KDL Đại Nam thua lỗ, ông Dũng lò vôi vẫn “hốt bạc” với nghề này
Mặc dù Công ty cổ phần Đại Nam ghi nhận các khoản thua lỗ triền miên, nhưng ông Dũng “lò vôi” vẫn “hốt bạc” với ngành nghề xây dựng và dịch vụ.
Công ty cổ phần Đại Nam được thành lập tháng 3/1996, tiền thân là Công ty cổ phần phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ. Chủ tịch Hội đồng quản trị là doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (hay còn gọi là Dũng “lò vôi”).
Qua 25 năm, Đại Nam đăng ký tới 127 ngành nghề kinh doanh, trong đó kinh doanh địa ốc, nhà xưởng, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu công nghiệp (thực hiện theo quy hoạch) là chính.
Doanh nghiệp của đại gia Dũng “lò vôi” sở hữu khu du lịch Đại Nam (hay khu du lịch giải trí – tâm linh Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến) rộng 450 ha tại Bình Dương, với kinh phí xây dựng lên tới 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Đại Nam còn là chủ đầu tư các khu công nghiệp gồm Sóng Thần 1, 2 và 3 tại tỉnh Bình Dương.
Khu du lịch Đại Nam rộng 450ha tại Bình Dương.
Video đang HOT
Về tình hình kinh doanh, năm 2016, doanh thu thuần của Đại Nam ở mức 373 tỷ đồng, lãi gộp 320 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận gộp 86%. Tuy nhiên, Công ty báo lỗ sau thuế 51 tỷ đồng.
Năm 2017, nguồn thu của Đại Nam tăng 9%, lên mức 405 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tương ứng là 371 tỷ đồng. Mặc dù vậy, Công ty của đại gia Dũng “lò vôi” vẫn không thoát khỏi cảnh thua lỗ khi lợi nhuận sau thuế âm 105 tỷ đồng.
Bước sang năm 2018, doanh thu thuần của Đại Nam ghi nhận ở mức 454 tỷ đồng, tăng 49 tỷ đồng so với năm trước đó. Lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng được cải thiện, lần lượt đạt 438 tỷ đồng và âm 84 tỷ. Đến năm 2019, nguồn thu của Đại Nam giảm 10% về 409 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2017, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp âm đến 154 tỷ đồng. Tính trung bình, chủ khu du lịch Đại Nam mỗi ngày làm ăn thua lỗ 422 triệu đồng.
Thời điểm này, lỗ lũy kế của Đại Nam lớn hơn vốn điều lệ 195 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 12/2019, tổng cộng nguồn vốn của Đại Nam đạt 4.475 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 755 tỷ đồng, nợ dài hạn 3.915 tỷ.
Vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi”, bà Nguyễn Phương Hằng.
Nếu năm 2016, doanh thu của Xây Dựng Đại Nam chỉ đạt 10 tỷ đồng, thì đến năm 2019 con số này đã tăng mạnh 48 lần lên 480 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận hai năm gần đây đều xấp xỉ quanh mức 15 tỷ đồng. Lúc này, tổng tài sản của Xây dựng Đại Nam đạt 860 tỷ đồng, giảm 48% so với thời điểm đầu năm, vốn chủ sở hữu ở mức 49,6 tỷ đồng, tăng trưởng 35%.
Tiếp theo là Công ty TNHH MTV Tân Khai, ghi nhận doanh thu 189 tỷ đồng năm 2019, tăng gấp hơn 7 lần so với năm 2018. Giai đoạn này, doanh nghiệp cũng chuyển từ khoản lỗ 7 tỷ đồng năm 2018 sang lãi 41 tỷ đồng năm 2019.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Tân Khai đạt 897 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 84 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 40% và 95% so với thời điểm đầu năm.
Bên cạnh đó, năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp do ông Dũng “lò vôi” nắm cổ phần đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đột biến so với giai đoạn trước đó.
Điều tra vụ ông Võ Hoàng Yên bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chiều 10/3, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam) đến làm việc liên quan đến đơn tố cáo ông Võ Hoàng Yên (Lương y Võ Hoàng Yên) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, theo đơn tố cáo gửi Công an TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Phương Hằng cho rằng vợ chồng bà đã hỗ trợ số tiền lớn cho ông Yên làm các hoạt động từ thiện, xây chùa, ủng hộ bão lụt... nhưng ông Yên không thực hiện mà chiếm giữ số tiền đó, sử dụng vào mục đích cá nhân.
Sự việc đã có buổi đối chất giữa vợ chồng ông Dũng - bà Hằng với ông Yên trước sự chứng kiến của Ban trị sự Trung ương Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh. Tại buổi đối chất, ông Yên thừa nhận có một số thiếu sót trong quá trình làm trong tác thiện nguyện và làm báo cáo. Tuy nhiên, không thừa nhận việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản như tố cáo của bà Hằng.
Trao đổi với PV Báo CAND chiều cùng ngày, một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết cần phải làm sáng tỏ số tiền mà vợ chồng ông Dũng đưa cho ông Yên có kèm theo điều kiện gì hay không. Bởi, theo quy định của Bộ luật Dân sự, những giao dịch tặng cho không kèm theo điều kiện, khi ông Yên đã nhận được tiền, vợ chồng ông Dũng không có quyền đòi lại.
Trường hợp tặng cho có điều kiện thì ông Yên phải thực hiện đúng điều kiện của việc tặng cho theo cam kết. Trường hợp ông Yên vi phạm cam kết về việc thực hiện điều kiện đặt ra như: Giúp đỡ bệnh nhân chữa bệnh, xây dựng cơ sở chữa bệnh, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt... vợ chồng ông Dũng có quyền đòi lại số tiền này. Trường hợp ông Yên lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, xây chùa... để đưa ra thông tin sai sự thật nhằm chiếm đoạt tiền của vợ chồng ông Dũng và những người khác thì đây là dấu hiệu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có thể sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp hành vi gian dối nảy sinh sau khi đã nhận được tài sản là dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ngược lại, cho rằng mình thực hiện đúng cam kết thì ông Yên phải chứng minh bằng những tài liệu chứng cứ cụ thể ông đã thực hiện đúng, đầy đủ những cam kết đã đưa ra trước đó, những con số chênh lệch là do nhầm lẫn, không có gian dối và chiếm đoạt tài sản này.
"Bên cho rằng lừa đảo, bên thì phủ nhận. Vấn đề này, cơ quan điều tra đã vào cuộc để làm rõ những vấn đề liên quan như: Có việc chuyển tiền giữa hai bên hay không; số tiền chuyển là bao nhiêu; bao nhiêu lần chuyển tiền; mục đích mỗi lần chuyển tiền để làm công việc gì; việc sử dụng tiền đã được thực hiện, báo cáo như thế nào, công khai, minh bạch không...", vị luật sư này cho biết thêm.
"Khai tử" dịch vụ đòi nợ thuê: Làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật? Trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì trước hết các bên có quyền tự giải quyết bằng cách thương lượng, hòa giải. Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vừa qua, dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị cấm đầu tư kinh doanh khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật Đầu tư (sửa đổi). Quy định này có...