Kazakhstan quay sang Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ ‘nguội lạnh’ với Nga
Sau khi hạn chế xuất khẩu các mặt hàng quân sự sang Nga, Trung Quốc đã nổi lên như một trong những đối tác thương mại chính của Kazakhstan.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: gov.kz
Theo nhận định của Nuray Alekberli-Museyibova, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Tư vấn Nghiên cứu Chiến lược ở Azerbaijan mới đây, vào cuối tháng 10, Kazakhstan đã ngừng xuất khẩu hơn 100 sản phẩm sang Nga, một động thái được cho là do Astana ngày càng tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Thứ trưởng Bộ Thương mại và Hội nhập Kazakhstan Kairat Torebayev xác nhận các sản phẩm bị hạn chế chủ yếu liên quan đến hàng hóa quân sự, bao gồm máy bay không người lái, các thiết bị liên quan cũng như các thiết bị điện tử và vi mạch chuyên dụng.
Chuyên gia Nuray cho rằng những diễn biến gần đây minh họa cách tiếp cận nhiều mặt của Astana trong mối quan hệ với Moskva. Sau khi hạn chế xuất khẩu sang Nga, Bắc Kinh đã nổi lên như một trong những đối tác thương mại chính của Astana, với xuất khẩu nông sản từ Kazakhstan sang Trung Quốc tăng gấp đôi trong năm qua, theo Thời báo Astana Times.
Chuyến thăm mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Kazakhstan đã nhấn mạnh sự nguội lạnh gần đây trong quan hệ song phương. Vào ngày 9/11, ông Putin đã đến Astana theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc đạt được 27 tỷ USD thương mại song phương và hơn 20 tỷ USD đầu tư trực tiếp của Nga vào Kazakhstan.
Nhưng trong một động thái chưa từng có, ông Tokayev đã chọn phát biểu bằng tiếng Kazakhstan trong cuộc họp báo với phái đoàn Nga, khiến các quan chức Nga bất ngờ vì không có sự chuẩn bị trước. Động thái này có thể coi là phản ứng của Astana trước thái độ của Moskva với ngôn ngữ Kazakhstan khi cho rằng “Kazakhstan không có nền tảng lịch sử thực sự”. Thái độ đó phản ánh sự thay đổi đáng chú ý trong quan hệ giữa hai nước, cũng được thể hiện qua nỗ lực của Kazakhstan nhằm chuyển hướng xuất khẩu dầu khỏi các tuyến đường do Nga thống trị.
Cụ thể, Kazakhstan đang đa dạng hóa việc sử dụng các tuyến đường trung chuyển để xuất khẩu dầu bằng cách mua thêm tàu chở dầu cho các chuyến hàng trên Biển Caspian. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng Kazakhstan Yerlan Akkenzhenov, nước này đã mua hai tàu chở dầu mới, mỗi tàu có sức tải 8.000 tấn và có kế hoạch mua thêm hai tàu nữa để vận chuyển qua Biển Đen.
Kazakhstan cũng đang tìm cách tăng gấp năm lần xuất khẩu qua Caspian vào cuối năm nay. Điều này sẽ đòi hỏi những điều chỉnh đáng kể vì 80% lượng dầu xuất khẩu của Kazakhstan hiện đến EU và Trung Quốc thông qua các đường ống chạy qua Nga. Thứ trưởng Akkenzhenov tuyên bố: “Chúng tôi nỗ lực khôi phục và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và châu Âu”, lưu ý rằng, một khi các thỏa thuận phù hợp được thực hiện, Kazakhstan sẽ có thể tăng nguồn cung dầu sang Trung Quốc lên 6,5 triệu tấn mỗi năm.
Cùng với đó, trong những tháng gần đây, Astana đã mở rộng hợp tác với Bắc Kinh. Bằng cách xích lại gần hơn đến Trung Quốc, Kazakhstan hy vọng duy trì sự ổn định trong khu vực, giảm thiểu hậu quả thương mại do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và giành được quyền tự chủ về chính trị cũng như kinh tế trong việc đa dạng hóa các đối tác khu vực.
Video đang HOT
Hợp tác giữa Kazakhstan và Trung Quốc bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nông nghiệp đến năng lượng và hậu cần thương mại. Mối quan hệ mở rộng của Bắc Kinh với Astana còn giúp Trung Quốc thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong việc tăng cường ảnh hưởng về phía Tây. Với xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, Kazakhstan đang tìm cách đóng một vai trò lớn hơn trong việc vận chuyển năng lượng và thương mại giữa châu Âu và châu Á.
Do đó, mục tiêu của Astana đưa ra các lựa chọn thay thế cho các tuyến đường do Nga thống trị sẽ hỗ trợ Trung Quốc mở rộng các lựa chọn ở Trung Á. Trong Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á đầu tiên vào tháng 5 vừa qua, ông Tokayev lưu ý rằng việc kết hợp tiềm năng quá cảnh của khu vực với sức mạnh kinh tế to lớn của Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên liên quan.
Vài tuần qua đã chứng kiến một số động thái hướng tới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Kazakhstan và Trung Quốc. Vào tháng 10 năm nay, ông Tokayev đã có cuộc hội đàm với Ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp). Cả hai quan chức đều nhấn mạnh “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước và tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác như một phần của BRI. Tổng thống Tokayev cũng nhấn mạnh việc ký kết 30 hiệp ước về các vấn đề chính, bao gồm miễn thị thực và phát triển hơn nữa Tuyến vận tải quốc tế xuyên Caspian (TITR).
Tăng cường hậu cần vận tải giữa hai nước vẫn là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác Trung Quốc – Kazakhstan. Năm 2022, thương mại song phương đạt kỷ lục 31 tỷ USD, với mục tiêu đạt 40 tỷ USD trong những năm tới. Kazakhstan đặt mục tiêu tăng cường thương mại giữa Trung Á và Trung Quốc lên 100 tỷ USD vào năm 2030, với kế hoạch phát triển cảng và một trung tâm hậu cần chung khu vực với Bắc Kinh.
Các dự án này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thương mại Đông-Tây, khi khoảng 85% lưu lượng vận chuyển đường bộ từ Trung Quốc đến châu Âu đi qua Kazakhstan. Hai bên cũng thiết lập tuyến đường sắt thứ ba để kết nối với TITR. Tuyến đường này đã tăng giá trị chiến lược do chế độ trừng phạt của phương Tây chống lại Nga, khiến Kazakhstan phải kêu gọi các quốc gia ven biển mở rộng hợp tác trong việc mở rộng năng lực của các cảng Caspian.
Kazakhstan và Trung Quốc đang đạt được tiến bộ trong một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Các dự án này bao gồm các cảng ở Khorgos, Bakhty và Kalzhat; đường cao tốc nối Trung Á với Trung Quốc; và một tuyến đường sắt dẫn đến Iran. Kazakhstan đặt mục tiêu xây dựng 1.300 km tuyến đường sắt mới trong ba năm tới. Hai nước cũng có kế hoạch cùng sản xuất container vận chuyển để hỗ trợ tăng cường sử dụng các tuyến vận chuyển xuyên Caspian.
Ngoài ra, Kazakhstan có kế hoạch tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc bằng cách mở rộng công suất đường ống dẫn dầu Kazakhstan – Trung Quốc thông qua nâng cấp các đoạn Atyrau-Kenkiyak và Kenkiyak-Kumkol. Bên cạnh đó, Astana đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng của nhà máy lọc dầu Shymkent lên 12 triệu tấn mỗi năm và xây dựng một nhà máy xử lý khí mới tại mỏ dầu Kashagan với công suất dự kiến là 4 tỷ mét khối/năm. Các khoản đầu tư của Trung Quốc dự kiến sẽ đóng vai trò trung tâm trong tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện thực hóa những nỗ lực này, một tuyên bố của Tổng thống Kazakhstan nêu rõ.
Tóm lại, chuyên gia Nuray kết luận, Kazakhstan đang thực hiện một hành động tái cân bằng chiến lược, giảm sự phụ thuộc vào Nga trong khi thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Việc Astana đình chỉ xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến quân sự sang Nga, đa dạng hóa các tuyến đường quá cảnh và ngày càng ủng hộ các sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc đã củng cố cho sự thay đổi này. Kazakhstan đã bắt đầu khẳng định mình nhiều hơn như một trung tâm thương mại và trung chuyển quan trọng để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu.
Hiện tại, thị trường Trung Quốc cung cấp các cơ hội đầu tư và thương mại ổn định hơn, mang lại cho Kazakhstan sự hỗ trợ cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển và cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc theo chân Mỹ về máy bay tác chiến điện tử?
Những hình ảnh mới làm dấy lên nghi vấn về việc Trung Quốc phát triển máy bay tác chiến điện tử dựa trên những mẫu máy bay sẵn có.
Hình ảnh mới nhất của máy bay J-10D được lan truyền trên mạng xã hội.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Theo tờ South China Morning Post ngày 23.7, hình ảnh về những phiên bản mới của các máy bay chiến đấu thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây cho thấy Trung Quốc đang theo chiến lược Mỹ về phát triển máy bay quân sự đa nhiệm trang bị năng lực tác chiến điện tử phục vụ các chiến dịch hỗn hợp.
Ít nhất 2 phiên bản của máy bay J-15D, dựa trên mẫu J-15, được trang bị các thiết bị đối kháng điện tử (ECM) trên cánh đã xuất hiện trên boong tàu sân bay Sơn Đông sau khi tàu hoàn tất đợt bảo trì đầu tiên tại xưởng đóng tàu Đại Liên vào đầu tháng 7.
Hình ảnh phiên bản J-15D với bộ phận tác chiến điện tử ở 2 đầu cánh xuất hiện lần đầu vào năm 2018. Hình ảnh mới đây cho thấy lần đầu tiên máy bay này xuất hiện trên tàu sân bay.
Hai chiếc J-15D trên boong tàu sân bay Sơn Đông. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Tuần trước, giới quan sát quân sự Trung Quốc chia sẻ trên Twitter hình ảnh một phiên bản mới của tiêm kích J-10 với một bộ phận nổi bật dọc sống lưng.
Không có vũ khí mạnh mẽ dưới cánh, hình dáng của biến thể J-10 này nhìn tương tự như mẫu F-16C/D Block 52 và Block 60 của Mỹ, biến thể của F-16 với hệ thống tác chiến điện tử mà Mỹ đã bán cho Pakistan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vài năm trước.
Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho rằng sự xuất hiện của J-15D "có nghĩa là máy bay mới nhiều khả năng sẽ trở thành một trong những máy bay trên tàu để phối hợp với những máy bay J-15 khác".
Máy bay tấn công điện tử J-15D của PLA. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Một nguồn tin khác cho rằng không có những tên lửa mạnh mẽ, mẫu biến thể J-10D sẽ không thể tấn công bất ngờ như J-15D và J-16D. Thay vào đó, J-10D sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ các máy bay khác trong việc phát hiện, gây nhiễu tín hiệu radar của đối phương, cũng như tiến hành do thám và các nhiệm vụ phòng vệ khác.
"Nhưng cho đến nay, biến thể J-10D vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm bởi Viện thiết kế máy bay Thành Đô, và chưa hoàn tất", theo nguồn tin.
Chuyên gia Chu Thần Minh tại Viện khoa học và công nghệ quân sự Viễn Vọng tại Bắc Kinh cho rằng việc phát triển các máy bay tác chiến điện tử đa năng dựa trên những mẫu máy bay hiện có đang trở thành một xu hướng mới nhờ tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
PLA phát triển máy bay tác chiến điện tử đầu tiên vào thập niên 1980, dựa trên mẫu oanh tạc cơ H-5, với chức năng gây nhiễu nhằm tháp tùng các đội hình tiêm kích.
Theo ông Chu, mẫu J-15D và J-16D được thiết kế để chiến đấu cùng mẫu J-20 tàng hình và mẫu J-15 trên tàu sân bay, với khả năng bay trên 500-1.000 km nhằm tấn công tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu như trạm radar, căn cứ quân sự và trung tâm chỉ huy.
Trong khi đó, J-10D nhằm đối phó thế hiện máy bay hạng nhẹ F-35 Lightning II của Mỹ có hệ thống quang - điện tử giúp nhận diện mục tiêu và cải thiện khả năng nắm bắt tình hình của phi công, giúp máy bay xác định những khu vực cần thiết.
Tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với sự phát triển vũ khí của Mỹ Xung đột ở Ukraine có thể thay đổi các loại vũ khí mà Lầu Năm Góc mong muốn. Người đứng đầu tập đoàn quốc phòng lớn thứ hai của Mỹ mới đây cho biết cuộc xung đột ở Ukraine có thể làm thay đổi kế hoạch mua vũ khí trong tương lai của Lầu Năm Góc, khi các nhà lãnh đạo quân sự...