Kè chắn sóng vỡ toác nhiều đoạn sau mưa bão
Dưới tác động của mưa, bão, sóng biển, tuyến kè chắn sóng gần vùng xung yếu tại cửa biển qua thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều đoạn bị sóng biển đánh vỡ tan hàng trăm mét, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa cuộc sống người dân.
Tuyến kè sông Hiếu được đầu tư xây dựng để vừa có tác dụng ngăn sóng, vừa tiện cho việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, đây là khu vực gần cửa biển và cảng Cửa Việt nên luôn phải chịu tác động mạnh của sóng biển.
Liên tiếp các đợt mưa, bão xảy ra thời gian gần đây đã làm cho tuyến kè chắn sóng trên bị sạt lở nghiêm trọng. Tại Quảng Trị, mưa, bão đã khiến nhiều công trình đê, kè ven biển và ven cát ở các địa phương bị hư hại.
Mặt đê bị sạt lở, hư hỏng nhiều đoạn. Nhiều mảng bê tông bị xê dịch, trôi tuột xuống mặt nước
Theo ghi nhận, bờ kè tả Thach Hãn tại Km 1 bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng nhiều đoạn. Tuyến kè đã bị sóng biển ăn sâu, hụt phần chân đê. Từng mảng bê tong bị trôi tuột xuống sông. Mặt đê bị sạt lở, xê dịch.
Có đoạn sạt lở kéo dài hơn 10m
Đây là công trình đê chắn sóng trọng yếu trong hệ thống đê tả Thạch Hãn, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ khu dân cư, bờ sông trước sự tác động của sóng biển và triều cường.
Video đang HOT
Ông Trần Đình Cảm – Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh cho biết, tuyến kè biển qua địa phương đã được đầu tư xây dựng từ lâu, nhưng chưa được gia cố, sửa chữa.
Do nằm ở vị trí cửa biển, dưới tác động của thủy triều và sóng nên bị sạt lở nghiêm trọng nhiều đoạn. Đặc biệt, sau cơn bão số 10 và số 12 vừa qua, đoạn đê, kè qua thị trấn Cửa Việt bị sạt lở cục bộ gần 3km, có đoạn từ 5-7m, thậm chí có nơi hàng chục mét.
Chân đê bị khoét sâu tạo thành hàm ếch lớn
Các khối bê tông bị đánh vỡ tan
Theo ông Cảm, do nằm ở vị trí gần cửa biển, sự tác động mạnh của sóng và thủy triều, mưa bão là nguyên nhân gây ra sạt lở. Tình trạng sạt lở nói trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người dân. Đây là nơi có tàu, thuyền của ngư dân ra vào thường xuyên.
Theo thống kê của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 và mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đê, kè chắn sóng ven biển, ven sông bị sạt lở hàng chục km.
Theo Dantri
Nếu không được gia cố kịp thời, nguy cơ vỡ toàn bộ mặt đê rất dễ xảy ra
Trong đó, tuyến đê biển Vĩnh Thái có thân đê bằng cát, mái chưa được gia cố nên ảnh hưởng gió mạnh kết hợp sóng biển, triều cường cao từ 4-5m đánh vào bờ gây hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng tuyến đê biển khoảng 1.200m, từ K0 000 đến K3 900m, có đoạn đã sạt đến phần bê tông mặt đê; một số cống trên tuyến đã bị sạt phần kè, mái bảo vệ bằng đá hộc.
Con bão số 12 gần đây đã khiến đê bị hư hỏng nặng thêm
Mưa bão cũng gây sạt lở hệ thống kè bờ sông Thạch Hãn, sông Hiếu với chiều dài 2.400 m, trong đó: Kè tả Thạch Hãn đoạn qua thị trấn Cửa Việt và Gio Việt bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài 1.000 m; Bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn qua xã Triệu Long và Triệu Giang, huyện Triệu Phong: 1.000 m; Bờ hữu sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị: 400 m.
Đăng Đức
Khảo sát tình trạng sạt lở bờ biển đe dọa nhà dân
Đoàn công tác HĐND tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn vừa tổ chức kiểm tra, khảo sát thực trạng sạt lở bờ biển tại thôn Lệ Thủy (xã Bình Trị, huyện Bình Sơn).
Như Dân trí đã phản ánh, thôn Lệ Thủy có 25 hộ với gần 100 nhân khẩu bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước biển xâm thực. Trong đó có 5 hộ bị sóng biển "nuốt nhà" đã được di dời, tái định cư. Riêng những hộ dân còn lại mòn mỏi chờ đợi, sống trong sợ hãi từ nhiều năm qua trong những căn nhà bị sóng biển đe dọa. Dù người dân nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa được hỗ trợ di dời.
Sau khi báo chí phản ánh, đoàn công tác của HĐND tỉnh Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn đã tổ chức kiểm tra, khảo sát thực trạng sạt lở tại thôn Lệ Thủy.
Tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra tình trạng sạt lở bờ biển gây nguy hiểm cho nhà dân tại thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị
Báo cáo với đoàn kiểm tra, đại diện chính quyền địa phương cho biết, vùng ven biển Lệ Thủy có hơn 1.000 m bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng. Trong 5 năm qua, biển đã lấn sâu vào đất liền hơn 5m, cuốn trôi nhà cửa của người dân. Hiện còn trên 20 hộ dân nằm trong vùng sạt lở nghiêm trọng, nhà cửa có thể bị sập, cuốn trôi nếu có mưa bão lớn.
Tại buổi kiểm tra thực tế, ông Võ Thám - Phó Chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn - khẳng định: tình trạng sạt lở tại thôn Lệ Thủy như báo chí phản ánh là nghiêm trọng, cần giải quyết khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người dân.
"Phía huyện sẽ đề xuất tỉnh hỗ trợ di dời những hộ dân nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn. Tuy nhiên việc di dời một số hộ dân chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài cần phải làm kè chắn sóng ngăn sạt lở", ông Thám nói.
Về phía HĐND tỉnh Quảng Ngãi, bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: trên cơ sở khảo sát tình trạng sạt lở bờ biển tại thôn Lệ Thủy cũng như nhiều nơi khác trong tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh sẽ có ý kiến để phân bổ nguồn vốn hợp lý đầu tư cho các công trình chống biến đổi khí hậu mang tính cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Quốc Triều
Theo Dantri
Vụ sạt lở ở Cà Mau: Dân mất ăn mất ngủ lo sạt lở lan rộng Vụ sạt lở đất xảy ra tại thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) gây thiệt hại không nhỏ về tài sản khiến người dân ở đây đang mất ăn mất ngủ vì lo sạt lở sẽ tiếp tục xảy ra. Ghi nhận của PV Dân trí, vụ sạt lở đất xảy ra rạng sáng ngày 30/5 tại thị trấn...