến đường ở Q1 tìm tài sản sơ hở để trộm cắp. Đến trước nhà số 157 Lê Thị Riêng (P.Bến Thành, Q1), gã thấy xe Wave BS: 59S3-246.76 của anh Lường Văn Hoàn (SN 1998, ngụ Q4) đang dựng tại đây, không ai trông coi nên mang xe đến gửi tại nhà số 420 Nguyễn Thị Minh Khai (P5Q3) rồi đón xe ôm quay lại.
Khoảng 13 giờ cùng ngày, Phong bảo xe ôm cho xuống chỗ cách xe máy của anh Hoàn khoảng 20m rồi đi bộ đến, dùng đoản bẻ khóa, nổ máy lái đi. Lúc này, tổ trinh sát Hình sự đặc nhiệm (HSĐN) Công an quận 1 (CAQ1) gồm các đồng chí Nguyễn Hữu Quân, Trần Đức Minh đang tuần tra địa bàn, chứng kiến sự việc liền đuổi theo qua nhiều tuyến đường. Tên trộm phát hiện bị trinh sát truy đuổi nên rất manh động, liên tục lạng lách, đánh võng, chạy xe vào đường ngược chiều, khiến một số người dân đang lưu thông trên đường hoảng sợ. Khi chạy qua nhiều giao lộ, mặc dù tín hiệu đèn giao thông đang đỏ, nhưng Phong vẫn nhấn ga vượt qua, suýt gây tai nạn cho người đi đường.
Quyết tâm bắt bằng được tên trộm liều lĩnh, đồng thời tránh gây nguy hiểm cho người dân lưu thông trên đường, các chiến sĩ Cảnh sát hình sự CAQ1 vững tay lái, tiếp tục truy đuổi. Đến giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Rạch Bùng Binh (P9Q3), tổ trinh sát vượt lên, khống chế, bắt giữ Phong, thu hồi tang vật và dụng cụ gây án, đưa về trụ sở Công an P.Bến Thành để lập biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Trần Hoàng Phong và đoản dùng phá khóa xe cùng tang vật
Tại Cơ quan CSĐT CAQ1, Phong đã khai nhận hành vi phạm tội phù hợp với tài liệu, chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được. Phong khai mượn xe máy BS: 59C3-022.74 của chị gái để đi công việc. Chị gã không biết gã mượn xe máy để đi gây án. Sau khi củng cố hồ sơ, ngày 18-6, Cơ quan CSĐT CAQ1 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam Phong về hành vi trộm cắp tài sản.
Với 10 tiền án, tiền sự về trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt tài sản, sử dụng trái phép chất ma túy, có thể nói thời gian Nguyễn Văn Sơn (SN 1977, ngụ Q4) ăn cơm tù rất dài. Thế nhưng cứ về địa phương được vài hôm, y lại nổi tính gian, nhìn thấy đồ của người khác lại muốn lấy trộm. Trưa 3-6-2021, khi đi ngang nhà số 246 Nguyễn Công Trứ (P.Nguyễn Thái Bình, Q1), Sơn thấy anh Nguyễn Trí Hải (SN 1988, ngụ Q4) lái ôtô BS: 51C-760.26 đến trước địa điểm trên. Anh Hải để ĐTDĐ Samsung Note 10 trong xe rồi đi giao hàng, quên khóa cửa phương tiện. Sơn liền “thó” ĐTDĐ rồi tháo chạy.
Video đang HOT
Lát sau, anh Hải quay lại, thấy mất ĐTDĐ nên coi lại camera hành trình thì phát hiện Sơn điều khiển xe máy BS: 59L2-62314 tiếp cận xe mình, lấy cắp tài sản rồi bỏ đi. Đến 18 giờ 30 cùng ngày, anh Hải lái xe đến trước nhà số 193 Hoàng Diệu (P9Q4) thì phát hiện Sơn đang chạy xe máy trên đường nên nhanh chóng khống chế, báo công an đến bắt giữ. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Sơn đã thừa nhận hành vi phạm tội. Cơ quan CSĐT CAQ1 đã khởi tố, bắt giam đối tượng về hành vi trộm cắp tài sản.
Nguyễn Văn Sơn và phương tiện gây án cùng tang vật
Giữa tháng 6-2021, Cơ quan CSĐT CAQ1 cũng ra quyết định khởi tố và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Sang (SN 1977, ngụ Q4). Sáng 14-1-2021, Sang đang đi lang thang để rình rập người dân sơ hở, nhằm lấy cắp tài sản thì thấy anh Nguyễn Văn Kha (SN 1986, quê Bạc Liêu) đang vận chuyển nước ngọt từ xe ba gác xuống trước nhà số 34 Nguyễn Thái Học (P.Cầu Ông Lãnh, Q1). Gã đứng quan sát, theo dõi. Lợi dụng lúc anh Sang không để ý, Sang liền điều khiển xe máy BS: 83FC-9015 lại gần, bốc trộm một thùng nước ngọt thì bị anh Kha phát hiện, tri hô.
Đúng lúc đó, anh Trần Văn Phồn (cán bộ Công an P.Cầu Ông Lãnh) đang trên đường tuần tra, phát hiện sự việc nên đuổi theo bắt giữ đối tượng cùng tang vật, đưa về trụ sở làm rõ. Qua khảo sát, thùng nước ngọt trị giá 160 ngàn đồng nên công an chưa tạm giữ Sang. Sau đó, tiến hành xác minh, được biết Sang có tới 4 tiền án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích, lại nghiện ma túy nên cơ quan điều tra cho rằng đủ căn cứ xử lý hình sự đối với Sang về hành vi trộm cắp tài sản.
Cộng đồng hoài nghi câu chuyện 'bẻ khóa tiền mã hóa' của FBI, tin tưởng khóa Bitcoin không thể bị tấn công
Bản thân Bitcoin không có kẽ hở nào, nhưng hệ thống lưu trữ khóa của các ví cá nhân thì không phải là không thể phá hủy.
Vào ngày 7/6 vừa qua, Bộ Tư pháp Mỹ và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã thông báo "thu hồi" 63,7 Bitcoin tương đương 2,3 triệu USD do Colonial Pipeline, nhà điều hành đường ống dẫn dầu tinh luyện lớn nhất nước, đã gửi cho nhóm tin tặc DarkSide dưới dạng tiền chuộc. Điều này sau đó được cho là đã khiến nhiều người nghi ngờ về tính bảo mật của Bitcoin, một phần nguyên nhân gây ra một đợt bán tháo lớn mới đây của đồng tiền kỹ thuật số này.
Các báo cáo chính thức của chính phủ Mỹ chỉ đưa ra thông tin rằng lý do thu hồi số tiền chuộc thành công là do các nhà điều tra đã theo dõi hồ sơ giao dịch của ví Bitcoin của tổ chức hacker, sau đó thu giữ ví theo lệnh của tòa án và đăng nhập thành công ví tiền bằng khóa mã hóa được liên kết với tài khoản Bitcoin mà tiền chuộc được chuyển đến. Tuy nhiên, các tài liệu không cho thấy FBI đã lấy được chiếc chìa khóa này bằng cách nào.
Về lý thuyết, Bitcoin được lưu trữ trên phần mềm ví điện tử và được bảo mật bằng cách mã hóa. Mật khẩu được dùng làm chìa khóa mở ví. Điều đặc biệt của mạng lưới Bitcoin là một khi người dùng đã quên mật khẩu thì không còn cách nào để khôi phục mật khẩu đã mất, cũng không thể yêu cầu bên thứ ba nào cấp lại tài khoản. Ngay cả các hacker chuyên nghiệp cũng phải "bó tay" trước tính bảo mật tuyệt đối của mạng lưới tiền ảo này. Và nếu người dùng nhập mã sai đến lần thứ 10, tài khoản sẽ bị khóa vĩnh viễn.
Theo Elvis Chan, trợ lý đặc vụ tại văn phòng FBI ở San Francisco, các quan chức không muốn tiết lộ cách lấy được chìa khóa vì "phương pháp này có thể sẽ được sử dụng trong tương lai".
Colonial Pipeline được cho là đã trả số tiền chuộc 5 triệu USD bằng tiền điện tử.
Câu chuyện đã ngay lập tức gây tò mò cho cộng đồng mạng, đặc biệt là những người quan tâm tới Bitcoin và các loại tiền mã hóa. Bitcoin từ lâu đã được ghi nhận là một công nghệ không có kẽ hở nào. Đây là lý do tại sao một số tội phạm thường thích lưu trữ Bitcoin ngoại tuyến trong một số thiết bị để tránh bị các cơ quan pháp luật điều tra. Trong nhiều vụ án, khi những tên tội phạm kiên quyết không hé lộ chìa khóa ví điện tử, cảnh sát cũng chỉ có thể "bó tay".
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực blockchain, có ba kịch bản khả thi cho câu chuyện nói trên của FBI.
Khả năng đầu tiên là có thể các đặc vụ liên bang đã có tay trong là một người thuộc băng đảng Darkside. Giả thuyết thứ hai cho rằng FBI đã phát hiện ra chìa khóa nhờ sự "bất cẩn" của một tên tội phạm nào đó, khi tiết lộ thông tin gắn liền với chìa khóa. Nên biết rằng FBI đã theo dõi DarkSite từ nửa năm trước và có khả năng trong quá trình giám sát, họ đã truy cập được vào email hoặc thông tin liên lạc của một hoặc nhiều người đã tham gia vào kế hoạch.
Một giả thuyết khác có thể là FBI đã lần theo khóa mã hóa bằng cách tận dụng thông tin của một bên thứ ba hoặc có thể là một sàn giao dịch tiền điện tử, nơi tiền đã được chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác kể từ lần đầu tiên được thanh toán.
Bitcoin được các nhóm tội phạm tin tưởng bởi tính bảo mật và khả năng không thể thu hồi dù bản thân bị bắt.
Theo April Falcon Doss, giám đốc điều hành của Viện Luật và Chính sách Công nghệ tại Đại học Georgetown, thì điều "không có khả năng nhất" chính là FBI bằng cách nào đó đã tự mình hack được khóa mã hóa.
"Ý tưởng rằng FBI, thông qua một số loại hoạt động giải mã bạo lực, đã tìm ra khóa cá nhân dường như là kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất", bà chia sẻ.
Doss cũng chỉ ra một điểm bất thường là nhóm tin tặc DarkSide đã mắc phải một lỗi "kỳ quặc" trong trường hợp này, đó là vẫn để số Bitcoin trị giá 2,3 triệu USD trong cùng một tài khoản mà chúng đã được chuyển đến. Bởi thông thường, tiền chuộc thường được rút ra khỏi tài khoản ngay sau khi chúng được gửi tới. Doss nghi ngờ rằng nhóm hacker đã quá tin tưởng vào việc cảnh sát không thể truy tìm được số tiền và khóa riêng của chúng được bảo mật.
Jake Chervinsky, một luật sư kiện tụng chứng khoán tại Kobre & Kim LLP, người thường xuyên bình luận về lĩnh vực blockchain và tiền điện tử cho biết: "Chúng tôi không biết chính xác cách FBI thu giữ tiền chuộc của Colonial Pipeline và họ cũng không nói với chúng tôi. Ứng dụng bảo chứng cho thấy họ đã có khóa cá nhân. Có thể từ vụ chiếm giữ máy chủ DarkSide? Không có gợi ý cho thấy một sàn giao dịch hoặc bên giám sát thứ ba đã tham gia, nhưng điều đó có thể xảy ra."
FBI được cho là đã "đi đường vòng" để tiếp cận chìa khóa số bitcoin trị giá 2,3 triệu USD.
"FBI đã không hack lại ví bitcoin, bất chấp những tuyên bố rằng họ đã làm vậy. Về mặt toán học, không thể hack các khóa cá nhân", nhà báo độc lập Jordan Schachtel cũng đưa ra ý kiến cá nhân. Ông cũng cho rằng các giải pháp lượng tử vẫn còn là một mối đe dọa trên lý thuyết.
"Đối với những người trong số các bạn vẫn nghĩ rằng chính phủ Mỹ đã hack và đoán chính xác khóa cá nhân của các tin tặc DarkSide thì tôi sẽ chia sẻ một sự thật thú vị: Kích thước của không gian khóa cá nhân của Bitcoin là 10 77 . Để so sánh, số lượng nguyên tử trong vũ trụ có thể quan sát được là 10 80 ", Bryan Jacoutot, một chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho biết.
Nic Carter, đối tác sáng lập của quỹ Castle Island Ventures, thì cho rằng FBI có khả năng lấy được chìa khóa bằng cách truy cập vào máy chủ nơi hacker lưu trữ các thông tin quan trọng theo một cách nào đó.
Hiện tại,câu chuyện về cách phá án của FBI vẫn tiếp tục có xu hướng lan truyền trên mạng xã hội, và ngày càng có thêm nhiều người hoài nghi và đặt câu hỏi về câu chuyện "chính thức" được kể bởi chính phủ Mỹ.
11 điều cực kì lạ chỉ có ở Iceland khiến bạn phải thốt lên "ước gì mình có thể tự thấy chúng" Iceland không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên đáng kinh ngạc mà còn có rất nhiều thú vị khác khiến nhiều người mong ước được đặt chân đến một lần trong đời. 1. Ứng dụng chỉ dành riêng cho người Iceland Vì Iceland có dân số ít và lượng nhập cư không đáng kể nên có khả năng, người dân ở đó...