Kazakhstan tìm cách thu hút các công ty nước ngoài rút khỏi Nga
Chính phủ Kazakhstan đang tìm cách kêu gọi các công ty nước ngoài muốn tránh các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Nga.
Nhiều công ty nước ngoài đang rút khỏi Nga do cuộc xung đột với Ukraine. Ảnh: Inventure.com.ua
Theo trang tin Eurasianet ngày 26/10, khi các công ty nước ngoài tìm cách rời khỏi Nga, quốc gia đang bị áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt từ phương Tây do cuộc xung đột với Ukraine, hàng trăm công ty đang chú ý đến Kazakhstan như một điểm đến.
Hôm 19/10, Thủ tướng Kazakhstan Alikhan Smailov cho biết chính phủ của ông đang quảng bá những lợi ích của việc kinh doanh ở nước này cho khoảng 300 công ty nước ngoài lớn đang rời khỏi Nga.
Theo ông Smailov, hàng chục công ty đang có kế hoạch mở cửa hàng tại Kazakhstan. “Tổng cộng 56 công ty đã bày tỏ mong muốn chuyển đến hoạt động ở Kazakhstan và một số công ty đã làm như vậy. Nhiều công ty đã có những quyết định tích cực và có thể nói rằng họ đã sẵn sàng chuyển văn phòng của mình”, ông Smailov nói.
Thủ tướng Kazakhstan cũng liệt kê một số công ty quốc tế lớn như InDriver, được thành lập ở Nga nhưng hiện có trụ sở chính tại Mỹ; Fortescue, một nhà sản xuất quặng sắt của Australia và Marubeni, một tập đoàn thương mại và đầu tư của Nhật Bản đã và đang chuyển đến nước này.
Ông Smailov nêu rõ mục tiêu của Chính phủ Kazakhstan là thu hút nhiều năng lực sản xuất nhất có thể.
Một công ty có tên tuổi lớn được cho là đang xem xét chuyển hoạt động sản xuất từ Nga sang Kazakhstan là LG, tờ Kommersant của Nga đưa tin. LG đã đình chỉ tất cả các chuyến hàng đến Nga vào tháng 3 sau cuộc xung đột ở Ukraine, và hiện đang có kế hoạch đóng cửa nhà máy gần Moskva và chuyển sản xuất sang Trung Á. Hiện tập đoàn này đang cân nhắc cả Kazakhstan và Uzbekistan như những lựa chọn.
“Chuyển sản xuất sang Uzbekistan có lợi hơn vì lực lượng lao động rẻ, nhưng ở Kazakhstan có nhiều người tiêu dùng hơn”, tờ Kommersant gợi ý.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng đã khiến công ty môi giới lớn Freedom Holding Corp được thành lập tại Nga nhưng hiện có trụ sở tại Kazakhstan bán tháo các công ty con ở Nga.
Timur Turlov, Giám đốc điều hành của Freedom Holding Corp, cho biết: “Chúng tôi lấy làm tiếc rằng hoàn cảnh địa chính trị đầy thách thức đã khiến chúng tôi phải bán các công ty con của mình ở Nga.
Kazakhstan đỏ lửa biểu tình, Chính phủ từ chức tập thể
Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra ở Kazakhstan sau khi giá nhiên liệu tăng vì các điều chỉnh của chính phủ.
Chính phủ Kazakhstan đã từ chức, trong khi Nga cũng lên tiếng về tình hình ở quốc gia Trung Á này.
Một chiếc xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ở Almaty, Kazakhstan vào ngày 5-1 - Ảnh: REUTERS
Ngày 5-1, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan chấp nhận đơn từ chức của toàn bộ chính phủ nước này, sau khi giá nhiên liệu tăng làm dấy lên các cuộc biểu tình nghiêm trọng ở quốc gia Trung Á, theo Hãng tin Reuters.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev bổ nhiệm Phó thủ tướng Alikhan Smailov làm thủ tướng lâm thời.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cũng ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 2 tuần tại tỉnh Mangistau và thành phố Almaty do các cuộc biểu tình bạo lực tại những nơi này. Ông cho rằng những kẻ khiêu khích trong và ngoài nước đứng sau tình trạng bạo lực.
Theo Reuters, nhiều người biểu tình đã xông vào các tòa nhà công quyền ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan, vào ngày 5-1.
Video phát trực tiếp trên Instagram bởi một blogger người Kazakhstan cho thấy đám cháy bên trong văn phòng thị trưởng ở thành phố Almaty, và tiếng súng nổ xung quanh. Các video khác còn cho thấy cảnh hỏa hoạn tại văn phòng công tố viên gần đó.
Atameken, nhóm vận động hành lang cho các doanh nghiệp của Kazakhstan, cho biết các thành viên của nhóm này đang báo cáo những vụ tấn công nhằm vào các ngân hàng, cửa hàng và nhà hàng.
Biểu tình vì giá nhiên liệu tăng ở Kazakhstan - Video: The Telegraph
Trước đó một ngày, cảnh sát sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán hàng trăm người biểu tình khỏi quảng trường chính ở Almaty.
Sở Y tế thành phố Almaty cho biết 190 người tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, trong đó có 137 cảnh sát. Chính quyền thành phố này kêu gọi người dân ở nhà.
Các cuộc biểu tình nói trên bắt đầu nổ ra sau khi Chính phủ Kazakhstan dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vào đầu năm 2022, khiến giá nhiên liệu tăng đáng kể. Chính phủ nước này giải thích giá quy định trước đó gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất và cần được tự do hóa.
Chỉ trong vài ngày sau khi chính phủ ngừng kiểm soát giá, giá LPG tại các trạm xăng của Kazakhstan đã tăng gấp đôi từ 60 tenge (0,14 USD) lên 120 tenge (0,28 USD) một lít. Chính quyền ước tính 70-90% phương tiện giao thông tại tỉnh Mangistau chạy bằng loại nhiên liệu này.
Khi thông báo về việc Chính phủ Kazakhstan từ chức, Tổng thống Tokayev cho biết biện pháp giới hạn giá nhiên liệu sẽ được áp dụng trở lại và đây sẽ là "quy định giá tạm thời" trong thời gian 180 ngày.
Ngày 5-1, Nga đã kêu gọi các bên ở Kazakhstan "đối thoại" khi nước này chứng kiến tình trạng bất ổn chưa từng có vì vấn đề giá nhiên liệu tăng.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Kazakhstan. Chúng tôi ủng hộ một giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề trong khuôn khổ luật pháp và hiến pháp cũng như thông qua đối thoại, chứ không phải thông qua các cuộc bạo loạn trên đường phố và những hành vi vi phạm pháp luật" - Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Hơn một nửa số công ty Nhật Bản không muốn rút khỏi Nga Hầu hết các công ty Nhật Bản đang phớt lờ lời kêu gọi rút khỏi thị trường Nga. Giới chuyên gia nhận định những doanh nghiệp này ưu tiên lợi nhuận hơn là quan tâm đến chiến sự ở một quốc gia xa xôi. Công ty Toyota Nhật Bản đã ngừng hoạt động tại Nga. Ảnh: AFP Báo Bưu điện Hoa Nam buổi...