Kazakhstan thông qua kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
Kazakhstan đã tổ chức trưng cầu dân ý và đa số cử tri đi bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này.
Hãng AFP đưa tin ủy ban bầu cử Kazakhstan ngày 7.10 cho biết số phiếu tán thành đạt hơn 71% trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 6.10, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 63,6%. Kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân được đưa ra trong bối cảnh Kazakhstan thiếu nguồn cung điện và muốn giảm phụ thuộc vào than đá. Quốc gia Trung Á này đang là nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới và có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ.
Khu vực làng Ulken, nằm gần bờ hồ Balkhash, nơi chính quyền Kazakhstan có kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. ẢNH: AFP
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết đây sẽ là dự án lớn nhất trong lịch sử nước này kể từ khi giành độc lập. Đài DW ngày 6.10 cho hay Trung Quốc, Pháp, Nga và Hàn Quốc là những bên đã tham gia đấu thầu nhằm giành quyền xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Video đang HOT
Trong ngày 6.10, ông Tokayev cho biết bản thân thích “một tập toàn quốc tế với các công ty toàn cầu, được trang bị công nghệ tiên tiến. Nhà máy sẽ được đặt tại bờ hồ Balkhash, gần làng Ulken vốn gần như đã bị bỏ hoang. Nội các Kazakhstan ước tính chi phí xây nhà máy sẽ khoảng 10 – 12 tỉ USD.
Để tăng tỷ lệ cử tri bỏ phiếu, chính quyền đã cho phép người dân Kazakhstan tham gia trưng cầu dân ý ngay cả khi họ không có tên trong danh sách bầu cử. Các chuyến xe buýt tại những thành phố lớn cũng được miễn phí trong ngày 6.10 để tạo điều kiện người dân đi đến điểm bỏ phiếu.
“Cuộc trưng cầu dân ý là bằng chứng cho những thay đổi to lớn đã diễn ra ở Kazakhstan trong 5 năm qua, một biểu hiện rõ ràng mới của khái niệm về một nhà nước lắng nghe”, Tổng thống Tokayev, người nhậm chức từ năm 2019, phát biểu trước cuộc bỏ phiếu.
Năng lượng hạt nhân là vấn đề nhạy cảm với Kazakhstan, quốc gia từng thuộc Liên Xô.
Bloomberg: Nhà Trắng cân nhắc lệnh cấm urani của Nga
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét lệnh cấm làm giàu urani từ Nga bằng cách sử dụng quyền hành pháp của tổng thống sau khi các nỗ lực của Quốc hội bị đình trệ.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ. Ảnh: Eenews.net
Theo hãng tin Bloomberg, dự luật cấm nhiên liệu hạt nhân của Nga đã được Hạ viện thông qua vào tháng 12, nhưng sau đó đã bị trì hoãn tại Thượng viện. Nhà Trắng muốn cấm làm giàu urani từ Nga như một phần của chiến dịch trừng phạt chống lại Moskva vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Nguồn tin cho biết các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Năng lượng đã thảo luận về lệnh cấm này, bao gồm việc miễn trừ cho phép nhập khẩu nhiên liệu cho đến năm 2028.
Lệnh hành pháp của Tổng thống có quyền lực tương đương với luật liên bang. Quốc hội không thể trực tiếp đảo ngược lệnh này, nhưng có thể thông qua luật mới để vô hiệu hoá lệnh này.
Bloomberg cho biết vẫn chưa có quyết định nào về vấn đề này, đồng thời giải thích rằng cả chính quyền của ông Biden và ngành công nghiệp hạt nhân vẫn muốn cơ quan lập pháp xử lý vấn đề này.
Nga là nhà cung cấp urani làm giàu ở nước ngoài hàng đầu cho Mỹ, cung cấp gần 25% nhiên liệu được sử dụng trong các lò phản ứng của nước.
Số liệu thống kê chính thức cho thấy Mỹ đã nhập khẩu urani của Nga trị giá 1,2 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao nhất từ trước đến nay, với giá trị vận chuyển urani hàng năm tăng 43%.
Nhà Trắng coi việc phát triển khả năng làm giàu urani trong nước là một vấn đề an ninh quốc gia.
Đầu năm nay, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 2,7 tỷ USD cho mục đích này và chính quyền ông Biden kêu gọi lệnh cấm dài hạn đối với nhiên liệu của Nga đi đôi với khoản ngân sách trên.
Mỹ có trữ lượng urani riêng nhưng không đủ để cung cấp cho ngành điện hạt nhân của đất nước.
Trong khi đó, Nga là nơi tổ hợp làm giàu urani lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu.
Theo một số ước tính, Mỹ sẽ phải mất ít nhất 5 năm đầu tư lớn mới có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga.
Khủng hoảng năng lượng ở Trung Á và triển vọng Các vấn đề trong lĩnh vực năng lượng đã gây ra những thay đổi chính trị nghiêm trọng ở một số nước Trung Á. Các nước Trung Á đang hướng tới điện hạt nhân để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Ảnh: aa.com.tr Theo nhận định của Stanislav Aleksandrovich Pritchin, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu...