Kể chuyện mối tình anh bộ đội và cô thôn nữ 46 năm trước
“Chiến tranh chẳng nói trước được điều gì, lỡ mình không về được, hứa hẹn chỉ làm khổ người ta. Đành phó mặc cho số phận, có duyên ắt gặp lại” – Cưu chiên binh Lê Ba Vinh nhơ lai…
Bà Phan Thị Thự, 63 tuổi, vợ của Thiếu tá, CCB Lê Bá Vinh tâm sự: “Tôi bị ngã gãy tay, xẹp cột sống phải cố định lưng mấy tuần, nhưng nghĩ đến chồng tôi đang bị bệnh không có người chăm sóc, tôi lại quyết tâm tập đứng, tập đi để làm chỗ dựa cho ông ấy”.
Bắt đầu từ những câu gán ghép
Tôi đến thăm CCB Lê Bá Vinh trong hoàn cảnh éo le khi ông mới bị đột quỵ, sức khỏe giảm sút, không nói được gì, phải ngồi trên xe đẩy. Vợ và con gái ông đang vất vả ngày đêm chăm sóc ông từng giấc ngủ, bữa ăn. Mấy năm trước, tôi có dịp gặp CCB Lê Bá Vinh tại Đồng Nai. Ngày ấy ông còn khỏe mạnh, minh mẫn.
Ngày ngày bà Thự dành hết thời gian chăm sóc chồng.
Trong câu chuyện về thời quân ngũ, ông nhắc nhiều đến kỷ niệm của mối lương duyên tình cờ trong một lần về địa phương tuyển quân. Ông Vinh kể:
“Một ngày đầu mùa thu năm 1969, tôi cùng đoàn cán bộ của Trung đoàn 18, Đại đoàn Bình Trị Thiên về xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) để thâm nhập tuyển chọn chiến sĩ mới cho đơn vị. Do phải ở lại cùng chính quyền xã thẩm định, xác minh lý lịch, tôi được phân công về ở tại nhà của ông Phan Ngọc Cảnh. Chẳng hiểu sao, anh em thanh niên trai tráng trong làng cứ xì xào khen tôi may mắn. Mấy ngày sau tôi mới hiểu ra…”
Video đang HOT
Ngày ấy, ở xã Tam Hưng, cô Phan Thị Thự, con gái ông Cảnh có tiếng đẹp nết, đẹp người. Mới 16, 17 tuổi cô đã khiến bao trai làng thầm thương trộm nhớ. Từ ngày anh bộ đội Vinh về ở trong nhà, cô thiếu nữ có phần bẽn lẽn. Vốn là con trai út trong một gia đình nghèo ở xã Tiến Hóa, huyện Tân Hóa (Quảng Bình), anh Vinh hiền lành, siêng năng, chất phác. Ngoài nhiệm vụ, hằng ngày anh thường giúp đỡ gia đình những công việc nặng nhọc nên được mọi người quý mến. Rảnh rỗi anh lại cùng Thự và nam, nữ thanh niên chuyện trò, tổ chức các hoạt động bổ ích. Bởi thế, lũ trẻ trong làng bắt đầu gán ghép, trêu đùa rồi viết tên “Vinh-Thự” lên các bức tường, bảng tin trong xóm. Bà Thự nhớ lại:
“Ngày đó đi tới đâu trong xã tôi cũng thấy trẻ con viết tên gán ghép. Tối hôm ấy tôi bảo anh Vinh phải đi xóa hết, không được để sót chữ nào. Quả thực, sáng hôm sau các bảng tin, bức tường trong xóm đã được lau sạch. Tôi thầm nghĩ, có lẽ anh đã phải thức trắng đêm… Tự nhiên tôi thấy thương thương…” Dẫu không nói ra nhưng khoảng thời gian ấy cô gái trẻ đã đem lòng thương mến anh bộ đội hiền lành. Ngày nào vì công việc không gặp được nhau là cả hai đều nhớ nhung, bồn chồn mong đợi. Tình cảm của hai người ngày càng thêm thắm thiết. Kết thúc đợt công tác, do yêu cầu nhiệm vụ, Lê Bá Vinh trở về đơn vị rồi sau đó vào chiến trường Quảng Trị. Trước lúc chia tay, anh chỉ kịp gặp Thự được chốc lát. Họ lặng lẽ nhìn nhau, ánh mắt yêu thương thay lời hẹn ước. Từ đó, cô gái Tam Hưng lặng thầm chờ đợi người yêu suốt mấy năm trời không một dòng tin tức. Dù vậy, cô vẫn hy vọng anh sẽ trở về.
Thế rồi, một chiều đầu năm 1973, Lê Bá Vinh bất ngờ tìm về xóm nhỏ gặp lại người yêu. Niềm vui, hạnh phúc vỡ òa trong hờn tủi. Lý giải sự im lặng của mình, ông Vinh bảo: “Chiến tranh chẳng nói trước được điều gì, lỡ mình không về được, hứa hẹn chỉ làm khổ người ta. Đành phó mặc cho số phận, có duyên ắt gặp lại”. Và, cái triết lý của ông đã đúng. Ông được đơn vị cử đi học tại trường Bưởi. Thời gian này, mỗi tuần ông đạp xe về thăm người yêu một lần như để bù lại những ngày xa cách.
Vượt lên những nỗi đau
Năm 1975, đám cưới giữa cô gái Tam Hưng và chàng trai Tiến Hóa được tổ chức trong niềm vui của gia đình, bạn bè và đồng đội. Hơn 3 năm sau, chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ, người lính ấy lại nhận lệnh lên đường chiến đấu bảo vệ biên cương để lại nơi quê nhà người vợ hiền và cô con gái chưa đầy hai tuổi. Chiến tranh ác liệt, trong một trận chỉ huy đơn vị phòng ngự biên giới, Lê Bá Vinh bị thương vào đầu phải nằm điều trị dài ngày. Năm 1983, ông rời quân ngũ trở về quê hương khi cơ thể bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin và vết thương liên tục tái phát. Cuộc sống của gia đình ông bắt đầu những chuỗi ngày gian nan, khổ cực. Kể lại thời gian đó, bà Phan Thị Thự nước mắt lưng tròng:
“Từ ngày về hẳn với vợ con, nhà tôi bị ốm liên miên, sức khỏe suy kiệt, nhất là khi trái gió trở trời. Mỗi khi vết thương tái phát, ông ấy kêu la, đập đầu xuống đất, nằm quằn quại suốt mấy ngày liền. Mẹ con tôi thay nhau săn sóc, chẳng biết làm gì. Năm 1988, bệnh tình càng thêm trầm trọng, đầu óc không còn tỉnh táo, ông ấy nói năng lảm nhảm, nhìn đâu cũng thấy súng đạn rồi chỉ tay lên trời bắn tằng… tằng…; sang nhà hàng xóm ông ấy cũng chẳng nhớ lối về. Một hôm, tự nhiên ông ấy lăn đùng ra đất, sùi bọt mép, tôi phải nhờ người đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ kết luận ông bị thần kinh do di chứng vết thương ở đầu… Khổ nỗi, mọi giấy tờ liên quan đến chế độ thương binh của chồng tôi đều bị mất hết. Đồng đội cũ ông ấy cũng không nhớ được ai nên gia đình tôi chẳng được hưởng thêm bất cứ một khoản trợ cấp nào. Tiền thuốc men vô cùng tốn kém khiến mẹ con tôi càng thêm khốn khó”.
Hơn 20 ngày chồng nằm điều trị ở Bệnh viện Quân y 103 là bằng ấy thời gian bà Thự thức thâu đêm chăm sóc, động viên, an ủi chồng; thỉnh thoảng lại tranh thủ về nhà vay mượn tiền, thăm nom con nhỏ. Đứa út lúc đó chưa đầy 4 tuổi; cô chị cả mới học lớp 6 đã phải thay mẹ chăm sóc các em, lo toan mọi việc ở nhà. Ít lâu sau, khi bệnh tình có phần thuyên giảm, ông Vinh nằng nặc đòi ra viện. Nhưng cũng từ đó, tâm trạng ông chán nản, hay buồn bực sinh ra rượu chè, rồi lại ốm đau không dứt. Cuộc sống của mẹ con bà Thự gần như chẳng có niềm vui. Dù vậy, bà vẫn không một lời ca thán, nhẫn nhịn chăm sóc chồng, nuôi dạy các con.
Năm 1995, ông Vinh lại phải nhập viện cấp cứu. Lần này thể trạng suy kiệt, bệnh tật hiểm nghèo không thể cứu chữa, các bác sĩ đã khuyên bà đưa chồng về chuẩn bị hậu sự. Mẹ con bà Thự hoang mang, đau xót. Nhìn chồng mỗi ngày một tiều tụy, hốc hác, nằm thoi thóp trên giường lòng bà đau như xát muối. Không thể để chồng nằm chờ chết, bà Thự nhờ anh y sĩ trong làng ngày ngày đến tiêm cho chồng hai mũi thuốc bổ với hy vọng mong manh. Nhớ lại những ngày buồn thương đó, bà Thự trào nước mắt, giọng run run:
“Bà con hàng xóm đến hỏi thăm, ai cũng cám cảnh, động viên, an ủi mẹ con tôi. Chẳng ai nói ra nhưng mọi người đều nghĩ, chắc ông ấy khó qua khỏi đêm nay. Biết vậy nhưng tôi vẫn hy vọng… Ban đêm tôi không dám ngủ bởi sợ thiếp đi rồi khi tỉnh dậy sẽ không còn được gặp ông ấy nữa.
Từng ngày, từng ngày… mẹ con tôi mong đợi đến khi trời sáng, thấy ông ấy vẫn sống là mẹ con tôi lại thêm hy vọng, lại tiếp tục nhờ người tiêm tăng thêm thuốc bổ. Thời gian đó gia đình tôi ảo não vô cùng. Các con tôi thương mẹ, lo cho bố, đứa nào cũng gầy rộc, ủ rũ. Tôi phải tự nhủ lòng mình không được gục ngã, phải kiên cường làm chỗ dựa cho chồng và các co”. Thế rồi, như một kỳ tích, da dẻ ông Vinh ấm dần, hồng trở lại. Ít ngày sau, ông Vinh hồi tỉnh. Bốn mẹ con vui sướng khóc òa như để trút bỏ nỗi buồn thương bao lâu kìm nén. Mấy ngày liền, họ hàng, làng xóm kéo đến chung vui.
Trong câu chuyện với bà con chòm xóm, dù giọng nói còn yếu ớt ông Vinh vẫn thều thào, chính nhờ tình cảm yêu thương, sự ân cần chăm sóc và những giọt nước mắt của người vợ hiền đảm đang, nghị lực đã tiếp thêm sức mạnh kéo ông từ cõi chết trở về. Sau lần ấy, ông gần như bỏ rượu, dành nhiều thời gian quan tâm đến gia đình, vợ con.
Cuối năm 1995, có đoàn cán bộ y tế về khám bệnh tại địa phương, ông Vinh được các bác sĩ khám, cấp thuốc điều trị dài hạn nên bệnh tật giảm hẳn, sức khỏe tốt hơn, không còn đau ốm như trước nữa. Gia đình ông bà yên vui trở lại. Nhưng không may, cách đây 2 năm, sau cơn tai biến, ông Vinh bị bại liệt không đi lại được, phải ngồi xe đẩy. Các con lấy chồng ở xa, bà Thự lại một mình tần tảo ngày đêm nâng giấc chồng từ miếng ăn, giấc ngủ đến những sinh hoạt cá nhân… ngay cả khi bà đang bị bệnh. Những lúc không vừa ý, ông giận dỗi không chịu ăn, bà lại nhẹ nhàng dỗ dành, cưng nựng. Có một điều đặc biệt là, cho dù giận vợ đến đâu nhưng khi bà nhắc lại những kỷ niệm ngày hai người mới yêu nhau là ông lại cười, ánh mắt nhìn bà đầy âu yếm.
Nguyễn Hà – Yến Long
Theo_Người Đưa Tin
Phó Chủ tịch Thượng viện Anh bị tố dùng ma túy với gái điếm
Nghị sĩ Sewel đã bị yêu cầu rời khỏi Thượng viện sau khi một đoạn phim quay cảnh ông này sử dụng ma túy cùng một cô gái điếm được đăng tải.
Theo BBC, dù chưa đưa ra bình luận nào về đoạn phim được báo Sun on Sundayonline công bố ngày 26/7, nhưng ông Sewel đã tuyên bố từ chức Phó Chủ tịch Thượng viện Anh. Ngoài ra, ông có thể bị cảnh sát thẩm vấn.
Nghị sĩ Công đảng John Mann cho biết, ông Sewel cũng sẽ tự xin rút khỏi Thượng viện Anh trước khi bị các nghị sĩ yêu cầu phải làm như vậy.
Hình ảnh trên báo Sun on Sunday online cho thấy ông Sewel đang hít ma túy
Những hình ảnh đầu tiên trên báo Sun on Sunday online cho thấy, ông Sewel đang hít ma túy được đựng bằng tờ 5 Bảng Anh trên ngực một cô gái điếm.
Sau đó, ngày 27/7, trang nhất tờ Sun lại đăng tải hình ảnh ông Seww mặc áo nịt ngực màu da cam bên trong một chiếc áo jacket màu đen ngồi hút thuốc.
Chủ tịch Thượng viện Anh D"Souza đã lên án hành vi của ông Sewel và tuyên bố "đây là hành vi cực kỳ gây sốc và không thể chấp nhận được". Vụ việc này sẽ được chuyển lên Ủy viên về Kỷ luật của Thượng viện Anh Paul Kernaghan và Cảnh sát London để điều tra.
Nghị sĩ Mann cho biết, ông Sewel nhiều khả năng sẽ không được phép xuất hiện trong một phiên điều trần trước một ủy ban của Thượng viện Anh để giải thích về vụ việc này.
"Ông ấy là nỗi hổ thẹn đối với chúng tôi. Lẽ ra ông ấy phải xin từ chức ngay lập tức. Thượng viện Anh cần phải cấm ông ấy làm Nghị sĩ trọn đời. Ông ấy cần phải bảo vệ danh tiếng cho Thượng viện và cho bản thân nếu không muốn phải chịu thêm nhiều điều đáng xấu hổ khác", ông Mann nói./.
Trần Khánh
Theo VOV
Vợ ngoại tình với sếp để tôi thăng chức? Tôi vẫn yêu em nhưng tôi không biết phải quyết định như thế nào với cô vợ hư hỏng còn lấp liếm này... Tôi gần như quỵ xuống, máu dồn lên mặt khiến hai mắt muốn nổ tung, khi buổi trưa tình cờ ghé qua nhà, tận mắt chứng kiến cảnh vợ quấn lấy ông sếp già sắp nghỉ hưu của tôi. Thảo...