Katyusha nhắm thẳng Đại sứ quán Mỹ ở Iraq
3 quả tên lửa được xác định là Katyusha đã dội xuống Baghdad, trong đó 2 quả rơi gần đại sứ quán Mỹ.
RT ngày 5/1 dẫn nguồn tin cho biết, còi báo động đã vang lên ở khu vực bờ Tây sông Tigris sau khi 3 quả tên lửa được xác định là Katyusha, trong đó 2 quả nã xuống gần đại sứ quán Mỹ.
Hiện chưa có thông tin về con số thương vong và thiệt hại sau vụ tấn công nói trên. Đây là vụ tấn công bằng tên lửa thứ hai nhắm vào Đại sứ quán Mỹ chỉ trong vài ngày sau khi Mỹ thừa nhận sát hại thiếu tướng Qassim Soleimani – Chỉ huy Lực lượng Quds.
Người biểu tình cầm di ảnh thiếu tướng Soleimani, phản đối vụ không kích của Mỹ trước văn phòng LHQ ở thủ đô Tehran, Iran.
Trước đó, ngày 4/1, tên lửa cũng bắn xuống khu vực Đại sứ quán Mỹ và một căn cứ không quân ở phía Bắc thủ đô Baghdad. Vụ tấn công khiến 5 thường dân bị thương.
Các vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào Đại sứ quán Mỹ bị Washington quy trách nhiệm cho lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn thực hiện. Tổng thống Donald Trump sau đó đe dọa sẽ tấn công 52 địa điểm ở Iran để đáp trả.
Trong khi chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm 2 vụ tấn công hôm 4/1 và 5/1, nhóm Kataeb Hezbollah được đào tạo ở Iran đã kêu gọi người dân Iraq tránh xa nơi đồn trú của lực lượng Mỹ ít nhất 1 km bắt đầu từ 17h ngày 5/1 (giờ địa phương).
Video đang HOT
Iraq xua đuổi Mỹ
Cũng trong ngày 5/1, Quốc hội Iraq đề nghị trục xuất quân đội Mỹ khỏi nước này sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Washington khiến tướng Iran Qassem Suleimani thiệt mạng.
Các nghị sĩ Iraq đã phê chuẩn dự luật yêu cầu chấm dứt thỏa thuận với Mỹ. Thỏa thuận cho phép Washington gửi lực lượng giúp chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cách đây hơn 4 năm.
Dù dự luật được chính phủ Iraq chấp thuận nhưng trong trường hợp hủy bỏ thỏa thuận, Baghdad phải báo trước cho Washington 1 năm để chuẩn bị cho việc rút quân.
Bộ Ngoại giao Iraq cũng triệu tập Đại sứ Mỹ Matthew Tueller để lên án vụ giết ông Soleimani, mô tả đó là một sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Iraq.
Phán ứng trước diễn biến tại quốc hội Iraq, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortangus nói họ vẫn đang chờ phía Iraq làm rõ về hàm ý pháp lý sau cuộc bỏ phiếu. Washington đồng thời bày tỏ thất vọng trước diễn biến và mạnh mẽ kêu gọi Baghdad cân nhắc lại quyết định.
Sau cái chết của ông Soleimani, Iran hôm 5/1 tuyên bố từ bỏ các giới hạn trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Động thái này có thể đưa Tehran đến gần hơn với việc chế tạo bom nguyên tử.
Truyền thông Iran xác nhận, nước này không tiếp tục tuân thủ những giới hạn về làm giàu nhiên liệu hạt nhân, quy mô kho dự trữ uranium đã làm giàu và các hoạt động nghiên cứu, phát triển hạt nhân.
Động thái này được xem là lời đe dọa hạt nhân rõ nhất mà Tehran từng đưa ra kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và tái lập các lệnh trừng phạt lên Iran.
Trung Thành
Theo baodatviet.vn
Lãnh đạo các nước tiếp tục phản ứng về vụ Mỹ không kích sân bay Baghdad
Lãnh đạo một số nước tiếp tục đưa ra phản ứng cũng như tiến hành thảo luận về tình hình Trung Đông sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq hôm 3/1, khiến Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng.
Xe ô tô bốc cháy sau vụ không kích do Mỹ tiến hành tại sân bay quốc tế thủ đô Baghdad, Iraq, ngày 3/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 4/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trao đổi ý kiến về các vấn đề thời sự quốc tế. Theo thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao Nga, hai bộ trưởng tập trung thảo luận tình hình Trung Đông, đặc biệt là hậu quả cuộc tấn công của quân đội Mỹ vào sân bay Baghdad. Hai bộ trưởng khẳng định việc sử dụng vũ lực vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc là không thể chấp nhận được và cần thiết phải tôn trọng chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
Liên quan đến căng thẳng tại Trung Đông, Hãng thông tấn Saudi Arabia đưa tin Quốc vương Salman đã gọi điện cho Tổng thống Iraq Berham Saleh nhằm thảo luận về tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng tại khu vực sau khi Mỹ tiến hành không kích vào sân bay quốc tế Baghdad tại Iraq. Quốc vương Salman khẳng định với Tổng thống Saleh rằng Saudi Arabia ủng hộ an ninh và ổn định của Iraq.
Tương tự, Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã có cuộc điện đàm trao đổi tình hình khó khăn Iraq và khu vực đang phải đối mặt.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thảo luận về những căng thẳng mới nhất tại Trung Đông với người đồng cấp Iraq Berham Saleh và Thái tử Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed al-Nahyan. Thông cáo của văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Macron và ông Saleh sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng ở Iraq và khu vực.
Trong khi đó, Anh kêu gọi tất cả các bên kiềm chế sau khi Mỹ tiến hành không kích sát hại Thiếu tướng Qasem Soleimani, nhưng khẳng định đồng minh thân cận nhất của London có quyền tự vệ trước những đe dọa nhằm vào công dân của họ theo luật pháp quốc tế. Nội dung này được đưa ra trong cuộc trao đổi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace với người đồng cấp Mỹ Mark Esper cùng ngày 4/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi các bên liên quan thực hiện kiềm chế và giảm leo thang ở Trung Đông sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh không kích sân bay quốc tế Baghdad. Ông Morrison xác nhận Tổng thống Mỹ không cảnh báo trước các đồng minh về cuộc không kích nhưng Australia biết Mỹ lo ngại một số hành động của Iran.
Lực lượng Quds do ông Soleimani lãnh đạo bị Mỹ coi là một tổ chức khủng bố nước ngoài. Ông Morrison cho biết thêm Australia tập trung nỗ lực bảo đảm an toàn cho vào các nhân viên quốc phòng và ngoại giao Australia tại Trung Đông và tiếp tục theo dõi tình hình khu vực hết sức chặt chẽ. Hiện có khoảng 250 - 280 nhân viên lực lượng quốc phòng Australia đang có mặt ở Trung Đông, và Đại sứ quán Australia ở Baghdad đã được đặt trong tình trạng báo động.
Tại Trung Mỹ, Chính phủ Nicaragua lên án các lực lượng Mỹ hành động "khủng bố" sát hại Thiếu tướng Soleimani, đồng thời cảnh báo đề phòng những hậu quả tiêu cực của vụ tấn công trên đối với hòa bình quốc tế. Đồng cảm với nhân dân Iran và Iraq, Nicaragua miêu tả tội ác của Washington là "khủng bố quốc tế".
Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Iran tiếp diễn căng thẳng sau vụ máy bay không người lái của Mỹ tấn công sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq hôm 3/1, khiến Tư lệnh đơn vị Quds thuộc IRGC, Thiếu tướng Soleimani, và ông Abu Mahdi al-Muhandis, Phó Chỉ huy Lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi ở Iraq, thiệt mạng.
Lầu Năm Góc xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị không kích nhằm sát hại Thiếu tướng Soleimani. Động thái này vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế và dấy lên quan ngại về nguy cơ gia tăng bạo lực tại khu vực. Tehran khẳng định Washington phải chịu trách nhiệm và nước CH Hồi giáo sẽ có hành động đáp trả.
Theo Nguyễn Hằng - Nguyễn Minh (TTXVN)
Nguy cơ mới với Tổng thống Trump: Luật sư bị điều tra vi phạm tài chính Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đang bị điều tra vi phạm quy định tài chính trong chiến dịch tranh cử. Theo 3 quan chức Mỹ, ông Rudy Giuliani, luật sư cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đang bị các công tố viên liên bang điều tra về các vi phạm tài chính trong chiến dịch...