Kazkhstan: Thương tâm khi nhìn những nạn nhân nhiễm phóng xạ
Những chất phóng xạ của nó vẫn đang làm xói mòn sức khỏe của 3 thế hệ người dân Kazakhstan sống quanh khu vực quả bom đầu tiên được thử nghiệm.
Vụ thử nghiệm trái bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô diễn ra vào ngày 29/08/1949. Một vầng chói đã tỏa sáng đúng hồi 7 giờ sáng tại khu vực bãi thử nghiệm Semipalatinsky (Kazahstan).
Trái bom pluton có sức công phá tương đương 22 kiloton thuốc nổ có tên gọi RDS-1 – viết tắt từ thuật ngữ “động cơ phản lực đặc biệt”.
Hơn 60 năm đã qua, những chất phóng xạ của nó và hàng trăm vụ thử nghiệm bom hạt nhân sau này vẫn đang làm xói mòn sức khỏe của 3 thế hệ người dân Kazakhstan sống quanh khu vực quả bom đầu tiên được thử nghiệm.
Theo ước tính, số người bị ảnh hưởng bởi các vụ nổ thử nghiệm hạt nhân ở Nga vào khoảng hơn 1 triệu người. Họ mắc phải các chứng bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh, biến dạng và bệnh tim mạch. Tuổi thọ trung bình của người dân Kazakhstan thấp hơn mức trung bình của cả nước tới 7 năm.
Ánh sáng phát ra từ một vụ thử nghiệm hạt nhân ngày 22/11/2008 tại Kurchatov, nơi đã diễn ra gần 500 vụ nổ thử nghiệm hạt nhân trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh.
Mayra Zhumageldina đang tắm cho cô con gái Zhannoor 16 tuổi mắc chứng đầu nhỏ và bị biến dạng cột sống do ảnh hưởng của phóng xạ. Cô bé sống như người thực vật, không có khả năng suy nghĩ, nói chuyện hay làm các động tác cơ bản.
Mayra cho con gái ăn bữa tối.
Cô bé Zhannoor trên giường ngủ
Cô bé Zhannoor trên giường ngủ
Video đang HOT
Zhannoor và mẹ trên đường phố ở Kazakhstan
Hoàng hôn tại Kazakhstan ngày 3/3/2009
Một phụ nữ kéo chuông nhà thờ tại Kurchatov, Kazakhstan ngày 6/1/2009. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, ở Kurchatov có một trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân. Đây cũng là nhà của một số lượng lớn các nhà khoa học hạt nhân và kỹ thuật viên.
Berik Syzdykov ngồi trên giường của mình trong ngôi nhà ông sống cùng mẹ, ở gần khu vực thử nghiệm hạt nhân ở Kazakhstan hôm 25/2/2009. Berik bị nhiễm phóng xạ từ trong bụng mẹ và khi chào đời đã bị mù và mang một số dị tật bẩm sinh
Berik Syzdykov và mẹ
Berik, 29 tuổi, chơi đàn piano và hát trong ngôi nhà của mình. Trong thời gian tới Ý làm phẫu thuật mặt anh đã học chơi đàn piano và thích hát opera.
Berik và mẹ tại ngôi làng của mình ngày 19/11/2008
Berik đứng trên ngọn đồi nhỏ hút thuốc và ngắm nhìn thành phố
Các nhà khoa học đo mức độ ô nhiễm tại gần khu vực thử nghiệm hạt nhân ở Kazakhstan ngày 6/1/2009
Valeria Zholdin – một nạn nhân nhiễm phóng xạ đang ngắm những ánh sáng quang học phát ra từ một dụng cụ bằng nhựa ngày 15/1/2009. Chiếc đèn được dùng để kiểm soát cảm xúc của cô bé.
Zhanbolat Turysbekov, 13 tuổi cùng chị gái Aida đang xem ti vi. Cả hai chị em đều không thể đi bộ được do bị dị tật cột sống bẩm sinh.
Nikita Bochkaryov, 18 tuổi, bị bại liệt bẩm sinh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay nên thường phải cần tới sự chăm sóc tỉ mỉ của mẹ.
Nikita được bố giúp đỡ mặc quần áo sau khi tắm
Nikita hạnh phúc khi vui đùa bên cạnh người em Daniel. Nikita chỉ điều khiển được duy nhất chiếc mũi trên cơ thể mình và trò chơi cậu yêu thích nhất đó là dùng chiếc mũi đó cù cậu em.
Nikita đang học tiếng Nga
Nikita nép mình bên người mẹ
Một căn cứ không quân gần khu vực thử nghiệm hạt nhân bị bỏ hoang
Theo Giáo dục VN
Nhật xét nghiệm 300.000 trẻ vì nghi nhiễm phóng xạ
Giới chức y tế Nhật hiện đang bắt đầu kiểm tra hơn 300.000 trẻ em sống gần nhà máy hạt nhân Fukushima, nhà máy bị hư hại nặng trong trận động đất, sóng thần hồi tháng 3, vì tuyến giáp có những biểu hiện bất thường.
Các bậc phụ huynh của các em đã bày tỏ lo ngại về mối liên hệ giữa những bất thường trong tuyến giác và phóng xạ rò rỉ từ nhà máy hạt nhân Fukushima. Năm 1986, sau khi xảy ra thảm họa Chernobyl, cũng có những báo cáo tương tự.
Nhà máy Fukushima đã bị trận động đất, sóng thần hồi tháng 3 tàn phá. Thảm họa kép đã cướp đi sinh mạng của 20.000 người.
Hiện người ta vẫn còn rất lo ngại về khả năng phóng xạ vẫn còn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các cuộc thử nghiệm được tiến hành sau khi một cuộc khảo sát không chính thức phát hiện cứ 10 trong số 130 em nhỏ được sơ tán khỏi Fukushima có những bất thường về hóc môn và tuyến giáp. Song những người thực hiện khảo sát không thể chứng minh được mối liên hệ giữa những bất thường này với cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật.
Giới chức y tế Nhật hi vọng xét nghiệm cho khoảng 360.000 người dưới 18 tuổi khi cuộc khủng hoảng hạt nhân xảy ra vào tháng 3 và sẽ duy trì kiểm tra xét nghiệm tiếp theo đó.
Hơn 100 trẻ em, lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi phóng xạ iot hơn người lớn, đã được kiểm tra vào ngày hôm qua, 9/10.
Giới chức Nhật cho rằng các em nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng nếu ở bên ngoài bán kính sơ tán 20km. Nhưng người dân vẫn rất lo ngại, nhất là khi liên tưởng tới thảm họa Chernobyl năm 1986, bởi có vẻ như đã có liên hệ giữa ung thư tuyến giáp và phóng xạ.
Hơn 6.000 trường hợp ung thư tuyến giáp đã được phát hiện ở những người bị phơi nhiễm với bụi phóng xạ Chernobyl khi họ còn là trẻ con hoặc thanh niên.
Trong khi đó chính phủ Nhật cho biết, quá trình phục hồi cũng như khử độc có thể phải mất nhiều năm.
Theo Dân Trí
Nhật: chó nhiễm phóng xạ phát bệnh dại Bộ Môi trường Nhật và chính quyền thành phố Fukushima đã cho săn bắt hàng trăm chó hoang tại khu vực nhiễm phóng xạ quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, vì lo ngại chúng phát bệnh dại và tấn công con người. Chó hoang được phát hiện vào tháng 4-2011 - Ảnh: AP Trước thảm họa kép động đất và sóng...