Kẻ bạo loạn Đồi Capitol định đào tẩu bằng hộ chiếu ‘thế thân’
Ethan Nordean, một lãnh đạo nhóm cực hữu Proud Boys, thủ sẵn hộ chiếu của người giống mình để rời Mỹ sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1.
Nordean đã giấu một cuốn hộ chiếu Mỹ hợp pháp được cấp cho một người đàn ông có ngoại hình giống anh ta cùng hộ chiếu của vợ trong tủ quần áo gần giường ngủ, theo tài liệu mới của tòa án công bố hôm 1/3.
Nordean nói với cảnh sát rằng hộ chiếu thuộc về bạn trai cũ của vợ và cô muốn giữ nó làm kỷ niệm sau khi mối quan hệ của họ kết thúc. Theo lời khai của anh ta, người vợ đã mang hộ chiếu tới nhà mới và vô tình cất nó cùng với hộ chiếu của mình.
Tuy nhiên, công tố viên bác bỏ lời khai này, nhận định Nordean đã lên kế hoạch bỏ trốn khỏi Mỹ nhờ tấm hộ chiếu kiểu “thế thân”. Do đó, công tố viên cho rằng Nordean nên bị giam trước khi xét xử bởi anh ta là “mối nguy hiểm cho cộng đồng”.
“Nếu Nordean được trả tự do và có một cuốn hộ chiếu như vậy, sẽ rất khó để bắt được anh ta và đảm bảo anh ta có mặt trong buổi xét xử”, công tố viên trình bày trong hồ sơ trước tòa án.
Video đang HOT
Ethan Nordean (giữa), lãnh đạo của Proud Boys, tại cuộc vận động ở Portland, Oregon tháng 8/2020. Ảnh: WWeek.
Trong hồ sơ tạm giam trước khi xét xử được đưa ra hôm 1/3, công tố viên cũng cho hay các thành viên Proud Boys đã chuẩn bị kế hoạch tấn công Đồi Capitol suốt nhiều tháng. Nordean đã giúp lên kế hoạch và gây quỹ cho nhóm để tràn vào Đồi Capitol từ ngày 4/11.
Sau khi lãnh đạo Proud Boys Enrique Tarrio bị bắt ở thủ đô Washington trước hôm 6/1 vài ngày, tổ chức này đã đề cử Nordean tiếp quản quyền lãnh đạo hoạt động của nhóm trong ngày tấn công Đồi Capitol và trao cho anh ta “quyền lực chiến tranh”.
Công tố viên cho biết vào đêm trước vụ tấn công, Nordean, khi đó đang ở Seatle, đã yêu cầu các thành viên mặc đồ đen và tránh các màu đặc trưng của nhóm. Vào ngày 6/1 Nordean ra lệnh cho các thành viên trong nhóm sử dụng cách thức liên lạc mã hóa và thiết bị kiểu quân đội mà họ có.
“Chia thành nhiều nhóm, cố gắng đột nhập vào Đồi Capitol từ nhiều điểm nhất có thể và ngăn không cho phiên họp chung của quốc hội chứng nhận kết quả của cử tri đoàn”, công tố viên dẫn chỉ thị của Nordean đưa ra cho các thành viên.
Phần tử cực hữu 30 tuổi này bị bắt vào ngày 3/2 với cáo buộc lên kế hoạch và tham gia vào vụ tấn công Đồi Capitol.
Nguy cơ bạo lực hậu bầu cử tại 'thủ phủ biểu tình' Mỹ
Portland, tâm điểm phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc Mỹ, có thể là nơi xảy ra nhiều vụ bạo lực chết người sau bầu cử, FBI cảnh báo.
Thành phố cảng Portland của bang Oregon vẫn quay cuồng sau một mùa hè chứng kiến các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc quy mô lớn. Việc các lực lượng liên bang và dân quân cánh hữu, bao gồm nhóm Proud Boys, xuất hiện tại "thủ phủ biểu tình" này càng đổ thêm dầu vào lửa.
Trong bối cảnh đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nhận định những tranh cãi, chia rẽ liên quan đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/1 có thể châm ngòi cho các cuộc đụng độ vũ trang gây chết người trên đường phố, cả khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử hay thất bại trước đối thủ Joe Biden.
Các doanh nghiệp ở trung tâm thành phố Porland đã dùng ván che cửa kính khi nhiều cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch cho kịch bản Trump hoặc Biden giành chiến thắng, hay kết quả bầu cử chưa rõ ràng do hoạt động kiểm phiếu bị chậm trễ vì số người bỏ phiếu qua thư gia tăng.
"Điều khiến tôi lo lắng nhất là nguy cơ xảy ra các vụ đụng độ vũ trang giữa những nhóm đối lập", Renn Cannon, đặc vụ FBI tại Porland, cảnh báo ngày 2/11.
"Nếu những cái đầu nóng không được kiểm soát, mọi thứ có thể leo thang thành tình huống nguy hiểm, dẫn đến hành động bạo lực đáng tiếc hoặc bi thảm", Cannon nói và nhắc lại vụ một người cực hữu bị bắn chết tại Porland hồi tháng 8.
Cannon cho biết chi nhánh FBI ở Porland với 250 nhân sự đã dồn mọi nguồn lực đối phó với tội phạm bầu cử, bao gồm hành vi đàn áp cử tri, gian lận và các mối đe dọa từ nước ngoài trên không gian mạng.
Cảnh sát chống bạo động đối phó với biểu tình tại Portland, bang Oregon, ngày 15/10. Ảnh: Oregon Live.
Thống đốc bang Oregon Kate Brown ngày 2/11 ra sắc lệnh ủy quyền cho các lực lượng liên ban gìn giữ trật tự tại Porland, bỏ qua lệnh cấm sử dụng hơi cay của thành phố, và đặt lực lượng Vệ binh Quốc gia vào trạng thái trực chiến. "Đây là cuộc bầu cử chưa từng có trong đời chúng ta", Brown nói.
Một số bang Mỹ cũng đã đặt Vệ binh Quốc gia vào tình trạng sẵn sàng ứng phó biểu tình hay bạo lực sau bầu cử Mỹ. Cục Vệ binh Quốc gia Mỹ đã thành lập đội phản ứng nhanh gồm 600 nhân sự, chủ yếu là quân cảnh, sẵn sàng làm nhiệm vụ tại Alabama, Arizona, thủ đô Washington và có thể nhận lệnh tới bang khác.
Người Mỹ sẽ bắt đầu bỏ phiếu chính thức từ nửa đêm 3/11. Các cuộc thăm dò trên toàn quốc cho thấy ứng viên Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump, nhưng hai đối thủ cạnh tranh sít sao ở các bang chiến trường, khiến cuộc đua vẫn chưa thể ngã ngũ, trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự đoán kết quả bầu cử có thể không được công bố trong đêm 3/11.
Cử tri đảng Dân chủ bị đe dọa phải bỏ phiếu cho Trump Giới chức Florida đang xem xét email gửi tới cử tri đảng Dân chủ, yêu cầu họ bỏ phiếu cho Trump "nếu không sẽ bị truy lùng". Email bị nghi ngờ gửi đi từ Proud Boys, nhóm cực hữu phân biệt chủng tộc, đều có nội dung giống nhau nhưng đề tên người nhận khác nhau. "Chúng tôi có mọi thông tin về...