Kè cầu mới xây bị nước cuốn sập, trơ cọc gỗ: Do “tiền ít”?
Kè cầu mới xây bị nước cuốn sập, trơ cọc gỗ: Chủ đầu tư cho rằng lý do dẫn đến sự việc là “do thiếu tiền” còn phía thi công lại cho rằng đã làm đúng thiết kế.
Tin nhanh ngày 6/5, một ngày sau cơn mưa “vàng” đầu mùa tưới mát hầu hết địa bàn tỉnh Đồng Nai và cũng làm “loạn” tại TP. Biên Hòa, gây ngập, làm trôi kè của một chân cầu vừa nghiệm thu chưa kịp bàn giao, một cuộc họp khẩn đa diễn ra để bàn về trách nhiệm trong vấn đề này.
Kè chi con trơ coc gỗ
Phần kè bị cuốn trôi chính là kè của chân cầu xóm Mai (thuộc P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa). Cây cầu này vừa nghiệm thu, chưa kịp bàn giao thì đã bị nước mưa đầu mùa cuốn sập khoảng 5 mét phần kè và nhiều đoạn kè trơ cọc gỗ.
Tại cuộc họp, chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm nhưng bước đầu đã lên phương án khắc phục, gần như làm lại hoàn toàn phân ke nay.
Sau cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Kha, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án TP Biên Hòa có cuộc tiếp xúc với phóng viên báo chí và cho biết hiện các bên đang tiếp tục trao đổi để tìm ra nguyên nhân vụ việc. Bước đầu, đơn vị này cho rằng do “tiền ít”, cùng với đó có thể là sơ suất của đơn vị thiết kế.
Theo ông Kha, công trình đang trong thời hạn bảo hành 1 năm, mới được nghiệm thu cách 1 tháng, chưa được bàn giao. Quá trình nghiệm thu xác định đạt yêu cầu cơ bản. Sự cố xảy ra, các đơn vị bắt buộc phải làm lại hoàn toàn.
Kè cầu mới xây kè trơ cọc gỗ
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Bì Long Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai, đơn vị thi công, cho biết đơn vị chỉ làm theo thiết kế “chứ không có ý kiến”.
Ông Sơn cũng cho biết bước đầu các đơn vị thống nhất se nhanh chóng khắc phục bằng cách chằng, đóng các mảng chưa bị cuốn trôi, còn những đoạn kè bị đẩy sập thì buộc phải làm lại hoàn toàn.
Đơn vị thi công cũng khẳng định chất lượng các khối kè bê tông đảm bảo bằng ruột lưới thép đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên khi các phóng viên đề nghị đập một khối bê tông thì không nhìn thấy sắt thép.
Ở các đoạn kè bị kéo gãy cũng chỉ thấy một mẫu thép nhỏ bị đứt, không có tấm đan bằng thép như đơn vị thi công khẳng định.
Công trình cầu Xóm Mai (thuộc khu phố 1, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) bắc qua suối Săn Máu- nơi có dự án cải tạo dòng suối “chết”.
Dự án cầu do Ban Quản lý dự án TP Biên Hòa làm chủ đầu tư và giám sát; đơn vị thi công là Công ty CP Công trình giao thông Đồng Nai; đơn vị thiết kế là Công ty TNHH Tư vấn Thái Bình Dương. Dự án sử dụng vốn ngân sách, với cầu là 8 tỷ đồng, hệ thống kè chân cầu 1 tỷ đồng.
Như bao Người Đưa Tin đã phản ánh, vào chiều ngày 5/5 một cơn mưa lớn kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ đã khiến một đoạn bờ kè của cầu Xóm Mai thuộc phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) vừa mới xây dựng xong đã bị nước cuốn trôi.
Theo ghi nhận đoạn bờ kè bị sập dài khoảng 5m. Nguyên nhân là do nước từ thượng nguồn đổ về khu vực này mạnh, cộng với việc các đơn vị đang triển khai dự án nạo vét suối Săn Máu nên đất cát ở khu vực này bị nước cuốn trôi, dẫn đến đoạn bờ kè của cầu Xóm Mai ở phía hạ nguồn bị hỏng chân.
Ngoài đoạn bờ kè bị nước cuốn trôi trên thì đoạn bờ kè khác của cầu Xóm Mai nằm ở phía khu phố 1, phường Trảng Dài cũng bị nước trôi hết đất dưới móng và bị hỏng chân, trơ cọc gỗ, nguy cơ sụp đổ và bị cuốn trôi là rất lớn.
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Hải Dương loay hoay xử lý nước thải y tế ô nhiễm môi trường
Trong khi 500 m3 nước thải của bệnh viện chỉ xử lý sợ bộ, chảy trực tiếp ra môi trường thì các cơ quan chức năng Hải Dương vẫn loay hoay xử lý?
Trong khi 500 m3 nước thải của bệnh viện chỉ xử lý sợ bộ, chảy trực tiếp ra môi trường thì các cơ quan chức năng Hải Dương vẫn loay hoay xử lý?
Liên quan đến vấn đề Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương mỗi ngày thải ra môi trường sống, dù các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đều biết điều này nhưng trong nhiều năm qua, họ vẫn loay hoay xử lý. Trong khi đó, khoảng 500m3/ngày nước thải y tế chỉ được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại và chảy trực tiếp ra hệ thống thoát nước của TP Hải Dương mỗi ngày, chưa xử lý đảm bảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT gây ô nhiễm môi trường sống,
Lật lại quá khứ, vấn đề xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương nóng từ hơn chục năm trước. Năm 2003, UBND tỉnh Hải Dương đã có quyết định xây dựng bệnh viện mới thay cho bệnh viện cũ, trong đó có hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên, trong khi chờ đợi bệnh viện mới xây xong, thì bệnh viện cũ vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Bởi khi đó, nước thải bơm ra không hề được xử lý hóa chất, chỉ tự lắng lọc rồi tự chảy tràn ra môi trường. Ngay tại biên bản kiểm tra ngày 17/7/2008 của Đoàn kiểm tra Bộ TN&MT nêu rõ: "nước thải không được xử lý theo trình tự, được chảy trực tiếp ra môi trường, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm".Những tưởng khi xây xong bệnh viện mới, hệ thống nước thải được xây dựng mới, bài toàn xử lý nước thải sẽ có lời giải.
Thế nhưng, nói như ông Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong báo cáo số 259/BC-BV gửi UBND tỉnh Hải Dương vào ngày 23/7/2015 khẳng định: "Đến nay, hạng mục công trình trạm xử lý nước thải vẫn không nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng được".
Vì sao lại có chuyện lạ lùng đến thế khi công trình xử lý nước thải có ý nghĩa vô cùng quan trọng dù cơ bản hoàn thành vẫn chưa được nghiệm thu sử dụng, khi thực tế mỗi ngày một lượng nước thải bệnh viện "khổng lồ" đã được tuồn ra môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân?
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương đang loay hoay trong vấn đề xử lý hệ thống nước thải.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, ông Phạm Văn Huấn cho biết: "Tháng 8/ 2008, bệnh viện đã ký hợp đồng kinh tế với Công ty cổ phân tư vấn thiết kế Công nghệ xây dựng về xây lắp hạng mục trạm xử lý nước thải với giá trị hợp đồng trên 4 tỷ. Ngày 29/9/2008, đơn vị này bắt đầu khởi công nhưng đến ngày 13/12/2009, đơn vị này không thi công tiếp (theo nhật ký đơn vị thi công). Ngày 28/12/2009, Ban quản lý xây dựng bệnh viện đa khoa mới đã có thông báo về tình hình thi công trạm xử lý nước thải bệnh viện gửi đơn vị thi công. Tuy nhiên đến nay, hạng mục công trình này vẫn chưa được nghiệm thu và bàn giao, nhà thầu từ lâu cũng không có người trong coi công trình. Dù đã nhiều lần yêu cầu đơn vị thi công hoàn thành các quy định quản lý chất lượng xây dựng cơ bản và cử người đến trông coi nhưng nhà thầu không thực hiện".
"Hơn nữa, do Phó ban chuyên trách đã nghỉ làm việc từ tháng 11/2014 vì thế những vướng mắc trên bệnh viện không thể khắc phục được", ông Huấn cho biết.
Trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương xây xong từ lâu vẫn chưa được nghiệm thu và chưa đưa vào sử dụng.
Để giải quyết những vướng mắc khi đơn vị thi công không quay trở lại, ngày 11/9/2015, UBND tỉnh Hải Dương đã có công văn số: 2097/UBND-VP nêu rõ: "Sau khi xem xét Công văn số 550/SXD-QLCL ngày 8/9/2015 của Sở Xây dựng Hải Dương về việc báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện công trình: Trạm xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có ý kiến như sau: Đối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương: Chỉ đạo nhà thầu thi công hạng mục khẩn trương sửa chữa khắc phục các tồn tại và tổ chức nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công hạng mục trên trong tháng 10/ 2015 để đưa vào khai thác sử dụng; có biện pháp cụ thể trong trường hợp nhà thầu không thực hiện việc sửa chữa, khắc và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công hạng mục trên. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, các Sở: Xây dựng, Y tế".
Ngày 29/10/2015, UBND tỉnh Hải Dương lại tiếp tục có công văn 2547/UBND-VP yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương: "Khẩn trương tiến hành nghiệm thu và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện để thu gom toàn bộ nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Bệnh viện Phụ sản tỉnh Hải Dương xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT. Đồng thời, hoàn thiện việc xây dựng cải tạo lại hệ thống đường ống để thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong hoạt động khám chữa bệnh về hệ thống xử lý nước thải tập trung..."
UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo kiên quyết là thế, tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, ông Phạm Văn Huấn cho biết: "Bệnh viện đã nhiều lần làm văn bản yêu cầu nhà thầu về giải quyết theo quy định nhưng họ không về. Năm nào bệnh viện cũng gửi văn bản báo cáo UBND tỉnh, Sở y tế và các cơ quan ban ngành liên quan để xin ý kiến chỉ đạo. Trong trường hợp không nghiệm thu được thì tỉnh phải có hướng hỗ trợ, cấp kinh phí để hoàn thiện...".
Trong khi Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương loay hoay tìm hướng xử lý, tỉnh Hải Dương cũng vào cuộc nhưng theo kiểu "Dưới báo cáo lên, trên lại yêu cầu xuống, đơn vị thi công thì lẩn tránh", thời gian cứ trôi đi và nước thải vẫn ngày ngày được xả ra môi trường mà chỉ xử lý kiểu cho vào bể lắng rồi xả ra môi trường, thì ô nhiêm môi trường vẫn còn hiện hữu. Bên cạnh đó, Bệnh viện phụ sản Hải Dương cũng chỉ biết đợi dự án xây dựng Bệnh viện mới rồi sẽ làm hệ thống xử lý nước thải riêng, còn hiện nay vẫn phải phụ thuộc vào việc xử lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Bao lâu nữa, việc xử lý nước thải mới được làm đúng quy chuẩn cho phép. Và bao lâu nữa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương mới ra khỏi danh sách "Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng"?
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Công trình chục tỷ sạt lở sau một tháng nghiệm thu Trong cơn mưa lớn, tường bờ kè công trình chục tỷ đồng vừa được nghiệm thu ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bị sạt lở, trôi dưới suối. Sáng 6/5, UBND TP Biên Hòa đã xuống hiện trường giám sát sự cố tường kè của dự án cầu Xóm Mai bị sạt lở sau cơn mưa lớn chiều qua. Tại hiện trường,...