Kẻ bắn chết em trai cố tổng thống Mỹ John F. Kenedy bị bác đơn xin ân xá
Sirhan Sirhan, hiện 77 tuổi, sẽ tiếp tục ngồi tù sau khi đơn xin ân xá của ông bị Thống đốc bang California Gavin Newsom bác ngày 13-1.
Sirhan được 2 người con của ông Robert F. Kennedy tha thứ nhưng mẹ họ thì không.
Sirhan Sirhan (áo xanh) tiếp tục ở trong tù sau 16 lần bị bác đơn ân xá – Ảnh: AFP
Trong tuyên bố ngày 13-1, Văn phòng thống đốc California giải thích quyết định của ông Newsom dựa trên nhiều yếu tố, “bao gồm cả việc ông Sirhan từ chối nhận trách nhiệm về tội ác của mình”.
Robert F. Kennedy là em trai của cố Tổng thống John F. Kennedy, người bị ám sát vào năm 1963. Gần 5 năm sau đó, tháng 6-1968, khi đang đi vận động tranh cử cho suất ứng viên chính thức của Đảng Dân chủ, ông Robert F. Kennedy bị bắn chết.
Sirhan bị bắt và kết án tử hình vào năm 1969 sau khi nhận tội, nhưng bản án sau đó được giảm xuống còn chung thân.
Đây là lần thứ 16 đơn xin ân xá của Sirhan bị bác, trong đó có 15 lần bị từ chối ngay từ đầu. “Sau nhiều thập kỷ trong tù, Sirhan vẫn không khắc phục được những sai lầm khiến ông ta ám sát thượng nghị sĩ Kennedy”, Thống đốc Newsom giải thích thêm.
Sirhan, một người nhập cư Palestine vào thời điểm xảy ra vụ ám sát, nói rằng hành động của ông xuất phát từ việc ông Robert F. Kennedy ủng hộ việc bán vũ khí cho Israel.
Video đang HOT
Trong phiên điều trần ân xá vào năm 2016, Sirhan cho biết đã uống quá nhiều vào đêm xảy ra vụ nổ súng và lời thú tội trước đó của ông ta là kết quả của lời khuyên pháp lý tồi từ luật sư.
Trong hơn 50 năm qua, đã có nhiều nghi ngờ xung quanh tội ác của Sirhan sau khi có lời khai cho biết ông Robert F. Kennedy bị bắn từ phía sau. Vào thời điểm đó, các nhân chứng khẳng định Sirhan đang đứng trước mặt nạn nhân.
Một bằng chứng khác là nạn nhân bị bắn tới 13 phát đạn nhưng khẩu súng của Sirhan chỉ chứa được 8 viên, làm dấy lên suy đoán có hung thủ thứ hai trong vụ việc.
Sự nghi ngờ này đã khiến con trai của cố thượng nghị sĩ, ông Robert F. Kennedy Jr, đến thăm Sirhan trong tù và ủng hộ việc ân xá cùng với em trai út của mình.
Tuy nhiên mẹ của hai người, bà Ethel Kennedy, không đồng ý và kêu gọi thống đốc California tiếp tục nhốt Sirhan để “ông ta không có cơ hội để khủng bố một lần nữa”.
Nước mắt và niềm vui ngày Mỹ mở cửa biên giới sau 20 tháng
Người Mỹ và du khách khắp thế giới vui mừng đến bật khóc khi chính quyền nước này chính thức mở cửa biên giới trở lại, chấm dứt 20 tháng hạn chế nghiêm ngặt vì dịch bệnh Covid-19 hoành hành.
Nhóm nghệ sĩ trong trang phục các màu cờ của quốc kỳ Mỹ biểu diễn chào mừng hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh (Ảnh: Reuters).
Từ ngày 8/11, Mỹ mở cửa, dỡ lệnh cấm nhập cảnh với du khách quốc tế đã tiêm đầy đủ vắc xin Covid-19 từ hơn 30 quốc gia, mở ra cơ hội đoàn tụ cho những gia đình đã bị chia cắt, những người muốn đến nước này nhưng bị cấm trong hơn 20 tháng qua.
Từ cầu Rainbow ở biên giới Mỹ - Canada cho đến ngã tư Tijuana giữa Mexico với bang California, dòng xe ô tô và dòng người chờ đợi kéo dài gây tắc nghẽn cửa khẩu ra vào.
Tại các sân bay và các cảng nhập cảnh khác của Mỹ, những người thân vui mừng được gặp lại nhau lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 càn quét toàn thế giới khiến hơn 5 triệu người thiệt mạng và tàn phá nặng nề kinh tế các nước.
Các hành khách khi vừa đáp xuống từ chuyến bay châu Âu đầu tiên hạ cánh theo quy định mới tại sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK), New York tươi cười cho biết thật tuyệt khi được quay lại nước Mỹ. Họ vỗ tay, reo hò.
Việc Mỹ mở lại biên giới cũng khiến nhiều người trên khắp thế giới phấn khích và lượng đặt vé máy bay đi đến Mỹ đã tăng lên đáng kể. Các hãng hàng không cho biết có sự tăng vọt về lượng đặt vé đến Mỹ, và số lượng hành khách dự kiến sẽ tăng cao ngay cả khi chưa tới giai đoạn cao điểm vào kỳ nghỉ lễ.
Tại các sân bay ở châu Âu, hành khách hào hứng xếp hàng để lên máy bay đến các thành phố của Mỹ, trong khi những người nhập cảnh bằng đường bộ tay xách nách mang phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ.
Tại sân bay Frankfurt ở Đức, ông Hans Wolf xếp hàng chờ làm thủ tục với vẻ mặt đầy xúc động. Ông chuẩn bị đến Houston để thăm cậu con trai đã không gặp trong 2 năm qua. "Chúng tôi đã đặt những chuyến bay đầu tiên vào tháng 3 vừa qua và kể từ đó đã đặt đi đặt lại 28 lần, cũng như đã chi rất nhiều tiền để mua được vé đi chuyến này".
Một người mang thông điệp "Chúng tôi nhớ các bạn trong 2 năm qua" khi chờ đón người thân tại sân bay John F. Kennedy (Ảnh: Reuters).
Tại sân bay Heathrow ở London (Anh), 2 máy bay của 2 hãng bay đối thủ là British Airways và Virgin Atlantic đã cùng cất cánh từ các đường băng song song tại Heathrow đến New York. Hai hãng cùng thực hiện "chuyến bay song hành" này để kỷ niệm hoạt động mở cửa trở lại của Mỹ đối với Anh.
Tại sân bay JFK, Louise Erebara đứng chờ đón vợ chồng cô em gái duy nhất. Cô cho biết, hai chị em đã không gặp nhau trong 730 ngày.
Dọc theo biên giới Mỹ - Mexico, nhiều thành phố phải đối mặt với khó khăn kinh tế và thiếu đồng USD do các hạn chế thương mại chống dịch vui mừng trước quyết định này. Tại Canada, nhiều người lớn tuổi bay đến Florida để thoát khỏi mùa đông khắc nghiệt ở phương Bắc.
Các thành viên gia đình vui mừng khi được đoàn tụ tại sân bay quốc tế John F. Kennedy tại New York, Mỹ ngày 8/11 (Ảnh: AFP).
Các giới hạn đi lại do đại dịch Covid-19 tại Mỹ được áp dụng từ tháng 3/2020 dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump và tiếp tục được người kế nhiệm Joe Biden duy trì cho đến nay.
Tuy nhiên, cũng có nhiều tranh cãi bởi các quy định khác nhau về vắc xin ngừa Covid-19 vẫn là trở ngại để các gia đình người di cư được đoàn tụ.
Tại Canada, chi phí xét nghiệm PCR mà nước này yêu cầu đối với việc đi lại xuyên biên giới lên tới 250 USD, một cái giá đắt đỏ khiến nhiều người ngần ngại. Một số người Mexico đã tiêm phòng Covid-19 cũng vẫn có thể không được vào Mỹ nếu vaccine họ sử dụng chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.
Trong khi đó, việc nới lỏng các quy định tại cửa khẩu có thể khiến số người di cư tìm cách xin tị nạn ở Mỹ gia tăng, điều có thể trở thành một phép thử mới cho chính quyền Tổng thống Biden.
Nghi vấn Trump không góp tiền lương cuối nhiệm kỳ Trump bị nghi không đóng góp tiền lương 6 tháng cuối nhiệm kỳ như đã làm trong 3 năm rưỡi trước đó, chưa rõ khoản tiền này đi về đâu. Khi tranh cử tổng thống, Donald Trump cam kết tặng hết 400.000 USD tiền lương hàng năm. Ông đã giữ lời hứa này ít nhất trong ba năm rưỡi nhiệm kỳ, khi luôn...