Kaspersky ngăn chặn hơn 300.000 phần mềm đánh cắp mật khẩu nhắm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ
Kaspersky vừa tiết lộ các hoạt động độc hại nhắm tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm 2022
Số liệu thống kê của Kaspersky
Cụ thể, tội phạm mạng đã thực hiện 11.298.154 cuộc tấn công vào web, trong đó, Kasperksy đã ngăn chặn được nhiều sự cố nhất tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan. Dữ liệu được ghi nhận tại các DNVVN có quy mô 50-200 nhân viên và đồng ý cung cấp số liệu thống kê cho giải pháp của Kaspersky.
Video đang HOT
Các mối đe dọa trên web, hay trực tuyến là nguy cơ an ninh mạng có thể gây ra nhiều hành động không mong muốn trên môi trường Internet, được tạo ra từ các lỗ hổng ở phía người dùng cuối, nhà phát triển hoặc vận hành dịch vụ web hoặc chính bản thân các dịch vụ web đó.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky Đông Nam Á chia sẻ: “Tổn thất do một sự cố rò rỉ dữ liệu gây ra tại các doanh nghiệp này trong năm 2021 là 74.000 đô la Mỹ. DNVVN đã phải chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch, và với làn sóng tấn công từ tội phạm mạng như hiện nay, sự cân đối giữa an ninh mạng và ngân sách hạn hẹp sẽ giúp các doanh nghiệp này đảm bảo việc hồi phục một cách vững vàng hơn”.
Bên cạnh mối đe dọa web, Kaspersky cũng đã ngăn chặn tổng cộng 373.138 trojan-PSW ( Password Stealing Ware) cố gắng xâm nhập vào các DNVVN trong khu vực. Trong 6 tháng đầu năm, các quốc gia ghi nhận nhiều sự cố nhất gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Trojan-PSW là phần mềm độc hại chuyên đánh cắp mật khẩu, và thông tin khác của tài khoản giúp kẻ tấn công có được quyền truy cập vào mạng công ty và đánh cắp những thông tin nhạy cảm.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc lựa chọn một giải pháp bảo mật theo truyền thống là rất khó. Các sản phẩm dành cho người dùng gia đình thiếu các tính năng cần thiết, còn các giải pháp cho các doanh nghiệp lớn thì tốn kém và quá phức tạp để quản lý nếu không có bộ phận Bảo mật CNTT chuyên trách. Ngoài ra, thách thức về giữ dòng tiền sau cuộc khủng hoảng tiếp tục tác động lên các DNVVN trong khu vực khiến ngân sách an ninh mạng bị hạn chế.
Để tránh trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công web và Trojan đánh cắp mật khẩu, DNVVN nên: Tuân thủ quy tắc “ít đặc quyền nhất” khi cấp quyền, nghĩa là nhân viên chỉ được cấp quyền đủ để hoàn thành công việc; nắm rõ nơi lưu trữ thông tin quan trọng và ai có quyền truy cập vào những thông tin này. Từ đó, phát triển hướng dẫn cho nhân viên mới, bao gồm quy định giới hạn truy cập cho từng vị trí công việc khác nhau; xây dựng văn hóa an ninh mạng giúp ngăn chặn nhiều cuộc tấn công, chẳng hạn như sổ tay an ninh mạng cho nhân viên để tất cả mọi người đều nắm được kiến thức và thông tin như nhau. Tham khảo thêm một số ví dụ khác về văn hóa an ninh mạng tại đây; khuyến nghị nhân viên nên khóa máy tính khi rời bàn làm việc, vì văn phòng thường có các bên thứ ba ghé thăm như khách hàng, ứng viên nộp đơn xin việc…
Tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu tại... các điểm sạc điện thoại công cộng
Không thể phủ nhận rằng các phương tiện sạc công cộng rất hữu ích khi pin của điện thoại sắp hết, nhưng giờ đây, nó cũng có thể mở ra cánh cổng cho tin tặc lấy cắp dữ liệu của bạn.
Tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu của bạn
Cảnh sát Odisha đã chia sẻ một thông tin: Tin tặc có thể cài phần mềm độc hại vào bộ sạc công cộng, đồng thời kết nối cáp USB ở phía bên kia để truy cập những chiếc máy được cắm vào cổng đó. Trong khi bạn bận rộn sử dụng điện thoại, tin tặc đã lây nhiễm vi-rút vào điện thoại của bạn và lấy cắp thông tin bí mật của bạn. Quá trình này được gọi là Juice Jacking.
Nguy cơ ở đây sẽ hầu như xảy ra ở cổng sạc USB, đừng nhầm lẫn với phích cắm công tắc điện thông thường. Ngay khi bạn cắm điện thoại vào bất kỳ cổng sạc nào trong số này, điện thoại của bạn có thể trở nên dễ bị tổn thương và có thể bị đánh cắp dữ liệu. Tin tặc có thể kiểm soát điện thoại của bạn và thực hiện tội phạm mạng từ thiết bị của bạn. Bạn thậm chí sẽ không biết những tác động này đang xảy ra.
Cách khắc phục và đề phòng
Hầu hết các điện thoại thông minh ngày nay đều bị tắt tính năng truyền dữ liệu theo mặc định và chỉ cho phép bạn gửi tệp khi được phép theo cách thủ công. Ví dụ: khi kết nối điện thoại với máy tính, bạn sẽ thấy một thông báo nhắc nhở về việc bạn muốn chia sẻ tệp hay sạc thiết bị. Rút phích cắm điện thoại của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận được lời nhắc đó khi đang sạc điện thoại qua trạm sạc công cộng.
Facebook cảnh báo về các ứng dụng đánh cắp mật khẩu Ngày 7/10, Meta đã cảnh báo hơn 1 triệu người dùng Facebook về các ứng dụng trên điện thoại thông minh tưởng là vô hại nhưng có thể đánh cắp mật khẩu truy cập Facebook. Phát biểu tại cuộc họp báo, Giám đốc Bộ phận phòng chống các mối đe dọa của Meta (công ty chủ quản Facebook), ông David Agranovich, cho biết,...