Kẻ bí ẩn giúp IS tiêu thụ dầu thô là ai?
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự giàu có của IS là từ việc bán dầu, nhưng ai đã đứng ra làm trung gian tiêu thụ số dầu này thì tới nay vẫn chưa có đáp án.
Phải mất hơn một năm liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu mới nhận ra rằng, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã kiếm bộn tiền từ dầu thô mà chúng khai thác từ những giếng dầu cướp được, hãng tin Sputnik dẫn bài viết của nhà phân tích Tyler Durden.
Ảnh minh họa: News
“Không còn nghi ngờ gì nữa, nguồn tài chính chủ yếu của IS tới từ dầu. Và không chỉ có dầu, mà còn từ cả cỗ máy hậu cần hoạt động trơn tru có thể chuyển hàng nghìn thùng dầu từ một nơi bí mật tới các nhà máy lọc dầu và cuối cùng tới tay những kẻ buôn lậu đang hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như nhiều quốc gia khác”, Durden viết.
Tuy nhiên, có một điều còn gây tò mò hơn nữa, như thú nhận của các quan chức Lầu Năm Góc, là từ hơn một năm qua Mỹ đã chủ ý tránh tấn công các xe chở dầu với cớ có thể gây thương vong cho dân thường. Điều này chỉ mới thay đổi hôm 16/11, khi không quân Mỹ và hai súng máy đã tiêu diệt 116 xe chở dầu, nhà phân tích trên chỉ rõ.
Video đang HOT
“Như vậy, bất cứ băn khoăn nào về dân thường vô tội đều đã bay biến khi Lầu Năm Góc nhận thấy chiến dịch kéo dài hơn 1 năm đã thất bại hoàn toàn”, nhà phân tích nhấn mạnh.
Dẫu vậy, vẫn còn những câu hỏi khác được đặt ra là liệu giá dầu giảm mạnh có phải do âm mưu của IS hay không. Liệu có phải trùng hợp ngẫu nhiên khi giá dầu Brent và WTI bắt đầu giảm vào mùa thu năm ngoái, khi IS xuất hiện trên thế giới? Ngoài ra, ai đang mua hàng triệu thùng dầu của IS và bán lại cho các bên quan tâm khác? Kẻ trung gian là ai?
“Họ có thể là những ai? Kẻ trung gian có cùng tên với các nhân vật khá có tiếng trên thị trường như Glencore, Vitols, Trafiguras, Nobels, Mercurias..”, Durden chỉ rõ. Ông nói thêm, một số gia tộc đình đám thế giới trước đây chưa bao giờ lưỡng lự trong việc cấp tiền cho những kẻ khủng bố.
Kẻ nào thú nhận hiện vẫn là bí mật, nhưng không nghi ngờ gì nữa họ hoàn toàn biết rõ là mình đang hợp tác với IS, Durden khẳng định. Theo ông, bất cứ ai là “kẻ trung gian” bí ẩn thì chắc chắn tình báo, Lầu Năm Góc và cả Chính phủ Mỹ cũng đều biết rõ.
Vì thế, “cho dù ai là kẻ vi phạm các luật tài trợ cho khủng bố khi mua dầu của IS, thì đều được các chính phủ thuộc “liên minh phương Tây” phê chuẩn ngầm. Và đó là lý do tại sao, các chính phủ đó cho phép kẻ trung gian tiếp tục cấp tiền cho IS lâu tới vậy”, Durden viết.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Mỹ rục rịch nhập dầu trở lại vì giá giảm
Lượng nhập khẩu dầu thô của Mỹ đang gia tăng trở lại sau nhiều năm ngưng trệ, nguyên nhân là do giá dầu thô giảm mạnh khiến các nhà khai thác dầu nội địa thu hẹp hoạt động.
Mỹ đang nhập khẩu dầu thô trở lại sau nhiều năm ngưng trệ - Anh: Reuters
Lượng nhập khẩu dầu thô của Mỹ giai đoạn 2010-2014 giảm đến 20% do nguồn sản xuất trong nước tăng mạnh, nhưng sức mua dầu hiện đang bắt đầu tăng trở lại, tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết hôm 26.10.
Theo thống kê của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), số dầu thô Mỹ mua từ nước ngoài tăng 3 tháng liên tiếp từ tháng 4 đến tháng 7, tăng tổng cộng 1,7%.
Wall Street Journal cho hay việc khai thác dầu đá phiến sét Mỹ đã chậm lại, đẩy giá dầu chất lượng cao sản xuất tại nước này lên ngang với giá dầu thế giới, khiến các hãng lọc dầu Mỹ chuyển hướng mua dầu thô từ các nước như Nigeria.
Thời gian gần đây, việc sản xuất dầu từ đá phiến sét phát triển mạnh mẽ tại Mỹ buộc các quốc gia xuất bán dầu cho Washington phải gấp rút tìm kiếm khách hàng mới.
Giới phân tích nhận định việc giảm phụ thuộc vào dầu thô nước ngoài trong vài năm qua đã cho phép Mỹ linh hoạt hơn trong chính sách ngoại giao của mình. Còn giờ đây, việc Washington chuyển sang nhập dầu trở lại do sản lượng dầu trong nước giảm đã bộc lộ một số tác động tiêu cực của dầu chiết xuất từ đá phiến sét sau khi giá dầu sụt giảm.
Wall Street Journal cho biết tình trạng thừa mứa dầu thô trên thị trường thế giới vẫn đang tồn tại và chỉ số đo lường giá xăng dầu vẫn đang tiệm cận mức thấp nhất trong 6 năm qua. Các chuyên gia cho rằng việc các hãng dầu Mỹ giảm sản lượng khó có khả năng tác động ngay đến giá dầu toàn cầu do các nước khác vẫn đang khai thác mạnh và Iran được cho là sẽ gia tăng sản lượng vào những tháng sắp tới.
Tuy nhiên, tại Mỹ, mọi chuyện đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng mặt. Sản lượng dầu thô hiện đã giảm từ 9,6 triệu thùng/ngày hồi tháng 4 xuống còn khoảng 9 triệu thùng/ngày, và theo dự đoán, xu hướng giảm sẽ tiếp diễn.
Trong khi đó, lượng nhập khẩu đang gia tăng. Tổng lượng dầu thô mua từ nước ngoài của Mỹ đã tăng thêm 156.000 thùng/ngày trong tuần lễ kết thúc vào ngày 16.10, theo Wall Street Journal.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Thế giới sắp cạn kiệt kim cương? De Beers, một trong những công ty kim cương hàng đầu thế giới, sắp cạn kiệt các loại đá quý do công ty này đang giảm số lượng sản xuất vì giá kim cương giảm mạnh. Do lượng cung đang giảm mạnh nên De Beers, công ty kim cương có trụ sở tại London hiện đang có ý định tìm đến mỏ kim...