Kaspersky cảnh báo nạn bán dữ liệu, lừa đảo, tấn công tiền ảo tăng
Nhóm chuyên gia bảo mật đến từ Kaspersky vừa đưa ra những dự đoán về tình hình không gian mạng khu vực Đông Nam Á trong năm 2022.
Kaspersky đưa ra dự đoán về tình hình an ninh mạng 2022
Nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân những định hướng tốt trước các mối đe dọa trực tuyến và đảm bảo giai đoạn phục hồi của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia từ Nhóm nghiên cứu & phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) đã đưa ra một bài phân tích, với bốn xu hướng hàng đầu cần chú ý trong năm 2022.
Tiền điện tử, NFT đứng đầu nhóm nguy cơ
Đáng chú ý nhất, các nhà nghiên cứu đặt ra sự lo lắng trước làn sóng tấn công quy mô hơn vào các doanh nghiệp tiền điện tử.
Hiện tại, các quốc gia ở Đông Nam Á được cho là đang dẫn đầu về tỷ lệ sở hữu NFT (non-fungible token – tài sản không thể thay thế, có thể kể đến như Philippines ở vị trí đầu bảng (32%), sau đó là Thái Lan (26,2%), Malaysia (23,9%), Việt Nam (17,4%) và Singapore (6,8%). Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới, do đó các nhóm tin tặc sẽ nhắm đến và tấn công mạnh vào đây.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhóm GReAT còn cho rằng các vụ tấn công sẽ nhắm trực tiếp vào nhân viên các công ty khởi nghiệp và sàn giao dịch tiền điện tử thông qua kỹ thuật tinh vi, khai thác phần mềm, thậm chí cả các nhà cung cấp giả mạo. Ngoài ra, tin tặc cũng có thể tổ chức tấn công hàng loạt thông qua phần mềm chuỗi cung ứng hoặc các thành phần liên quan như thư viện mã của bên thứ ba.
Không những ảnh hưởng đến thị trường tiền mã hóa toàn cầu, các vụ tấn công này dự kiến còn kéo theo giá cổ phiếu của các công ty riêng lẻ, vì kẻ tấn công kiếm tiền thông qua giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán.
Rò rỉ dữ liệu và lừa đảo “phi công nghệ” có xu hướng gia tăng
Trong năm vừa qua, các vụ rò rỉ dữ liệu diễn ra rất thường xuyên với quy mô lớn. Các vụ việc này đa số được ghi nhận trên một diễn đàn chuyên rao bán dữ liệu của các tin tặc.
Cụ thể, hệ thống y tế Thái Lan đã liên tục hứng chịu chỉ trích trước những vụ rò rỉ dữ liệu, làm ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn bệnh nhân. Bên cạnh đó, một công ty bảo mật được cho là hàng đầu Việt Nam cũng bị đăng bán mã nguồn “công nghệ lõi” phần mềm diệt virus, xâm nhập vào hệ thống chat nội bộ và bị đăng tải công khai thông tin nhạy cảm của gần 200 khách hàng.
Nhóm GReAT Kaspersky quan ngại sâu sắc khi đa số các nạn nhân không thể xác định được kẻ tấn công cũng như không tìm ra cách chúng bị xâm nhập, đồng thời đưa ra cảnh báo các vụ tấn công dữ liệu sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2022.
Đa phần các vụ tấn công không thể xác định hacker, thậm chí phải xử lý theo hướng… rút dây điện
Bên cạnh đó, các hành vi lừa đảo “phi công nghệ” cũng được nhóm chuyên gia cảnh báo là sẽ có xu hướng tiếp tục gia tăng trong một vài năm sắp tới.
Lý giải điều này, Kaspersky cho biết không gian mạng đã được bảo vệ nghiêm ngặt và việc khai thác lỗ hổng để tấn công trực tiếp gần như là điều không thể, do đó tin tặc có xu hướng chuyển sang khai thác từ “yếu tố con người” với những hành vi lừa đảo đòi hỏi hành động của người dùng (truy cập vào link xấu, gửi thông tin cá nhân qua “tuyển dụng trá hình”…) là điều tất yếu.
Xu hướng tấn công ransomware có chủ đích giảm
Nhờ sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ và nhiều lực lượng đặc nhiệm theo dõi các băng đảng ransomware giúp nhóm chuyên gia của Kaspersky tin rằng các vụ tấn công ransomware chủ đích sẽ giảm trong năm 2022.
Tuy nhiên, các dịch vụ lưu trữ có sẵn rộng rãi được cung cấp bởi các quốc gia như Singapore và Malaysia, các dịch vụ trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng vẫn có thể bị lạm dụng bởi các băng đảng ransomware.
Mã độc tống tiền tại Việt Nam tăng gần 200%
Cùng với việc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, mã độc tống tiền (ransomware) tiếp tục có "đất diễn" và được dự báo gây nhiều hiểm họa.
Theo báo cáo Hoạt động của mã độc tống tiền đầu tiên của VirusTotal và Google, mã độc tống tiền - ransomware tăng gần 200% so với thời điểm ban đầu tại Việt Nam. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các tổ chức doanh nghiệp cũng như nhiều cá nhân tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang "chuyển đổi số", làm quen với việc làm việc trực tuyến.
Ransomware bùng nổ trong thời gian qua
Trước đó, vào tháng 5.2021, hãng bảo mật Kaspersky đã lên tiếng cảnh báo số lượng người dùng bị tấn công bởi phần mềm tống tiền có mục tiêu đã tăng tới 767% so với năm 2019. Hai nhóm phần mềm tống tiền có mục tiêu nổi tiếng nhất trong giai đoạn này có tên gọi là Maze, Ragnar Locker.
Trong đó, WannaCry vẫn là nhóm phần mềm tống tiền thường gặp nhất. Mã độc này nhắm tới hàng chục nghìn người dùng và thông thường chỉ yêu cầu các nạn nhân trả một khoản tiền tương đối nhỏ để lấy lại dữ liệu. Phần mềm tống tiền dạng Trojan này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 và đã gây thiệt hại ít nhất là 4 tỉ USD tại 150 quốc gia.
Fedor Sinitsyn, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky, cảnh báo: "Mục tiêu chính có thể sẽ tiếp tục là các công ty và tổ chức lớn, có nghĩa là các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền sẽ tiếp tục trở nên tinh vi và có tính phá hoại cao hơn. Các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện để bảo vệ dữ liệu của mình".
Công ty IBM vừa đưa ra dự đoán về tương lai của an ninh mạng vào năm 2022. Một trong năm điểm chính của dự đoán này là "vào đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản". Cụ thể, IBM dự đoán các cuộc tấn công ransomware sẽ gia tăng không ngừng với mật độ nhiều hơn gấp ba lần hiện nay. Theo đó một cuộc tấn công bằng ransomware do một doanh nghiệp trải qua sẽ trở thành mối đe dọa tống tiền đối với đối tác kinh doanh của họ. Những kẻ tấn công ransomware sẽ không ngừng tống tiền tổ chức nạn nhân để đòi tiền chuộc.
Để phòng thủ và tự bảo vệ mình trước các hiểm họa trên, ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc Công ty bảo mật NTS, cho rằng: "Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tham gia trong các chuỗi cung ứng sản xuất, dịch vụ nên sử dụng nhà cung cấp đáng tin cậy, đồng thời xác minh độ an toàn phần mềm chuỗi cung ứng đó. Các doanh nghiệp cũng nên thực hiện diễn tập an ninh mạng để sẵn sàng khi có các tình huống "thực chiến" an ninh mạng xảy ra. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp phải luôn theo dõi các xu hướng và các cuộc tấn công mới nhất để nắm bắt tình hình, đồng thời liên tục khuyến khích nhân viên báo cáo các phát hiện và liên hệ đáng ngờ".
Riêng đối với người dùng cá nhân, ông Vũ khuyến cáo nên "thường xuyên cập nhật phần mềm; chú ý tới các cảnh báo từ phần mềm bảo mật; cảnh giác trong truyền thông, giao tiếp; sử dụng mật khẩu phức tạp và xác thực 2 yếu tố 2FA; cài đặt một giải pháp bảo mật đáng tin cậy cho các thiết bị, kể cả điện thoại di động".
Mã độc tống tiền tăng tới 200% tại Việt Nam Cùng với việc công bố báo cáo cho biết mã độc tống tiền - ransomware tăng gần 200% tại Việt Nam, Google cũng công bố hợp tác cùng NCSC ra mắt công cụ Trắc nghiệm về lừa đảo qua mạng bằng tiếng Việt (Phishing Quiz). Google vừa công bố báo cáo hoạt động của mã độc tống tiền (ransomware) được hãng này phối...