Kể chuyện trắng đêm đợi dưa hấu miền Trung “đổ bộ” về Thủ đô
Hà Nội những ngày này có gió mùa tràn về… trời đang nóng bỗng nhiên trở lên lạnh tê tái. Vậy mà, bất chấp tiết trời trở rét và mưa phùn ấy, hàng trăm tình nguyện viên trẻ cùng không biết bao nhiêu tấm lòng thiện nguyện từ khắp mọi miền Tổ quốc đã thức thâu đêm đợi xe về để khẩn trương bốc dưa, đưa về các điểm tập kết kịp bán cho những người đang ngóng chờ mua dưa ủng hộ nông dân miền Trung.
Cơn lũ bất thường cuối tháng Ba vừa qua đã nhấn chìm nhiều diện tích rau màu của nông dân một số huyện tại Quảng Nam, trong đó chủ yếu là diện tích trồng dưa hấu chuẩn bị đến vụ thu hoạch. Nhận được thông tin về việc dưa hấu Quảng Nam đang bị điêu đứng vì thương lái ép giá, anh Đặng Như Quỳnh đã kêu gọi bạn bè của mình nhiều đêm thức trắng cùng “vắt tay lên trán” nghĩ cách tìm đầu ra cho dưa một cách nhanh chóng nhất.
Các tình nguyện viên thức trắng đêm để bốc dưa.
Người ta nói “nước đến chân mới nhảy”, đằng này nước ngập hết cả dưa rồi, nếu không nhảy nhanh e không kịp. Lực lượng người thì ít, số lượng dưa thì quá lớn, làm sao để tiêu thụ được số dưa này một cách nhanh nhất có thể để giúp đồng bào Quảng Nam… từng ấy ý nghĩ khiến anh chàng cựu sinh viên trường đại học Bách Khoa nảy ra ý nghĩ chỉ còn cách nhờ vào sức lan tỏa của mạng xã hội. Và rồi, đúng như kỳ vọng, mạng xã hội đã và đang cứu người dân Quảng Nam một “bàn thua trông thấy”.
Và thế là, thông qua mạng xã hội, hàng trăm người biết đến chương trình “Mỗi trái dưa- một tấm lòng”. Thông điệp được truyền đi và lan tỏa, để rồi những buổi tối xe dưa “đổ bộ” về Thủ đô, từ già tới trẻ, từ gái tới trai, từ lớn tới bé trong đêm tối, dưới trời mưa lạnh, họ vẫn cảm thấy hân hoan khi được góp phần hỗ trợ đồng bào miền Trung bằng việc làm tưởng như nhỏ bé của mình. Những ánh mắt của các tình nguyện viên rực sáng niềm vui, họ vừa bốc dưa vừa cười đùa râm ram.
Anh Đặng Như Quỳnh (bên phải) liên tục trả lời hàng ngàn tin nhắn, cuộc gọi đặt mua dưa ủng hộ đồng bào miền Trung.
Gặp “thủ lĩnh” phong trào mua dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam trong một quán cafe, muốn nói chuyện với anh cũng không hề dễ dàng chút nào, bởi không chỉ có tôi mà có đến hàng trăm, hàng nghìn người khác muốn nói chuyện, đặt đơn hàng mua dưa cùng anh giúp đỡ bà con. Anh Quỳnh tâm sự: “Trong quãng thời gian này, mình gần như thức trắng nhiều đêm, tạm dừng lại công việc vẫn làm hàng ngày để cùng chung tay, giúp sức “đánh nhanh thắng nhanh” 185 tấn dưa của đồng bào Quảng Nam đang đợi mình.”
Chị Dương Thị Ngọc Thi – một trong những đầu mối tiêu thụ dưa ở Vĩnh Phúc kể về “kỳ tích” săn bằng được “thủ lĩnh” dưa: “Đọc thông tin trên mạng, mình và các chị em trong nhóm từ thiện đã liên hệ với chương trình Mỗi trái dưa – Một tấm lòng để mua dưa về bán cho bà con Vĩnh Phúc. Mình được hẹn từ 14 giờ chiều hôm 9.4 nhưng lái xe chờ đến 22 giờ mà vẫn không lấy được dưa và bị hẹn sang 10 giờ sáng hôm sau 10.4. Lái xe đánh xe sang thì tiếp tục nhận được câu trả lời là 21 giờ đêm, xe dưa mới về. Mình ở nhà mà đứng ngồi không yên do không biết rõ nguyên nhân tại sao dưa lại có muộn đến thế. Càng sốt ruột hơn do người dân Vĩnh Phúc hỏi mua dưa quá nhiều nên mình quyết định cùng gia đình mình và gia đình cô em đi ra Hà Nội từ 14 giờ chiều hôm 9.4 để chờ dưa và phải gặp cho bằng được anh Quỳnh để xác nhận là có dưa hay không mới dám yên tâm. Mình cùng cậu con trai, chồng và gia đình cô em gái cùng ngủ trên xe để… thức chờ dưa về. Có lẽ, do bọn mình nhiệt tình quá nên đã được ưu tiên lấy hàng đầu trong danh sách đêm 10.4. Thế là sáng hôm sau mình sẽ có dưa bán cho đồng bào Vĩnh Phúc rồi” – chị Ngọc Thi hào hứng kể lại.
Video đang HOT
Gia đình chị Thi và cô em gái thức trắng đêm cùng đợi dưa về.
Mặc dù đã gần 1 giờ sáng nhưng chị Mai Anh (ở Vân Hồ, Hà Nội) vẫn ngồi đợi để lấy ủng hộ bà con Quảng Nam 50 trái dưa theo một đơn hàng đã được đặt sẵn. Chị chỉ về phía một người đàn ông khá cao to và điển trai với gương mặt lấm tấm mồ hôi, đang leo lên xe dưa để cùng các tình nguyện viên khác vận chuyển dưa vào các xe đã tập kết để chở đi các địa phương. Chị cười tủm tỉm: “Chồng mình đấy, mình không làm được mà chỉ ngồi đây cổ vũ mọi người vì mình đang có em bé được 4 tháng nên mình đã dặn anh phải làm thay cả phần của mình nữa. 50 trái dưa ấy là mình kêu gọi gia đình, bạn bè, người thân cùng đăng ký mua để ủng hộ cho bà con Quảng Nam nhanh bán hết dưa chứ dưa để lâu sao mà dùng được nữa”.
Bạn Đỗ Thanh Tùng (áo xanh) cùng đội tình nguyện chuyển dưa tới các xe tập kết sẵn để chở đi các địa phương.
Ngay sau khi kết thúc một ngày làm việc bận rộn, bạn Đỗ Thanh Tùng (Hà Đông, Hà Nội) trở về nhà ăn nhanh một chiếc bánh mỳ và một hộp sữa rồi nhanh chóng đến địa chỉ 11 Nguyễn Xiển cùng các tình nguyện viên khác bốc dỡ dưa. Mặc dù được thông báo tới 21 giờ xe dưa mới về nhưng từ 20 giờ, Tùng đã có mặt tại đây để làm công việc quen thuộc những ngày này.
Tùng chia sẻ: “Thấy thông tin tuyển tình nguyện viên bốc dưa từ một fanpage được chia sẻ bởi một người bạn của mình nên mình hào hứng đăng ký tham gia và được cho biết thời gian và địa điểm. Dù đi làm cả ngày cũng khá mệt, nhưng được đến đây, được góp một tay vào việc giúp đỡ mọi người, mình thấy vui lắm, tối về ngủ ngon hơn hẳn”.
Mặc dù đã khuya nhưng việc tính toán và trả đơn hàng vẫn rất khẩn trương và linh hoạt. Máy tính và giấy bút để cộng các đơn hàng là những vật dụng không thể thiếu.
Chị Diên (giảng viên trường ĐH Thương Mại, Hà Nội) – một trong những đầu mối bán dưa đăng ký số lượng dưa 10 tấn ở tại điểm khu Tập thể trường ĐH Thương Mại kể: “Mình đăng ký với chương trình ban đầu là 4 tấn nhưng do số lượng đơn hàng đặt càng ngày càng cao lên tới con số bất ngờ là 10 tấn. Mình được hẹn là tối hôm 9.4 tới lấy dưa, nhưng hôm đó, do nhận được thông tin xe có chút trục trặc nên dưa chưa về được. Cả cô, cả trò trường ĐH Thương Mại và các bạn tình nguyện viên khác cả đêm đều trong tình trạng thức chờ điện thoại dưa về để “trực chiến”… Nhiều ngày nay, mình lúc nào cũng ở trong tình trạng laptop đơ, điện thoại đơ và…người cũng đơ. Nhưng cứ nghĩ đến đồng bào Quảng Nam, mình lại có thêm động lực cùng chồng phải giúp đỡ mọi người vận chuyển và tiêu thụ dưa càng sớm càng tốt”.
Đêm đã về khuya, trời càng giảm nhiệt độ, nhưng điều đó chẳng làm nề hà gì những người đang thức xuyên đêm đổ mồ hôi để bốc dưa khẩn trương đi tiêu thụ ủng hộ đồng bào miền Trung. Bởi họ có một tập thể – những người có “tấm lòng vàng” cùng sưởi ấm cho nhau bởi cái gọi là “tình người”.
Theo_Dân việt
Tết về nhớ bánh tét làng Chuồn
Những ngày này nhà bà Huynh Thi Hương (Xom 6, An Truyên, Phu An) huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đông hẳn người làm. Công tác chuẩn bị cho mùa bánh tết đã sẵn sàng từ việc chọn nếp, củi, lá cho đến thịt mở, đậu xanh làm nhân bánh.
Chỉ còn một vài ngày nữa ngôi làng nằm bên Đầm Sam sẽ rộn ràng với nghề nấu bánh tét. Danh phân của bánh tét làng Chuôn nổi tiếng khắp nước bởi trong lịch sử đó từng là thứ " bánh tiên vua" mỗi khi đến dịp Tết cổ truyền.
Tim đến nhà bà Huynh Thi Hương ở làng An Truyền xã Phú An đúng lúc bà Hường đang tiến hành công đoạn làm nhụy cho bánh tét. Bà Hường vừa làm vừa vui vẻ kể: " Tính đến năm nay thì tôi cũng làm bánh được 20 năm rồi, nhờ có mẹ tôi bày vẽ cách làm bánh từ nhỏ, từ cách chọn nếp, chọn đậu cho đến cách nêm, tẩm ướp gia vị hầu như là tôi đều làm rất giống mẹ.
Nhụy này dung thịt mỡ và đậu xanh đã luộc sơ qua cùng với ít tiêu, hành hương và gia vị. Tùy theo khách đặt hàng mà dung thịt mỡ hay thịt nạc. Nhưng hầu như khách hàng rất chuộng thịt mỡ vi nó làm cho món bánh ngậy và béo hơn.
Chắc ai cũng nghĩ ngon hay dở là phụ thuộc nhiều vào nhụy nhưng đối với riêng gia đình tôi để có được một đòn bánh tét ngon thì phải kết hợp tất cả các công đoạn". Nói xong, bà xuống nhà đem các nguyên liệu còn lại để gói bánh lên như lá chuối, nếp, dây ni lông để cột bánh.
Bà tiếp tục bộc bạch: "Bánh tét ở làng tôi nói chung và gia đình tôi nói riêng, để tạo dựng được một thương hiệu như hiện nay đó là nhờ vào nếp, nếp dùng để gói bánh là nếp ngon, dẻo thơm đã có từ lâu đời. Gia đình tôi thường đặt nếp của anh em, bà con để nếp không bị trộn lẫn với gạo, làm mất đi hương vị vốn có.
Còn lá dùng để gói bánh thường lá chuối sư, chúng tôi không dùng lá rừng như một số nơi khác. Tuy giá lá chuối có phân trội hơn các lá khác nhưng bù lại bánh tét ở đây có màu xanh đặc trưng.
Bánh thường ngày nấu khoảng sau tiếng bằng nước trong, còn dịp tết thì phải tới mươi hai tiếng đê giư banh được lâu hơn ngay thương". Vừa nói chuyện tay bà vừa làm thoăn thoắt, chưa đầy mươi phút thì dì đã làm xong sáu chiếc bánh tét rồi.
Trong thời tiết se lạnh, chứng kiến không gian ấm cúng của con cháu trong gia đinh bà Hường ngồi bên nhau làm bánh, chúng tôi không khoi bồi hồi, xao xuyến bơi cai không khi ngay giap têt đên vơi nơi đây thât sơm.
Nghê lam banh nay đa trơ thanh nghê gia truyên, bà Hồ Thị Thí một trong những người có thâm niên hơn 60 năm theo nghiệp bánh tét ở làng Chuồn cho biết: Từ thời chúa Nguyễn vào lập nghiệp ở xứ sở Thuận Hóa, bức "ruộng Cửa" trong làng là thửa đất đặc biệt, trồng lúa thì lúa ngon, trồng nếp thì nếp thơm.
Mỗi năm làng đem sào ruộng đó ra đấu, nếu ai đấu được thì khi thu hoạch phải nộp 1 thùng nếp, 2 thùng thóc để nấu dâng vua, số nếp còn lại được dùng để nấu bánh tét. Nhờ đó mà hương vị của bánh tét làng Chuồn trở nên hết sức đặc biệt.
Nghề làm bánh tét ở làng Chuồn đã có từ hơn 400 năm nay. Người làng Chuồn làm bánh tét quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết, nhà nhà đều làm bánh.
Trẻ con lau lá, người lớn thì vút nếp, xào nhụy, gói bánh. Nghe ông bà Thí kể bí quyết làm nên loại bánh đặc trưng của vùng quê này tôi mới hiểu vì sao bánh tét làng Chuồn có vị trí đặc biệt trong đời sống ẩm thực của người dân Huế.
Hiện nay, tại làng Chuồn hiện còn hơn 50 hộ dân tham gia làm nghề gói bánh Tét. Bánh tét làng Chuồn có giá bán từ 30 đến 50 nghìn đồng/1 đòn.
Bánh tét vốn là món quà dân dã, đậm đa hương vị của quê hương, đồng nội mang đến cảm giác ấm long, xao xuyên những người khach xa quê trơ vê.
Đặc biệt hơn, bánh tét lại là một trong những vật phẩm không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên trong mỗi dịp tết về đa trở thành một truyền thống văn hóa từ bao đời nay của người dân Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Minh Ngọc
Theo_Giáo dục thời đại
Thông xe toàn tuyến cao tốc hiện đại bậc nhất Việt Nam Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe toàn tuyến, giúp giảm ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là tuyến cao tốc được thiết kế hiện đại và có chất lượng tốt nhất Việt Nam. Sáng 8.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên...