Kể cả lấy chồng, tôi cũng chỉ muốn lo cho nhà mình thật tốt
Thật sự tôi cũng rất yêu anh, nhưng nếu phải lựa chọn giữa anh và gia đình, tôi chọn gia đình mình.
Tôi 30 tuổi, công việc ổn định, thu nhập tháng 30 triệu. Tôi và bạn trai quen nhau 3 năm, đang dự tính kết hôn. Anh không gái gú, rượu bia, bài bạc, là mẫu người chung thuỷ, tiền làm ra đưa tôi hết.
Tôi muốn gì cũng chiều theo. Sau kết hôn, anh sẽ ở nhà tôi vì tôi không muốn ở trọ, ba mẹ tôi lại có tuổi và thường xuyên cãi vã do không hợp tính nên tôi muốn ở cùng để tiện chăm sóc và hoà giải. Em tôi đang đi du học. Ba mẹ có tuổi, buôn bán nhỏ, chi phí sinh hoạt chủ yếu là tôi lo liệu. Ba mẹ anh ở quê cùng anh chị của anh, kinh tế ổn, không cần chu cấp, thỉnh thoảng chúng tôi có quà cáp, lễ tết anh gửi lì xì cho cha mẹ.
Vì xác định cưới nên gia đình tôi coi anh như người nhà, cũng nhờ vả anh khi cần. Nhưng tôi cảm giác anh đối với gia đình tôi chỉ có lệ, cho có. Anh hầu như không bao giờ hỏi thăm hay quan tâm em tôi, với ba mẹ cũng hời hợt. Nhờ gì hay nói gì anh vẫn nghe, vẫn làm nhưng tôi rất ngại, cảm giác đang phiền anh – rất khác với cảm giác người nhà nhờ, giúp đỡ nhau. Anh không tự giác, tự lên tiếng mà toàn là ba mẹ hoặc tôi lên tiếng nhờ. Ví dụ ba mẹ có việc về quê, nhờ anh coi nhà, anh nói nếu không thật cần thiết, anh không muốn trông nhà giúp mà muốn ở trọ hơn.
Gia đình tôi trước đây rất nghèo. Tôi rất thương cha mẹ và em mình, thậm chí từng chia tay anh vì không chịu ở riêng sau cưới, còn anh không chịu về nhà tôi ở. Hơn nữa tôi sợ em mình thấy tôi lấy chồng sẽ không lo học hành mà đòi về đi làm, chăm sóc cha mẹ thay tôi. Sau này anh năn nỉ, nói sẽ ở nhà tôi, cùng tôi chăm sóc cha mẹ, tôi mới đồng ý quay lại. Thật sự tôi cũng rất yêu anh, nhưng nếu phải lựa chọn giữa anh và gia đình, tôi chọn gia đình mình.
Lúc này tôi thấy khó xử vì có cảm giác anh đang miễn cưỡng với gia đình mình. Tôi muốn mua gì cho ba mẹ hay đưa ba mẹ đi du lịch đều thấy khó mở lời với anh (anh đưa tiền tôi giữ, chi tiêu gì chúng tôi đều nói với nhau), cảm giác đang tiêu tiền chung cho gia đình mình. Tôi thực sự không thoải mái, phần vì suy nghĩ của mình, phần khác vì thái độ của anh. Mỗi lần như vậy, anh dửng dưng, không hào hứng khiến tôi thấy có lỗi với anh. Dần dần tôi nhận ra rằng, không thể đòi hỏi người khác yêu quý gia đình mình như chính mình được. Và tôi có mâu thuẫn từ đây. Nhà tôi từng trải qua nhiều biến cố, nên tôi luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình, có gì tôi cũng nghĩ đến cha mẹ và em đầu tiên. Vậy nên tôi thấy có lỗi với anh, với gia đình anh.
Tôi thấy anh không thực sự thương gia đình tôi, còn tôi thì quá yêu nhà mình nên nhiều lúc thấy không công bằng với anh. Bên cạnh đó, chuyện ấy của chúng tôi cũng có vấn đề. Tôi hầu như không có nhu cầu, ham muốn bao giờ, nếu anh không đòi hỏi, tôi hầu như không bao giờ đòi. Có lẽ do tôi căng thẳng và thường xuyên stress vì là kiểu người hay suy nghĩ. Tôi thấy mình làm ra tiền, không có nhu cầu sinh lý cao, lại quá yêu gia đình, có lẽ không nên kết hôn. Tôi sợ nếu kết hôn sẽ làm anh khổ, vì kéo anh về phục vụ gia đình mình. Tôi là con trong nhà sẽ thấy vui, hạnh phúc. Còn anh, nếu vợ cái gì cũng bên ngoại, bao nhiêu tiền làm ra đều chu cấp, mua sắm cho nhà ngoại, người đàn ông có chấp nhận?
Video đang HOT
Vừa rồi tôi dùng toàn bộ tiền để dành sửa nhà cho ba mẹ thay vì để lo cưới xin, vì cũng muốn nhà cửa đàng hoàng rồi mới cưới. Tôi không biết anh vui hay không vì anh không phản ứng gì, cũng chẳng nói tốt hay không tốt. Ngoài vấn đề trên, còn lại anh tốt, yêu thương tôi vô cùng, vì tôi mà đồng ý ở rể, hứa cùng tôi chăm sóc cha mẹ. Tôi rất bối rối, mong mọi người cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn.
Theo VNE
Em chồng ăn bám anh chị 10 năm mà không góp một đồng tiền nào
Tính ra, vợ chồng tôi đã nuôi em gần 10 năm. Giờ đây, em đã đi làm, sống chung nhưng em không hề đóng góp bất cứ khoản sinh hoạt phí nào trong nhà.
Tôi lấy chồng khi mới 23 tuổi, tính đến nay đã gần 10 năm. Gia đình chồng tôi có hai anh em, anh hơn em gái 12 tuổi. Khi ấy, vợ chồng tôi đang ở khu tập thể của cơ quan, cách nhà chồng gần 30 km. Phòng rộng khoảng 15m2, khá chật chột, nợ nần vì lo đám cưới còn một khoản khá lớn. Nhưng chồng muốn đón em gái đang học lớp 10 lên ở cùng để kèm cặp, tôi cũng vui vẻ ủng hộ.
Vợ chồng tôi nuôi em gái chồng từ năm học lớp 10. (Ảnh minh họa)
Bởi ba mẹ chồng làm nông, thu nhập ít ỏi. Chúng tôi chăm lo cho em gái coi như để đỡ đần gánh nặng, báo hiếu ba mẹ. Vả lại, ba chồng luôn coi việc nuôi em gái là trách nhiệm của chồng tôi bởi ông bà đã lo cho anh ăn học tử tế.
Cuộc sống lúc đó rất vất vả, ngoài việc ở cơ quan, tôi còn mở quầy tạp hóa buôn bán thêm mới có tiền trang trải. Ba năm trôi, khi con đầu lòng của tôi được hai tuổi thì em chồng đậu đại học.
Hai năm sau đó, vợ chồng tôi xin chuyển được công tác về gần nhà chồng. Vì chỗ ở chật chộ nên chúng tôi vay mượn thêm, đập bỏ ngôi nhà cũ để xây nhà mới. Vợ chồng tôi tiếp tục chu cấp cho em chồng học xong 4 năm đại học.
Khi em ra trường đi làm thì về ở chung nhà. Nhờ quen biết, chồng tôi xin cho em làm ở một công ty in ấn cách nhà 12km. Tuy nhiên, em đòi phải mua xe tay ga mới chịu đi làm.
Thời điểm đó vợ chồng tôi rất khó khăn vì nợ tiền làm nhà còn nhiều. Chúng tôi định mua xe số cho em nhưng ba mẹ chồng gây áp lực đành bấm bụng vay thêm để mua xe như ý muốn của em.
Phải nói thêm, suốt thời gian em đi học, ba mẹ chồng không hỗ trợ bất cứ cái gì, xem việc nuôi em là trách nhiệm của vợ chồng tôi. Thậm chí, ba mẹ nhận được tiền trợ cấp cũng chỉ cho chúng tôi vay lại để trả nợ chứ không giúp gì thêm.
Vợ chồng tôi lao vào kiếm tiền trả nợ không nề hà bất kể công việc gì. Tôi làm tư vấn bảo hiểm đến bán hàng online còn chồng tôi mở lớp dạy thêm luyện thi. Mỗi tháng, thu nhập bình quân khoảng 25 triệu đồng.
Điều đáng nói ở đây là cách cư xử của em chồng. Sau khi mua xe tay ga, em đi làm ở công ty đó được hơn tháng thì nghỉ việc vì chê lương thấp. Em ở nhà suốt ngày chỉ xem tivi rồi đi chơi với bạn chứ không hề đụng tay vào việc nhà.
Vài tháng sau, chồng tôi tiếp tục xin cho em làm kế toán ở một công ty xây dựng ở gần nhà với mức lương 3 triệu. Từ khi đi làm, có lương, em chồng chưa bao giờ đóng góp bất cứ khoản chi tiêu nào.
Đi làm có lương nhưng em chồng chỉ dành cho việc làm đẹp và đi du lịch chứ không đóng góp vào chi phí sinh hoạt (Ảnh minh họa)
Hầu như, toàn bộ tiền kiếm được em đều dành cho việc mua áo quần, làm tóc và đi du lịch. Thỉnh thoảng em còn xin thêm tiền chồng tôi để tiêu. Em vẫn vô tư như cô bé học lớp 10 ở cùng với anh chị năm nào dù đã bước qua tuổi 25. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà vẫn do vợ chồng tôi gánh vác.
Gần đây, sức khỏe của tôi không được tốt, chồng không làm thêm được nhiều nên thu nhập giảm. Trong khi đó hai đứa con bắt đầu đi học nên cuộc sống không còn thoải mái như trước. Tôi muốn em chồng đóng góp vào sinh hoạt gia đình dù có ít đi nữa.
Tính ra, vợ chồng tôi đã chăm lo cho em gần 10 năm và giờ lại tiếp tục nuôi. Ba mẹ chồng cứ mặc định chúng tôi có thu nhập cao còn em gái đi làm lương thấp nên cũng vô tư mặc kệ.
Tôi than thở với chồng, mình có thể phụng dưỡng ba mẹ chồng chứ em gái đã có công ăn việc làm thì phải tự nuôi thân. Chồng bảo, chịu khó vài năm nữa rồi em cũng đi lấy chồng. Nhưng trước mắt, tôi vẫn phải tiếp tục nuôi em cho đến lúc đó
Thúy Nga
Theo phunuonline.com.vn
Thấp thỏm không yên khi vợ chồng em trai bòn rút tiền của ba mẹ Vợ chồng em trai cứ ỷ vào tài sản của ba mẹ, liên tục bòn rút tiền với lý do làm ăn. Tôi thấy lo lắng nên can thiệp, em trai liền tỏ thái độ thù ghét. Ba mẹ tôi chỉ có hai đứa con và đều đã có gia đình riêng. Tôi lấy chồng cách đây 10 năm, cuộc sống tương đối...