Kẻ bị Mỹ truy nã đứng đầu nhánh IS ở Đông Nam Á
Một trong những kẻ bị truy lùng gắt gao nhất ở Philippines được Nhà nước Hồi giáo chọn làm đại diện cho nhóm phiến quân tại khu vực.
Isnilon Hapilon, giữa, được chọn làm kẻ đứng đầu IS ở Đông Nam Á. Ảnh:Rimanews
Việc lựa chọn này do các phiến quân cam kết chiến đấu vì IS công bố trong một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội, Reuters hôm qua dẫn lời quan chức tình báo quân đội Philippines cho biết.
Trong video dài 20 phút được đăng tải tuần trước, Mohd Rafi Udin, một phiến quân người Malaysia đang ở Syria nói bằng ngôn ngữ nước này rằng “hãy gia nhập IS và đến Philippines nếu không thể tới Syria”.
Udin cũng thúc giục những người theo đạo Hồi đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Abu Abdullah, một phiến quân người Philippines cam kết trung thành với IS hồi đầu năm nay.
Abu Abdullah, còn gọi là Isnilon Hapilon, lãnh đạo nhóm Abu Sayyaf. Tên này nằm trong danh sách truy lùng của FBI vì có liên quan đến vụ bắt cóc 17 người Philippines cùng ba người Mỹ hồi 2001 và đòi tiền chuộc 5 triệu USD.
Video còn có hình ảnh phiến quân cùng một số trẻ em được huấn luyện với vũ khí, mang theo cờ của IS. Một đoạn khác cho thấy ba người đàn ông dường như bị hành quyết nhưng không rõ họ là ai và ở đâu. Hiện chưa rõ tính xác thực của video.
Các chuyên gia đánh giá đoạn video là rất đáng lo ngại, nó cho thấy những kẻ ủng hộ IS ở Đông Nam Á hiện được yêu cầu “ở lại quê nhà và đoàn kết” để thực hiện các cuộc tấn công thay vì đến Trung Đông.
Ông Ayob Khan Mydin Pitchay, người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của cảnh sát Philippines, cho rằng video mới là sự công nhận chính thức đầu tiên về nhóm IS ở Đông Nam Á, chấp thuận của IS với các thành viên ở Philippines.
“Đoạn video này không chỉ là tuyên truyền, mà nó là một sự đe dọa nghiêm trọng. Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều vụ tấn công hơn ở khu vực”, ông Pitchay nói.
Tuy nhiên các quan chức an ninh Philippines bác bỏ những lo ngại, cho rằng đoạn video chỉ là mang tính tuyên truyền. Phát ngôn viên quân đội Philippines Restituto Padilla cho hay mọi người không nên lo lắng, nhà chức trách đang xem xét. Các thành viên IS ở Đông Nam Á có thể bị nhận dạng và có thể bị truy lùng.
Nhà chức trách các nước trong khu vực đã tăng cường cảnh giác kể từ khi IS tấn công Jakarta của Indonesia hồi đầu năm khiến 8 người thiệt mạng trong đó có 4 kẻ tấn công.
Khánh Lynh
Video đang HOT
Theo VNE
Chính sách Biển Đông của Nga: Trung Quốc kiêng dè
Trung Quốc tự tin vào sự ủng hộ của Nga trong tranh chấp Biển Đông nhưng lại lộ rõ vẻ kiêng dè trước sự hợp tác quân sự bền chặt Việt-Nga.
Thêm góc nhìn đa chiều
Trong các bài trước, chúng tôi đã đăng tải quan điểm chính thức của Chính phủ Nga về vấn đề Biển Đông cũng như một số bài viết của các chuyên gia, học gia Nga về vấn đề này.
Để cung cấp cái nhìn đa chiều, trong loạt bài tiếp theo, chúng tôi xin giới thiệu các bài viết của các tác giả nước ngoài, trong đó có Trung Quốc, về chính sách Biển Đông của Nga.
Đầu năm 2016, tạp chí "Diễn đàn Đông Bắc Á" của Trung Quốc đã cho đăng bài phân tích đáng chú ý về chính sách của Nga đối với vấn đề Biển Đông, trong đó chỉ ra lập trường, sách lược cũng như căn nguyên các hành động của Nga.
Trung Quốc đang đi tìm đồng minh trên Biển Đông?
Theo các chuyên gia Trung Quốc, tranh chấp ở Biển Đông đã trở thành vấn đề quốc tế, thu hút sự quan tâm của thế giới và sự tham gia của các nước lớn ngoài khu vực cùng với việc thúc đẩy chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Trong khi đó, Nga do cân nhắc đến lợi ích chiến lược ở khu vực này nên đã tăng cường mối liên hệ với Trung Quốc, đi sâu hợp tác với các nước khác nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng ở Biển Đông.
Theo tạp chí Trung Quốc, chính sách Biển Đông của Nga đã ảnh hưởng sâu sắc đến tranh chấp biển của Trung Quốc. Theo đó, Nga giúp giảm bớt sức ép đơn độc của Trung Quốc, nhưng cũng dựa vào Trung Quốc để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tự tin được Nga ủng hộ
Theo tạp chí Trung Quốc, Nga dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương là do đối mặt với chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Nga đã vạch ra chiến lược mới khai thác vùng Viễn Đông để ứng phó.
Nga cũng bắt đầu coi trọng phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, đồng thời đi sâu hợp tác với các nước châu Á khác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc xây dựng và sử dụng lực lượng hải quân ở Biển Đông.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Nga đang thực hiện chính sách an ninh tương đối trung lập và hợp tác toàn diện với lập trường "hợp tác chiến lược có lựa chọn", song tỏ ra rất tự tin vào sự ủng hộ của Nga trong vấn đề Biển Đông.
Tàu hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chung
"Diễn đàn Đông Bắc Á" khẳng định Nga rất coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc. Ví dụ được nêu ra là sau khi nhậm chức, Tổng thống Vladimir Putin đã có sắc lệnh chỉ rõ phải làm cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược và bình đẳng tin cậy lẫn nhau với Trung Quốc đi vào chiều sâu.
Thêm một ví dụ nữa là hai nước đã ra tuyên bố chung (không nêu cụ thể tuyên bố nào - PV) có nội dung "kiên định ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề cốt lõi liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh".
Tờ tạp chí Trung Quốc tự tin rằng Nga công khai bày tỏ ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông khi tuyên bố Mỹ là nhân tố gây bất ổn chính khu vực này. Nga còn triển khai tập trận quân sự chung hàng năm với Trung Quốc, trong đó bao gồm cả các cuộc tập trận trên Biển Đông.
Những từ ngữ hoa mỹ như "đưa hợp tác quân sự song phương đi vào chiều sâu" hay "đảm bảo có hiệu quả cục diện an ninh ở khu vực" được phía Trung Quốc sử dụng để mô tả mục đích của các cuộc tập trận này.
Bên cạnh đó, tạp chí Trung Quốc cho rằng Nga-Trung hợp tác an ninh trên biển không nhằm vào bên thứ ba, khác biệt về bản chất so với sự hợp tác an ninh của những nước dựa vào đồng minh quân sự.
Tạp chí này thậm chí còn dẫn lời chuyên gia Alexander Lukin của Nga đánh giá chính nhờ mối liên hệ với Trung Quốc và các đối tác châu Á khác nên Nga mới nằm ở trung tâm của tầm ảnh hưởng thế giới!
Kiêng dè Nga
Mặc dù tỏ ra tự tin vào sự ủng hộ của Nga trong vấn đề Biển Đông, song tạp chí Trung Quốc chỉ ra rằng Nga, vì lợi ích của mình, cũng đang tăng cường hợp tác với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Nga coi đây là một khâu quan trọng trong chiến lược ngoại giao, tìm cách phát huy vai trò trong tranh chấp ở Biển Đông.
Ví dụ, Nga đang tăng cường hợp tác về chính trị và an ninh với Nhật Bản, quốc gia cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Theo bài viết, Nga "chỉ lo cho bản thân" vì không hoàn toàn nghiêng về Trung Quốc, nhưng đồng thời không công khai ủng hộ Nhật Bản. Nga tận dụng mâu thuẫn Trung-Nhật, nắm lấy thời cơ, tăng cường liên hệ với Nhật Bản nhằm tác động đến hệ thống liên minh Mỹ-Nhật.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Còn Nhật Bản, do có tranh chấp chủ quyền với cả Trung Quốc và Nga, nên một mặt lôi kéo Nga, mặt khác kiềm chế Nga, gây tổn hại đến sự phát triển quan hệ Trung-Nga.
Theo đánh giá của chuyên gia Trung Quốc, chiến lược "cân bằng khu vực" của Nga vừa có thể giảm bớt sự tác động của việc Trung Quốc trỗi dậy, vừa có thể làm suy yếu hệ thống liên minh Mỹ-Nhật, nâng cao hơn nữa quyền phát ngôn và địa vị chiến lược của Nga ở Biển Đông.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á mà Nga tăng cường hợp tác, tạp chí Trung Quốc đặc biệt chú ý tới Việt Nam. Theo đó, Nga luôn coi Việt nam là cửa sổ hướng đến ASEAN và Đông Nam Á.
Bài viết thậm chí còn thể hiện sự "hậm hực" không hề nhỏ khi cho rằng: "Trong lịch sử, quan hệ Việt Nam-Liên Xô thậm chí từng vượt trên quan hệ Trung Quốc-Liên Xô. Dù cho ngày nay Liên Xô tan rã, Việt Nam vẫn là quốc gia Đông Nam Á được Nga quan tâm nhất".
Các tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga được cử tham gia tập trận chung với Trung Quốc ở Biển Đông
Tạp chí "Diễn đàn Đông Bắc Á" của Trung Quốc đã "soi" rất kỹ khi cho biết "Ý tưởng ngoại giao của Nga" khi đề cập đến phương hướng ưu tiên ngoại giao chỉ liệt kê mỗi Việt Nam. Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga cũng như việc hai nước tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó năng lượng, quân sự là lĩnh vực ưu tiên.
Theo tạp chí Trung Quốc, việc Nga trở lại vịnh Cam Ranh, Nga giúp đỡ Việt Nam khai thác dầu khí ở Biển Đông và Nga bán vũ khí quân sự cho Việt Nam... khiến cho quan hệ Nga-Việt ấm lên và nhanh chóng phát triển trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Mối quan hệ Việt-Nga, dù là lịch sử hay hiện tại, đều chưa từng xuất hiện trở ngại mang tính căn bản. Trong đó, lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước vẫn kéo dài từ sau Thế chiến II đến nay chính là quân sự.
Tạp chí Trung Quốc dẫn lời chuyên gia Andrey Gubin, Viện nghiên cứu chiến lược Nga, cho rằng hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Việt đã đạt đến "trình độ chưa từng có trong lịch sử".
Dù không nói ra, song Trung Quốc muốn ám chỉ và cũng hiểu rằng đây là một trong những nhân tố quan trọng có thể chặn đứng mưu đồ bành trướng của họ ở Biển Đông.
Bảo Minh
Theo_Báo Đất Việt
Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc vướng 'ổ gà' Kế hoạch xây dựng con đường tơ lụa mới của Trung Quốc đang gặp bế tắc ở Đông Nam Á khi các nước Lào và Thái Lan cự tuyệt những đòi hỏi thái quá từ nước này. Lễ động thổ tuyến đường sắt cao tốc kết nối thủ đô Vientiane, Lào, với biên giới Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam diễn ra hồi...