Kè 12 tỉ vừa làm xong đã sập: ‘Bảo vệ chưa tốt khi gặp mưa, gió’
Đơn vị thẩm định thiết kế gói thầu “hệ thống kè sông” công trình KDC phía Bắc đường Đống Đa cho biết kè sập do việc thi công chưa hoàn thành theo hồ sơ thiết kế và bảo vệ chưa tốt khi gặp mưa, gió.
Ông Trần Quang Minh, phó phòng hạ tầng kỹ thuật Sở Xây dựng Bình Định – Ảnh: THÁI THỊNH
Ngày 21-11, Tuổi Trẻ Online đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Trần Quang Minh, phó phòng hạ tầng kỹ thuật Sở Xây dựng Bình Định, đơn vị thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc đường Đống Đa gồm các hạng mục công trình: san nền, kè, đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt, hệ thống cấp nước sạch và hệ thống điện, điện chiếu sáng.
* Thưa ông, sau khi nhận được hồ sơ thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc đường Đống Đa của UBND TP Quy Nhơn, các bước thẩm định của sở được thực hiện ra sao?
- Đối với dự án, đã xem xét đánh giá về sự phù hợp quy hoạch xây dựng được duyệt, đảm bảo đấu nối giao thông, tuân thủ hành lang thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh của các ngành có liên quan.
Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công là công tác kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ so với bước thiết kế cơ sở đã được phê duyệt kèm theo dự án, việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế và việc áp dụng đơn giá định mức hiện hành.
Sau khi được thẩm định, chủ đầu tư sẽ phê duyệt thiết kế, tổ chức đấu thầu và khởi công xây dựng công trình.
Hệ thống kè sông công trình KDC phía Bắc đường Đống Đa tổng mức đầu tư 12 tỉ, dài 642m nhưng vừa hoàn thành đã sập 480m – Ảnh: THÁI THỊNH
Video đang HOT
* Sở Xây dựng thẩm định, đánh giá và có yêu cầu, quy chuẩn như thế nào đối với đơn vị thực hiện gói thầu “hệ thống kè sông”
- Theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt, phần bêtông không có cốt thép là bệ đỡ của lan can, không tham gia vào quá trình chịu lực của kè. Toàn bộ hệ thống giằng kè đều có cốt thép.
Để làm kè đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt thì biện pháp thi công là rất quan trọng nhằm đảm bảo thi công hoàn thành các thành phần cấu thành nên kè gồm móng kè, đắp đất thân kè, mái kè, kết cấu mặt đường, hoàn thiện phần vỉa hè và hệ thống thu gom thoát nước mặt nhằm đảm bảo kè làm việc đồng bộ không bị nước làm sói lở thân kè.
Hiện trường cho thấy đơn vị thi công chỉ mới thi công xong phần đắp đất thân kè nên rất dễ bị nước làm xói lở, ảnh hưởng đến kết cấu mái kè.
Thi công lơp đât đăp phải đạt dung trong 1,65T/m3 theo hồ sơ thiết kế được duyệt, điều này rất quan trọng trong việc lựa chọn mỏ đất, lu lèn đảm bảo dung trọng vì toàn bộ kết cấu mái kè đều dựa trên lớp đất này. Việc nghiệm thu dung trọng đất đắp thân kè là công tác thí nghiệm hiện trường, sẽ do tư vấn có chức năng thí nghiệm làm cơ sở cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
Phần lan can của kè được thiết kế không có cốt thép – Ảnh: THÁI THỊNH
* Nguyên nhân nào khiến kè 12 tỉ thi công trong vòng gần 1 năm, nhưng lại vỡ vụn chỉ sau một đêm?
- Nguyên nhân thứ nhất phải nói đến la cơn bão số 5 vào trực tiếp TP Quy Nhơn, điều chưa xảy ra ở nhiều năm qua nên gây mưa to, gió lớn, kèm theo triều cường và lũ ở thượng nguồn đổ về nên nước dâng cao kèm theo sóng nên nước đã vượt qua khỏi đỉnh kè gây xói lở và cuốn trôi phần lớn đất đắp thân kè làm cho mái kè biến dạng.
Thứ hai, việc thi công chưa hoàn thành các kết cấu hạ tầng bên trên mặt kè như mặt đường giao thông, vỉa hè và hệ thống thoát nước mặt đã làm cho kè chưa làm việc theo đúng chức năng theo thiết kế, nghĩa là kè không có khả năng chống xói lở chính từ bên trong thân kè (gọi là hở sườn).
Thứ ba, đó là biện pháp tổ chức thi công. Công trình phải hoàn thành đồng bộ trước mùa mưa lũ, nếu không vượt lũ thì phải có biện pháp che chắn, bảo vệ, nhất là khi mưa bão. Kè chưa hoàn thiện phải có biện pháp che chắn chứ không thể để tiếp xúc trực tiếp với mưa bão.
Hành lang kè gãy đổ lộ ra nhiều đoạn chỉ có bêtông không cốt thép – Ảnh: THÁI THỊNH
* Đơn vị tư vấn độc lập được UBND TP Quy Nhơn mời sẽ phải làm gì để xác định nguyên nhân kè sập, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào ?
- Sự cố công trình này theo phân cấp sẽ do UBND TP Quy Nhơn chủ trì giải quyết trên cơ sở kết quả đánh giá của đơn vị tư vấn độc lập có năng lực.
Đơn vị tư vấn sẽ kiểm tra hồ sơ, đánh giá hiện trường, thí nghiệm các cấu kiện bêtông, tấm đan, thành phần hạt và dung trọng đất, nếu thấy cần thiết qua đó có kết quả đánh phù hợp làm cơ sở khắc phục và triển khai hoàn thiện công trình.
* Xin cảm ơn ông !
Theo Tuoitre
Hỗ trợ người dân xây nhà mới sau bão số 5
Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định... đang nỗ lực khắc phục thiệt hại sau bão.
UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) ngày 1-11 tiếp tục huy động hàng trăm người thuộc nhiều lực lượng khắc phục kè biển chắn sóng tại xã Nhơn Hải bị triều cường, sóng lớn đánh sập sau bão số 5.
Trực tiếp thị sát tại kè biển xã Nhơn Hải, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, yêu cầu UBND TP Quy Nhơn cùng các cơ quan chức năng khẩn cấp triển khai các biện pháp làm kè tạm chắn sóng, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân trước các đợt triều cường, sóng dữ.
Trước đó, sau khi bão số 5 càn quét, các đợt triều cường, sóng lớn liên tục tấn công vào các khu dân cư ven biển xã Nhơn Hải, đánh vỡ hơn 200 m kè chắn sóng, đánh sập hoàn toàn hơn 500 m đường bê tông ven biển. Do kè bị đánh sập, triều cường, sóng lớn đã cuốn trôi ra biển 14 căn nhà, làm hỏng nhiều nhà khác.
Hàng trăm người tham gia khắc phục kè biển chắn sóng tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định).
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết tỉnh đã yêu cầu chính quyền các địa phương bố trí chỗ ở tạm thời cho các gia đình có nhà bị sập hoàn toàn. Tỉnh cũng đang triển khai hỗ trợ kinh phí để các gia đình này sớm làm lại nhà, ổn định chỗ ở. Theo thống kê mới nhất, bão số 5 ở Bình Định đã làm sập hoàn toàn gần 200 căn nhà, hơn 1.200 căn nhà bị hư hỏng. Toàn tỉnh thiệt hại hơn 400 tỉ đồng.
Tại Phú Yên, ông Đào Mỹ, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu (Phú Yên), cho biết thị xã đang kiến nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ các gia đình nuôi thủy sản bị thiệt hại do bão số 5. Hiện vùng nuôi thủy sản lớn nhất tỉnh Phú Yên đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bão số 5 gây mưa lớn làm vỡ, tràn các hồ, đìa nuôi. Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng lĩnh vực nuôi thủy sản, thị xã Sông Cầu bị thiệt hại hơn 52 tỉ đồng.
Ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, thống kê đến chiều 1-11 có hai người tử vong và mất tích cùng hàng chục người bị thương vì bão số 5. Thiệt hại về vật chất cũng nhiều, trong đó Quảng Ngãi có 575 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Hai địa phương này cũng đang nỗ lực khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân.
Về việc mất điện tại nhiều tỉnh, trao đổi với PV, đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Trung cho biết hiện tại tình trạng này đã cơ bản khắc phục.
TẤN LỘC - HOÀI AN
Theo PLO
Khổ sở với "ao" ở giữa đường Hơn 2 năm nay, trên đoạn đường Đống Đa (nối từ quốc lộ 20 vào đường Lê Quý Đôn - Soklu), thuộc xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) xuất hiện một cái "ao" trên đường gây khó khăn trong việc lưu thông cũng như vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân trong vùng. Người dân phải đi ngược đường để tránh...