Kazakhstan không cho Mỹ đặt căn cứ quân sự ở Caspian
Bộ Ngoại giao Kazakhstan tuyên bố nước này sẽ không cho phép các nước khác thiết lập các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của mình và Mỹ sẽ không có các căn cứ quân sự ở vùng biển Caspian.
Theo một thỏa thuận được ký kết giữa Kazakhstan và Mỹ năm 2010, Kazakhstan cho phép Mỹ vận chuyển qua lãnh thổ nước này một số trang bị quân dụng cho lực lượng quân sự ở Afghanistan. Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev hồi tháng năm vừa qua đã thông qua nghị định thư bổ sung mà hai bên ký kết từ tháng 9 năm ngoái.
Nội dung nghị định thư, một chương trình truyền hình của Nga phát sóng hôm 2/7 nói rằng chính phủ Kazakhstan đã quyết định cho phép Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở vùng biển Caspian.
Tuyên bố của Bộ ngoại giao Kazakhstan cho biết vị khách mời trong chương trình truyền hình đó phát biểu như vậy chỉ chứng tỏ không nắm rõ nội dung. Nghị định thư chỉ bổ sung 2 cảng cho phép quân đội Mỹ vận chuyển quân dụng qua lãnh thổ nước này. Không hề có nội dung cho phép Mỹ hoặc nước khác thiết lập căn cứ quân sự ở vùng biển Caspian.
Theo thỏa thuận chung của lãnh đạo 5 nước vùng biển Caspian gồm Kazakhstan, Nga, Iran, Turkmenistan và Azerbaijan hồi tháng 9/2014, mọi hoạt động của 5 nước ở vùng biển Caspian đều phải tuân theo thỏa thuận này. Trong đó quy định không cho phép bất kỳ quốc gia nào ở ngoài khu vực được phép đóng quân ở vùng biển Caspian – Tuyên bố của Bộ ngoại giao Kazakhstan nhấn mạnh – sẽ không cho phép quân đội nước thứ ba có mặt ở vùng biển Caspian, càng không có khả năng cho phép xây dựng căn cứ quân sự ở vùng biển này.
Theo Đỗ Trọng Phương
Tiền phong
5 điều có thể bạn chưa biết về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga
Ngày 9.5 hàng năm là thời điểm Nga rầm rộ tổ chức duyệt binh mừng Ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Moscow, với những trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất.
Video đang HOT
Siêu tăng T-14 Armata của Nga xuất hiện trên Quảng trường Đỏ.
Nhân dịp này, trang Sputnik của Nga đã điểm lại những sự kiện nổi bật trong suốt quá trình lịch sử Nga tổ chức lễ duyệt binh.
Lễ duyệt binh đầu tiên không tổ chức vào tháng 5
Mặc dù 9.5 được coi là ngày chiến thắng trước phát xít Đức, lễ duyệt binh đầu tiên trên thực tế được tổ chức vào ngày 24.6.1945.
Phải đến 20 năm sau, vào năm 1965, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev mới tuyên bố 9.5 là ngày nghỉ lễ quốc gia và tổ chức duyệt binh.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, lễ duyệt binh thường niên bị tạm ngừng cho đến năm 1995, nhưng khi đó không có sự xuất hiện của các phương tiện quân sự.
Đến năm 2008, lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng mới đánh dấu sự xuất hiện trở lại của các phương tiện quân sự, bao gồm cả máy bay.
Lá cờ Chiến thắng chỉ duy nhất một lần xuất hiện ở Quảng trường Đỏ
Duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng năm 1945.
Lá cờ Chiến thắng nổi tiếng, từng tung bay ở Berlin năm 1945 trên thực tế chỉ duy nhất một lần xuất hiện trong cuộc duyệt binh và đó cũng không phải năm 1945.
Cuộc duyệt binh năm 1945 không có sự xuất hiện của lá cờ bởi 4 binh sĩ Liên Xô từng treo lá cờ trên tòa nhà quốc hội Đức không được huấn luyện diễu hành.
4 binh sĩ này chỉ diễu hành với lá cờ nguyên bản vào năm 1965. Kể từ đó, lá cờ được bảo quản đặc biệt để gìn giữ theo thời gian. Các cuộc duyệt binh sau này chỉ sử dụng lá cờ khác giống hệt.
Tên lửa hạt nhân đều là "đồ thật"
Có những tranh cãi rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) xuất hiện trong cuộc duyệt binh có thể không phải là thật vì lý do an toàn.
Ngược lại, có lời đồn đại rằng các tên lửa Topol-M và nhiều ICBM khác hoàn toàn có thể khai hỏa ngay khi duyệt binh ở Quảng trường Đỏ.
Trong cuộc duyệt binh năm 1965, lãnh đạo Liên Xô Khrushchev công bố nhiều mẫu ICBM hoàn toàn mới, nhưng các mẫu này đều không được phát triển về sau.
Tên lửa hạt nhân xuất hiện trong lễ duyệt binh năm 1965.
Theo báo Nga Rossiyskaya Gazeta, các tên lửa hạt nhân của Nga ngày nay xuất hiện trong cuộc duyệt binh đều là thật. Nhưng trên thực tế, không một ai có thể kiểm chứng điều này.
Từng có hai cuộc duyệt binh vào năm 1995
Vào năm 1995, Tổng thống Nga Boris Yeltsin lần đầu tổ chức duyệt binh kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Lãnh đạo 52 quốc gia, bao gồm Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân có mặt chứng kiến lễ duyệt binh.
Nhưng các khí tài quân sự khi đó không xuất hiện trên Quảng trường Đỏ. Thay vào đó, các cựu chiến binh đại diện cho các lực lượng từng chiến đấu trong Thế chiến 2 tham gia diễu hành.
Các phương tiện quân sự duyệt binh riêng ở Poklonnaya Gora, đài tưởng niệm lớn cách Điện Kremlin khoảng 9km.
Quân Đồng minh lần đầu tham gia duyệt binh năm 2010
Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới tham dự lễ duyệt binh năm 1995.
Lực lượng của các nước Đồng minh chỉ tham gia duyệt binh vào năm 2010, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Chiến thắng. Binh sĩ Mỹ, Anh, Pháp và Ba Lan tham gia duyệt binh.
Bên cạnh các lực lượng phương Tây là binh sĩ của khối Liên Xô cũ, bao gồm Azerbaijan, Armenia, Belorussia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Moldova.
Trước năm 2010, quân Đồng minh chỉ một lần duyệt binh mừng Ngày chiến thắng ngay tại Berlin, Đức, vào ngày 7.9.1945. Vào ngày đó, Liên Xô, Pháp, Anh và Mỹ đều duyệt binh cùng nhau.
Theo Danviet
Khám phá loại vũ khí Anh dùng dội mưa lửa vào Syria Các chiến đấu cơ Anh cất cánh từ sân bay quân sự ở đảo Síp đã phóng loạt tên lửa nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ gần Homs. Một chiến đấu cơ Tornado GR4. Theo Daily Mail, trong khi Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk, Pháp phóng tên lửa MdCN thì Anh sử dụng các chiến đấu cơ trong đợt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trước giờ công bố phán quyết luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Tổng thống Trump sa thải hàng loạt quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia

Hàn Quốc nâng mức cảnh báo an ninh cao nhất trong ngày phán quyết về Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chính thức bị bãi nhiệm sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp

Gần 100.000 người đăng ký 20 ghế theo dõi phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

Israel tuyên bố bước vào 'giai đoạn mới' ở Gaza

Thâm hụt thương mại tháng 2 của Mỹ thu hẹp

Trung Quốc sẽ hành động như thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ?

Chính sách thuế của Mỹ: Washington để ngỏ cửa đàm phán với các nước

Khám phá Hàng Châu: Từ 'Thung lũng Silicon Trung Quốc' đến Trung tâm AI đột phá

Mỹ: Thâm hụt thương mại giảm trước khi áp dụng chính sách thuế mới

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Có thể bạn quan tâm

Địa Đạo: Quang Tuấn đỏ mặt vì yêu cầu cảnh 'gần gũi' từ đạo diễn, hy sinh 14kg
Phim việt
11:37:50 04/04/2025
Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng hơn 120 năm bất ngờ tái xuất: Vẻ ngoài nhỏ bé nhưng rất khỏe và khá "nóng nảy"
Lạ vui
11:04:46 04/04/2025
Giám đốc bỏ phố về ngoại ô Hà Nội, dành 6 năm làm khu vườn 3.500m2 'trong mơ'
Sáng tạo
10:58:07 04/04/2025
5 gam màu ai cũng mặc hè này
Thời trang
10:32:44 04/04/2025
1 nữ diễn viên bị tịch thu 15kg vàng trong người ngay tại sân bay: Cảnh sát khám xét nhà riêng phát hiện thêm 14 tỷ đồng
Sao châu á
10:14:57 04/04/2025
Myra Trần ra sao sau những thăng trầm?
Nhạc việt
10:12:16 04/04/2025
NSƯT Bùi Thạc Chuyên nói gì về các tình tiết dễ gây tranh cãi ở "Địa đạo"?
Hậu trường phim
10:08:18 04/04/2025
Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực
Du lịch
09:33:36 04/04/2025
JVevermind: "Mạng xã hội không còn vui nữa", thế ngày xưa thì vui cỡ nào?
Netizen
09:29:57 04/04/2025
Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán
Nhạc quốc tế
09:24:45 04/04/2025