Karl Lagerfeld Khi ông hoàng nhắm mắt
“Họ đề nghị cả một gia tài để tôi viết hồi ky đời mình. Chẳng bao giờ tôi muốn làm điều đó cả. Vì tôi không có thời gian, và đến lúc tôi có thời gian, điều đó sẽ trở nên quá muộn màng. Hậu thế, không, cảm ơn! Paradise now! Thiên đường là lúc này đây!”
Cả đời cống hiến cho thời trang, xuất hiện trong những câu chuyện hào nhoáng, những bí mật về đời tư, luôn tỏa ánh hào quang như một “ông hoàng” thực thụ của thế giới Haute Couture… Tầm ảnh hưởng của Karl Lagerfeld đã bao trùm cả thời đại, tạo nên một huyền thoại bất diệt trong kỷ nguyên thời trang thế kỷ 20.
Ông hoàng tóc trắng Karl Lagerfeld đã dạy chúng ta bài học triết ly về “khoảnh khắc hiện tại”, nơi chẳng có chỗ cho hoài niệm, việc nghĩ về thời gian đã qua là điều vô nghĩa. Vào ngày 19/2, cả thế giới lại phải đối diện với một hiện thực và cúi chào vĩnh biệt người đàn ông vĩ đại của làng thời trang cao cấp. Ông đã khiến tất cả những người yêu thời trang phải thừa nhận và tin vào sự bất tử, vĩnh hằng. Karl luôn thích tô điểm đời mình trong vòng tròn của những lời đồn thật giả, đan xen với đó là nhiều mảnh ghép bí ẩn về cuộc sống hằng ngày. Thật khó khi phải viết ra những điều này: Người đàn ông tóc trắng luôn đeo kính đen đạo mạo của thời trang cao cấp đã qua đời. Giờ đây, chúng ta có thể chắc chắn rằng ông đã cống hiến 68 năm cuộc đời cho một điều duy nhất: thời trang.
Hình ảnh Karl Lagerfeld với mái tóc bạc buộc đuôi ngựa, cặp kính đen và bộ suit chỉnh tề đã trở thành biểu tượng.
Kể từ ngày giành giải Nhất trong hạng mục thiết kế áo khoác từ cuộc thi do International Wool Secretariat tổ chức, sau đó đầu quân cho Pierre Balmain; ai cũng nhìn thấy sự cuồng nhiệt và những quyết tâm không thể xoay chuyển của Karl Lagerfeld. Khi còn là Giám đốc sáng tạo ở nhà mốt Jean Patou, Karl thực hiện 50 thiết kế cho hai mùa mỗi năm. Nhưng tất cả những điều đó chưa bao giờ là đủ cho một chàng trai tuổi 20. Chàng thư sinh Karl Lagerfeld năm ấy khát khao mãnh liệt được khác biệt và làm việc như một NTK độc lập. Thế là ông rời Jean Patou và bắt đầu thiết kế cho Chloé (1963), Fendi (1965) đồng thời gây dựng thương hiệu riêng của mình.
Sau đó vào năm 1983, như tất cả chúng ta đều biết, Karl quyết định trở thành Giám đốc sáng tạo của Chanel, nơi ông được giao trọng trách xây dựng lại một đế chế đang trên đà tàn lụi. Khi được hỏi làm thế nào có thể dung hòa từng ấy thứ, ông trả lời: “Tôi là một con bướm trong thời trang. Cái tôi của tôi, sự sáng tạo của tôi, đó chẳng phải là mớ hỗn độn. Tôi thích có mặt ở tất cả mọi nơi, nhìn thấy chuyện gì đang diễn ra, tất cả đều mang đến cho tôi niềm cảm hứng”.
Karl Lagerfeld trực tiếp cùng ê-kíp chụp BST Chanel Métiers d’Art Paris – Hamburg 2017 – 2018.
Vận mệnh của Karl chính là ở đây, giữa nhung lụa mượt mà và những bộ váy tuyệt đẹp. Khi được hỏi: “Ngài có giữ lại những bộ đầm ngài đã thiết kế không?”. Karl trả lời, “Không, tôi chẳng giữ chúng làm gì. Tôi thích phá hủy mọi thứ rồi gây dựng lại. Đó là ly do tại sao tôi thích tựa đề quyển sách của Marguerite Duras: Détruire, dit-elle (Destroy, She Said), đó là phương châm sống của tôi. Tôi không quan tâm về những gì đã qua”.
Thông tin mỗi nơi mỗi khác về năm ông ra đời. Ngay cả ngoại hình của ông cũng là điều bí ẩn với công chúng. Như thể mỗi lần xuất hiện, ông hoàng tóc trắng lại mở ra một chương mới, đem hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thân hình “bodybuilding” những năm 1960. Đôi kính đen, mái tóc cột đuôi ngựa và chiếc quạt giấy vào những năm 1980.
“Một ngày nào đó mọi thứ sẽ kết thúc, tôi tự hỏi đó là khi nào? Tôi không tôn thờ quá khứ của mình và không bao giờ muốn hồi tưởng. Không bao giờ!”.
Năm 2017, ông hoàng của đế chế Chanel quyết định giới thiệu BST Métiers d’Art tại quê nhà Hamburg, Đức. Cả thế giới đã thấy hình ảnh những người từng sống trong quá khứ của Karl. Nhưng tất cả vẫn còn quá ít để nói lên tiểu sử của người đã trở thành linh hồn của thời trang cao cấp, người không cần bất cứ ai điều chỉnh cuộc đời mình.
Được giác ngộ, Karl giống như những nhà tư tưởng và nghệ sĩ thế kỷ 18 mà ông mến mộ – đam mê Thời đại Khai sáng. Karl Lagerfeld – người khai sáng – luôn luôn có được những mỹ từ đẹp đẽ nhất, luôn là một giai thoại được bồi đắp mỗi ngày, luôn nói ra những lời đanh thép. Karl là người được cả thế giới quan tâm. Ông sinh năm 1933? 1935? 1938? ai mà quan tâm chứ! Ông thiết kế những bộ cánh dành cho phụ nữ trẻ yêu kiều và hiện đại trong những năm tháng cộng tác với Chloé.
Video đang HOT
Karl Lagerfeld trong lần cuối cùng bước ra chào khách mời sau BST Métiers d’Art 2019 – 2020 của Chanel tại New York.
Khi gia nhập Chanel, ông cân nhắc làm sao để những dấu ấn đặc trưng vô tận của Chanel đứng vững trong không gian đương đại. Các thiết kế jean màu sắc vui nhộn và áo suit sặc sỡ ra đời trong giai đoạn 1990, được trình diễn bởi những người mẫu hàng đầu lúc bấy giờ và trở thành niềm cảm hứng cho các NTK hiện đại. Và cũng chẳng thể quên những chiếc túi 2.55 trong suốt, hình vẽ graffiti trong các thiết kế cao cấp, vẻ đẹp của Inès de La Fressange hay Claudia Schiffer…
Cuộc sống, xã hội muôn màu muôn vẻ luôn được tái hiện trong các buổi trình diễn của Chanel và Karl Lagerfeld chính là người sáng tạo, là linh hồn của những sàn catwalk đó. Không ngoa khi nói rằng, Karl Lagerfeld là một nhà xã hội học của thời đại, người đã biến Chanel thành đế chế khổng lồ của thời trang Haute Couture kỳ vỹ.
Karl Lagerfeld xuất hiện khắp mọi nơi. Ở đâu có thời trang, ở đó có những câu chuyện về ông. Chỉ cần có sự tồn tại của ông, mọi thứ trở nên sang trọng và tốt đẹp hơn. Karl hợp tác với H cho in hình của mình trên thiết kế vỏ chai Coca-Cola Light, thực hiện hình ảnh cho thương hiệu ‘đồ nhỏ’ Zahia… Nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo, nhiếp ảnh, nhà làm phim ngắn… ở bất cứ lĩnh vực nào người ta vẫn phải ngả mũ thán phục trước tài năng của ông. Nhưng mấy ai biết rõ về cuộc sống của ông?
Chính trong sự cô đơn bí ẩn ấy, giới mộ điệu lại càng khát khao mãnh liệt được biết con người thực sự ẩn sau dáng vẻ đạo mạo của Karl Lagerfeld. Còn ông thì vẫn kín như bưng. Sự tự chủ đáng kinh ngạc ấy đã khiến ông trùm của đế chế Chanel trở thành một trong những nhân vật hấp dẫn nhất thế kỷ.
Karl hướng dẫn người mẫu tạo dáng cho BST Chanel Cruise 2018.
Với ELLE, ông luôn dành những lời nói tử tế và nhẹ nhàng như thế này: “Tôi đến Paris năm 1952 và sống trong một khách sạn dành cho sinh viên trên đường Sorbonne. Tôi vẫn nhớ một gian hàng tại góc đại lộ Saint-Michel. Tôi đã chạy đến đó vào sáng thứ Hai để mua tờ ELLE mới xuất bản. Với tôi, ELLE đại diện cho Paris. ELLE giúp tôi – một người nước ngoài nhập cư – hòa nhập và cảm thụ được tinh thần của nước Pháp”.
Tất nhiên, ông hoàng chẳng thuộc về riêng ai, ngay cả khi tất cả chúng ta đều dành cho ông nhiều tình cảm trân trọng. Những lời khen tặng Karl nhiều như mưa, họ nói ông vẫn luôn sống mãi. Alain Wertheimer – CEO của Chanel đã thốt lên rằng: “Karl là thiên tài nghệ thuật, sự hào phóng và trực giác đặc biệt đã giúp ông dẫn đầu trong suốt thời gian ông làm việc tại đây, đưa nhà mốt Chanel phủ sóng toàn thế giới”.
Bernard Arnault, CEO của tập đoàn LVMH thì chia sẻ: “Karl Lagerfeld, một thiên tài sáng tạo đã từ trần, người đã góp phần đưa Paris trở thành kinh đô thời trang của thế giới và Fendi trở thành một trong những nhà mốt sáng tạo nhất nước Ý. Ông là người đặc biệt nhất tôi từng biết, chúng tôi nợ ông rất nhiều về phong cách và tài năng. Thời trang thế giới đã mất đi một nguồn cảm hứng tuyệt vời”.
Karl thực hiện các phác thảo.
Karl Lagerfeld sẽ nói gì nếu ông nghe được những lời nói đầy tôn kính này? Chúng ta có thể nghi ngờ rằng dù sao ông cũng sẽ thích nó, ngay cả khi ông chống chế một cách chua chát. Ông từng nói: “Một ngày nào đó mọi thứ sẽ kết thúc, tôi tự hỏi đó là khi nào? Tôi không tôn thờ quá khứ của mình và không bao giờ muốn hồi tưởng. Không bao giờ!”.
Theo elle.vn
Tuyệt tác cuối cùng của Karl Lagerfeld cho Fendi
"Lần đầu tiên gặp anh ấy (Karl) khi tôi lên năm tuổi. Karl đã là gia đình của tôi" - Silvia Fendi nói.
Bộ sưu tập cuối của ngài Karl
Karl Lagerfeld, NTK kỳ cựu vừa qua đời vào hôm thứ ba vừa qua, bắt đầu là giám đốc sáng tạo tại Fendi vào năm 1965. Ngẫm lại, đó là thời điểm là bốn năm trước khi con người lần đầu tiên hạ cánh trên mặt trăng. Năm năm trước khi The Beatles chia tay. Mười sáu năm trước khi Hoàng tử Charles kết hôn với Diana. Mười chín năm trước khi Steve Jobs phát minh ra máy tính Macintosh đầu tiên. Điều đó để thấy được, Karl đã gắn bó với Fendi từ rất lâu, dù vật đổi sao dời, suốt rất nhiều thập kỷ. Và với nhà mốt Fendi, dường như khó ai có thể thay thế được người đàn ông tóc bạc đầy tài hoa này.
Karl Lagerfeld gắn bó với Chanel, hỗ trợ thương hiệu này trở thành thương hiệu trị giá hàng tỷ đô la (tổng doanh thu năm 2017 là 9,62 tỷ đô la), ông cũng là một. Karl không chỉ là ông hoàng Chanel, mà còn là người cố vấn tối thượng cho Silvia Venturini Fendi, nhân tố hiện đang đứng đầu nhà mốt. Cô cũng coi Karl Lagerfled như thể ruột thịt của mình. "Lần đầu tiên gặp anh ấy khi tôi lên năm tuổi. Karl đã là gia đình của tôi" - Silvia tiết lộ về mối quan hệ của 2 người trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái.
Những chiếc nơ ở cổ trong nhiều looks
Luôn tìm kiếm vẻ đẹp và sự đổi mới không ngừng, cam kết của Karl đối với nghề tạo mẫu không bao giờ suy yếu. Mối quan hệ giữa Karl Lagerfeld và Fendi là câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp có lẽ dài nhất của thời trang, một câu chuyện về sự trung thành, cống hiến vô tiền khoáng hậu. Chỉ vài ngày trước buổi biểu diễn và khi Karl sắp mất, suy nghĩ duy nhất của ông ấy cũng chỉ xoay quanh sự phong phú và vẻ đẹp của bộ sưu tập.
Giữa bầu không khí ảm đạm của show diễn vì cái chết của NTK chính. Tình yêu của nhà thiết kế, trong kịch bản hoa mỹ của Lagerfeld hiện ra trên sàn catwalk. Karl đem đến những mẫu thiết kế mà anh có thể sẽ mặc nếu anh ta là một người phụ nữ: một chiếc nơ trắng như tuyết khổng lồ ở cổ, khoác lên mình chiếc áo khoác đôi màu be sậm được thiết kế sắc sảo. Có nhiều cổ áo trắng tinh tươm, áo choàng dài, và tất nhiên, tóc đuôi ngựa - tất cả đều là ký ức phong cách của một trong những vị vua cuối cùng của thời trang.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng nhiều từ David Bowie
Trước khi qua đời, Lagerfeld nói với Associated Press rằng David Bowie là một nghệ sĩ vĩ đại và là một biểu tượng thời trang vượt thời gian ... người sẽ vẫn là một tài liệu tham khảo cho thiết kế.
Một đoạn video sau đó xuất hiện trên màn hình phía trên sàn catwalk: Karl và Fendi đã đi cùng nhau 54 năm. Đó là Karl, được yêu cầu vẽ một bản phác thảo của chính mình khi anh đến ngày đầu tiên ở Fendi. Ông bắt đầu tự vẽ bằng một chiếc bút màu đen: mũ Cerruti, tóc dài, kính đen, cà vạt lavallière in, áo khoác bằng vải tuýt Scotland màu đỏ và vàng quần culottes, giày bốt, và một chiếc túi tìm thấy ở Milan.
Vĩnh biệt Karl!
Những thiết kế nữ tính nhưng cũng rất nữ quyền
Theo danviet.vn
Chủ đề của Met Gala 2019 đã có, và đó là một định nghĩa vô cùng "hack não" Không quá rõ ràng như những chủ đề về Trung Hoa hay Công Giáo như các năm trước, Met Gala 2019 này đi sâu vào một tầng lớp ý nghĩa rộng lớn hơn. Met Gala, như người ta thường tán tụng, một đêm Oscar của thời trang. Chẳng công bố trao giải và cũng chả phân định người thắng kẻ thua, thế nhưng...