Kazakhstan chìm trong bạo loạn, Tổng thống cầu cứu liên minh do Nga dẫn đầu
Tổng thống Kazakhstan đã đề nghị liên minh quân sự do Nga đứng đầu hỗ trợ ngăn bạo loạn ở nước này, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục lan rộng.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (Ảnh: Reuters).
Bất chấp việc chính phủ Kazakhstan đồng loạt từ chức nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình, những người biểu tình ở đây tiếp tục xuống đường biểu tình, đốt phá, đụng độ với lực lượng an ninh để phản đối chính sách tăng giá nhiên liệu của chính phủ. Đây có thể coi là đợt bạo loạn nghiêm trọng chưa từng có trong hơn 10 năm qua ở quốc gia Trung Á này.
Trong bài phát biểu thứ hai trên truyền hình kể từ khi bạo loạn nổ ra, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev gọi đây là “mối đe dọa khủng bố”. Ông nói rằng, các băng nhóm khủng bố “do nước ngoài huấn luyện” đã chiếm các tòa nhà chính quyền, các cơ sở hạ tầng khác cùng với nhiều vũ khí. Người biểu tình cũng đốt phá dinh tổng thống cũ ở Almaty, thành phố lớn thứ hai của Kazakhstan. Họ giành quyền kiểm soát sân bay cùng với 5 máy bay ở thành phố này.
“Nó đang đe dọa tính toàn vẹn của một quốc gia và quan trọng nhất nó là sự tấn công vào người dân, nhưng người đang đề nghị tôi giúp đỡ khẩn cấp. Almaty đang bị tấn công, bị phá hoại, người dân Almaty đang trở thành nạn nhân của những phần tử khủng bố, do vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là hành động bằng mọi cách có thể để bảo vệ đất nước”, ông Tokayev nói.
Kazakhstan chìm trong bạo loạn, Tổng thống cầu cứu liên minh do Nga dẫn đầu
Đề nghị sự giúp đỡ của liên minh do Nga đứng đầu
Tổng thống Tokayev cho biết, ông đã đề nghị sự giúp đỡ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) – một liên minh quân sự do Nga đứng đầu gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. “Tôi cho rằng, nhờ sự can thiệp của các đối tác CSTO là đúng đắn và kịp thời”, người đứng đầu chính phủ Kazakhstan cho biết.
Đáp lại đề nghị này, Chủ tịch CSTO Nikol Pashinyan cho biết, tổ chức này sẽ triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Kazakhstan. CSTO hiện chưa công bố quy mô và chi tiết kế hoạch triển khai lực lượng, nhưng ông Pashinyan – Thủ tướng Armenia – cho hay, lực lượng này sẽ chỉ triển khai ở Kazakhstan trong một thời gian nhất định.
Kazakhstan chìm trong bạo loạn (Ảnh: Reuters).
“Đáp lại đề nghị của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cũng như cân nhắc đến mối đe dọa an ninh và chủ quyền của Kazakhstan và những yếu tố khác, CSTO quyết định cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Cộng hòa Kazakhstan theo Khoản 4 Hiệp ước An ninh Tập thể”, ông Nikol Pashinyan thông báo trên Facebook.
Các cuộc biểu tình ở Kazakhstan nổ ra từ đầu tuần sau khi chính phủ nước này quyết định tăng gấp đôi giá nhiên liệu. Chỉ trong vòng vài ngày, làn sóng biểu tình đã lan ra khắp đất nước và ngày càng nhuốm màu bạo lực.
Chính phủ của Tổng thống Tokayev đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm từ ngày 4/1. Tổng thống Tokayev cũng chấp nhận đơn từ chức của toàn nội các, chỉ định Phó Thủ tướng Alikhan Smailov làm Thủ tướng lâm thời cho đến khi nội các mới được thành lập.
Bất chấp những biện pháp này, bạo loạn vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều thành phố của Kazakhstan. Các hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy, người biểu tình đụng độ với lực lượng an ninh, đốt xe cảnh sát, đập phá hoặc phóng hỏa các tòa nhà chính quyền.
Kazakhstan đỏ lửa biểu tình, Chính phủ từ chức tập thể
Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra ở Kazakhstan sau khi giá nhiên liệu tăng vì các điều chỉnh của chính phủ.
Chính phủ Kazakhstan đã từ chức, trong khi Nga cũng lên tiếng về tình hình ở quốc gia Trung Á này.
Một chiếc xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ở Almaty, Kazakhstan vào ngày 5-1 - Ảnh: REUTERS
Ngày 5-1, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev của Kazakhstan chấp nhận đơn từ chức của toàn bộ chính phủ nước này, sau khi giá nhiên liệu tăng làm dấy lên các cuộc biểu tình nghiêm trọng ở quốc gia Trung Á, theo Hãng tin Reuters.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev bổ nhiệm Phó thủ tướng Alikhan Smailov làm thủ tướng lâm thời.
Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev cũng ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 2 tuần tại tỉnh Mangistau và thành phố Almaty do các cuộc biểu tình bạo lực tại những nơi này. Ông cho rằng những kẻ khiêu khích trong và ngoài nước đứng sau tình trạng bạo lực.
Theo Reuters, nhiều người biểu tình đã xông vào các tòa nhà công quyền ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan, vào ngày 5-1.
Video phát trực tiếp trên Instagram bởi một blogger người Kazakhstan cho thấy đám cháy bên trong văn phòng thị trưởng ở thành phố Almaty, và tiếng súng nổ xung quanh. Các video khác còn cho thấy cảnh hỏa hoạn tại văn phòng công tố viên gần đó.
Atameken, nhóm vận động hành lang cho các doanh nghiệp của Kazakhstan, cho biết các thành viên của nhóm này đang báo cáo những vụ tấn công nhằm vào các ngân hàng, cửa hàng và nhà hàng.
Biểu tình vì giá nhiên liệu tăng ở Kazakhstan - Video: The Telegraph
Trước đó một ngày, cảnh sát sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán hàng trăm người biểu tình khỏi quảng trường chính ở Almaty.
Sở Y tế thành phố Almaty cho biết 190 người tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, trong đó có 137 cảnh sát. Chính quyền thành phố này kêu gọi người dân ở nhà.
Các cuộc biểu tình nói trên bắt đầu nổ ra sau khi Chính phủ Kazakhstan dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vào đầu năm 2022, khiến giá nhiên liệu tăng đáng kể. Chính phủ nước này giải thích giá quy định trước đó gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất và cần được tự do hóa.
Chỉ trong vài ngày sau khi chính phủ ngừng kiểm soát giá, giá LPG tại các trạm xăng của Kazakhstan đã tăng gấp đôi từ 60 tenge (0,14 USD) lên 120 tenge (0,28 USD) một lít. Chính quyền ước tính 70-90% phương tiện giao thông tại tỉnh Mangistau chạy bằng loại nhiên liệu này.
Khi thông báo về việc Chính phủ Kazakhstan từ chức, Tổng thống Tokayev cho biết biện pháp giới hạn giá nhiên liệu sẽ được áp dụng trở lại và đây sẽ là "quy định giá tạm thời" trong thời gian 180 ngày.
Ngày 5-1, Nga đã kêu gọi các bên ở Kazakhstan "đối thoại" khi nước này chứng kiến tình trạng bất ổn chưa từng có vì vấn đề giá nhiên liệu tăng.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Kazakhstan. Chúng tôi ủng hộ một giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề trong khuôn khổ luật pháp và hiến pháp cũng như thông qua đối thoại, chứ không phải thông qua các cuộc bạo loạn trên đường phố và những hành vi vi phạm pháp luật" - Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố.
Nga ủng hộ giải pháp hòa bình cho bất ổn ở Kazakhstan Ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở quốc gia láng giềng Kazakhstan và kêu gọi các bên tiến hành đối thoại trong bối cảnh tình trạng bất ổn chưa từng thấy đã vượt tầm kiểm soát ở quốc gia Trung Á này. Người biểu tình tập trung tại thành phố Almaty, Kazakhstan...