Kè biển tiền tỉ sạt lở nghiêm trọng
Hàng trăm mét kè biểnqua 4 thôn Hạ Thanh 1, Hạ Thanh 2, Trung Thanh và Thượng Thanh tại xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đang bị sạt lở nghiêm trọng.
Toàn tuyến kè dài gần 3 km xuất hiện nhiều điểm sạt lở. Do tác động của sóng biển nên hàng chục mét bê tông bị dịch chuyển mạnh.
Trong số các điểm sạt lở, đoạn kè tại thôn Hạ Thanh 1 dài hơn 100 mét là điểm sạt lở nghiêm trọng nhất. Tại hiện trường, các khối bê tông bị sóng biển đánh ra xa, phần móng của đê biển bị bung ra nặng nề.
Những khối bê tông lớn bị sóng đánh tan hoang
Video đang HOT
Ngoài ra, theo những người dân sinh sống sát bờ kè, nhiều điểm khác cũng bị sạt lở nhưng do cát vùi lấp nên không thể nhìn thấy. Chỉ khi có sóng lớn đập vào bờ, những điểm sạt lở mới lộ ra.
Đoạn kè bị sụt, lộ phần móng
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh cho biết, năm 2006, kè bảo vệ bờ biển được đưa vào sử dụng nhưng chỉ 2 năm sau đó, bờ kè bắt đầu xuất hiện sạt lở. Mỗi năm, tình trạng sạt lở càng nghiêm trọng hơn, cứ mỗi mùa mưa bão lại thêm nhiều điểm sạt lở mới.
“Xã đã nhiều lần báo cáo lên UBND thành phố với mong muốn cấp trên sớm quan tâm kịp thời khắc phục những đoạn kè bị hư hỏng nhằm đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho toàn tuyến kè”, ông Lâm nói.
Được biết, dự án kè bảo vệ bờ biển Tam Thanh được khởi công với tổng kinh phí hơn 60 tỉ đồng, có chiều dài 2.947 mét nhằm chống sạt lở, triều cường, bảo vệ các khu dân cư và du lịch phía đông TP.Tam Kỳ…
Theo TNO
Dự báo đúng, tháp truyền hình vẫn đổ?
"Tháp truyền hình bị đổ, địa phương có phê bình chúng tôi dự báo chưa chính xác. Giả sử, chúng tôi dự báo chính xác hơn, thay vì trước 24 giờ thì trước 36 giờ chẳng hạn, liệu tháp có đổ không?".
Thờ ơ với bản tin dự báo
Ngày 12/12, Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức hội thảo "Tăng cường phối hợp tuyên truyền bản tin dự báo bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng". Ông Bùi Văn Đức, Tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho rằng: "Người dân thờ ơ bản tin dự báo thời tiết, đến lúc xảy ra thiên tai lại kêu thiệt hại".
Ông Đức nhắc lại cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) vừa qua, khi mới xuất hiện từ ngoài Biển Đông, Trung tâm đã có cảnh báo. Nếu bão ở xa, 6 giờ có một bản tin, bão gần (trong Biển Đông), 3 giờ có bản tin. Tổng cộng về cơn bão Sơn Tinh, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư đã có 36 bản tin. Cán bộ và người dân có người theo dõi không hết 36 bản tin nên phát biểu oan cho ngành khí tượng thuỷ văn.
Ông Đức dẫn chứng, cơn bão số 8, tỉnh Nam Định thiệt hại nhiều nhất, tháp truyền hình bị đổ. Địa phương có phê bình dự báo chưa chính xác. Trước 24 giờ bão đổ bộ, nếu các địa phương theo dõi sát có thể thấy dự báo đúng. Độ chính xác không thua kém trung tâm nào trên thế giới. Còn các bản tin dự báo xa hơn, như đã nói chỉ có ý nghĩa tham khảo. "Giả sử chúng tôi dự báo chính xác hơn, thay vì trước 24 giờ thì trước 36 giờ chẳng hạn, liệu tháp có đổ không? Việc đó không thuộc về lỗi Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn", ông Đức khẳng định.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, ông Bùi Minh Tăng cho biết thêm, công tác phòng chống bão nếu không tốt sẽ gây thiệt hại lớn. Nhưng có những tài sản, dù cảnh báo tốt cũng không chống đỡ được. Ví dụ tháp truyền hình Nam Định, dù biết trước cũng không thể chống đỡ.
"Sau khi tháp đổ, tỉnh Nam Định cho rằng bão phải cấp to hơn, không thể là cấp 11, cấp 12. Cách tháp truyền hình khoảng 400m, chúng tôi có một trạm khí tượng, trang bị máy móc nhập khẩu từ Mỹ hoạt động tốt. Máy này ghi lại toàn bộ gió ở đó mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11", ông Tăng nói.
Bên cạnh đó, theo ông Tăng, chất lượng bản tin dự báo còn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ mỗi địa phương. Có địa phương, đội ngũ cán bộ làm chưa được tốt. Ngoài ra, sự phối hợp của cán bộ Trung tân Dự báo Khí tượng Thuỷ văn với lãnh đạo ở vài địa phương là chưa tốt. Có địa phương, họp phòng chống lụt bão, không có sự tham gia của cán bộ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn.
Tháp truyền hình Nam Định đổ sập vắt ngang đường (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Dự báo chỉ chính xác 24 giờ
Ông Bùi Minh Tăng cho rằng, người dân thường có sai lầm khi theo dõi bản tin dự báo bão. Ông Tăng lấy ví dụ, một bản tin dự báo bão có 3 phần gồm: hiện trạng, dự báo diễn biến, hướng đi và dự báo khu vực ảnh hưởng. Tuy nhiên, người theo dõi thường chỉ tập trung chú ý vào phần dự báo hướng đi. Phần quan trọng nhất là phần 3 dự báo khu vực ảnh hưởng, thường không chú ý.
Cũng theo ông Tăng, thời gian dự báo càng dài, độ chính xác càng kém. Công nghệ dự báo hiện nay, khoảng dự báo đến 24 giờ là đáng tin tưởng. Các dự báo từ 48 giờ và 72 giờ chỉ mang tính cảnh báo, tham khảo.
Ông Bùi Văn Đức cho biết thêm, bản tin báo bão có nhiều ý kiến phản ánh khó hiểu, không dễ gần với người dân. Tuy nhiên, bản tin thời tiết theo quy chế của chính phủ, nếu làm sai là phạm luật. Muốn sửa, phải sửa từ quy chế của Chính phủ. Người dân nên theo dõi bản tin cập nhật liên tục và chú ý đến phần dự báo khu vực ảnh hưởng của bão.
Các vị lãnh đạo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia đồng tình về hạn chế của ngành trong công tác dự báo. Việt Nam mới chỉ dự báo được bão, áp thấp nhiệt đới, lũ nhưng chưa dự báo được lũ quét giông tố, lốc, mưa đá.
Theo 24h
Sập công trình bờ kè, một nữ công nhân bị vùi lấp Khoảng 16 giờ ngày 8/12, một vụ sập công trình kéo theo hàng tấn đất đá đổ ập xuống vùi một người chết tại chỗ, đã xảy ra tại công trình xây dựng bờ kè chống sạt lở đất của Công ty Thép An Hưng Tường (tại Ấp 3, xã Tân Định, huyện Bến Cát, Bình Dương). Ảnh minh họa. Nạn nhân được...