Kanye West: ‘Tôi sẽ diện đồ Air Jordan đến khi có thêm quyền ở adidas’
Nhà thiết kế 43 tuổi có tham vọng kết hợp 2 thương hiệu adidas và Nike. Gần đây, Kanye West thu hút sự chú ý khi đăng dòng trạng thái trên trang cá nhân. Cụ thể, nhà thiết kế thời trang viết: “Tôi sẽ đi giày Jordan cho đến khi tôi là thành viên hội đồng của adidas”.
Theo Complex, lời chia sẻ này của Kanye West nhấn mạnh vào thực tế rằng anh ấy không có vị trí trong hội đồng quản trị của thương hiệu Đức. Đặc biệt, Yeezy là động cơ giúp hãng 3 sọc luôn giữ được vị thế của mình. Dòng sản phẩm của Kanye West được báo cáo đã vượt qua doanh thu 1,3 tỷ USD so với năm ngoái.
Đầu tháng này, Kanye West nói với Nick Cannon rằng hợp đồng của anh với adidas nên bao gồm việc cho phép anh diện đồ Air Jordan.
Kanye West sẽ diện đồ Air Jordan cho đến khi anh có vị trí trong hội đồng của adidas. Ảnh: Complex.
Complex cho rằng có thể Kanye West đang cố gắng thu hút sự chú ý của thương hiệu thời trang Đức và cố gắng giành thêm quyền lực tại công ty.
“Việc làm đầu tiên của tôi khi tham gia hội đồng quản trị adidas là hợp tác với Nike để hỗ trợ sự phát triển trong cộng đồng”, nhà thiết kế thời trang viết.
Theo Highsnobiety, màn bắt tay giữa thương hiệu 3 sọc và Nike sẽ là đoạn đường dài. Bởi cả hai từng cạnh tranh dưới tư cách là những thương hiệu đồ thể thao hàng đầu trong nhiều thập kỷ.
Video đang HOT
Ngoài ra, giọng ca Follow God còn cho biết thêm anh sẽ không phát hành sản phẩm nào với Gap nếu anh không có mặt trong hội đồng.
Tháng 6, Kanye West và thương hiệu này ký hợp đồng hợp tác kéo dài 10 năm. Sự kết hợp này bao gồm việc phát hành dòng quần áo Yeezy Gap.
Kanye West ký hợp đồng với adidas từ năm 2013. Trước đó, nhà thiết kế sinh năm 1977 bắt đầu dòng sneakers Yeezy của mình với Nike vào năm 2009.
Hãng adidas bị nhân viên tố phân biệt chủng tộc
Dù đã lên tiếng chống lại nạn phân biệt chủng tộc, tình trạng này vẫn diễn ra trong chính văn hóa làm việc tại hãng thời trang Đức.
Cái chết của người đàn ông da màu có tên George Floyd tại Minneapolis đã mở ra vô vàn cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ. Thậm chí, nhiều thủ đô của các nước như Nhật Bản, Australia, Anh... liên tiếp chứng kiến cảnh đoàn người đi biểu tình cho mạng sống của người da màu.
Không những vậy, nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng cũng lên tiếng chống lại sự phân biệt chủng tộc đang diễn ra sâu sắc. Một trong số đó có bao gồm "gã khổng lồ" adidas.
Gần đây, adidas có động thái mới trên nền tảng mạng xã hội chính thức của mình. Thương hiệu Đức đăng tải 2 bức hình đều mang thông điệp phản đối sự phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, dòng ghi chú kèm theo có ý nghĩa thúc đẩy mọi người hành động vì cộng đồng người da màu.
Bài đăng của adidas nhận về nhiều phản hồi tích cực từ dân mạng. Ảnh chụp màn hình.
Dưới bài viết, nhiều dân mạng để lại lời khen trước hành động của adidas như "adidas vừa chấm dứt phân biệt chủng tộc", "Giỏi lắm adidas"...
Tuy nhiên, tuyên bố này lại thể hiện sự trái ngược hoàn toàn với văn hóa bên trong trụ sở chính tại Bắc Mỹ của công ty. Cụ thể là tại Portland (Oregon, Mỹ), theo lời của Julia Bond - người da màu 25 tuổi làm việc tại đây với tư cách trợ lý thiết kế. Cô là nhân viên toàn thời gian của adidas chỉ hơn một năm sau khi hoàn thành thực tập tại công ty.
Ngày 3/6, Julia gửi thư đến lãnh đạo adidas để lên án "sự tự mãn nhất quán" của thương hiệu. Cô viết: "Sự tồn tại của tôi tại thương hiệu này được ca ngợi là sự đa dạng. Nhưng khi tôi nhìn xung quanh, tôi thấy không có ai ở trên hoặc xung quanh trông giống mình. Tôi không thể ủng hộ sự tự mãn nhất quán của adidas trong việc thực hiện các bước tích cực chống lại môi trường làm việc phân biệt chủng tộc. Đây không phải là kinh doanh như thông thường".
Theo Quartz, bức thư mô tả bầu không khí nơi các nhân viên da màu sợ nói ra và những lời phàn nàn của họ thường không được chú ý, lặp lại nỗi thất vọng xuất hiện liên tục trong những năm gần đây giữa các nhân viên da màu của adidas ở Mỹ.
Lá thư yêu cầu adidas đưa ra lời xin lỗi công khai cho sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử - điều mà nhiều người đã làm một cách công khai và duy trì xuyên suốt thương hiệu.
Tuy adidas có bài đăng chống lại sự phân biệt chủng tộc, tình trạng này vẫn diễn ra trong chính nội bộ công ty. Ảnh: Quartz.
Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn, Julia giải thích rằng những người khác tại adidas đã có nhiều cuộc trò chuyện thầm lặng về phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, họ chỉ lên tiếng nặc danh và có hành động nhỏ vì sợ bị trả thù.
Nữ nhân viên 25 tuổi còn nói thêm: "Chúng tôi không thể giữ im lặng thêm về vấn đề này. Nó đang giết chết những người da màu".
Trong bức thư của mình, cô còn viết: "Những hệ thống đang giết chết người da màu là những hệ thống áp bức tương tự có mặt tại adidas".
Bài chia sẻ của adidas nhận về hơn 222.000 lượt yêu thích và hơn 76.000 lượt retweet trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.
Cách đây không lâu, thương hiệu thời trang thể thao Đức từng chia sẻ bài đăng của Nike liên quan đến việc chống lại sự phân biệt chủng tộc.
Cụ thể, trên trang cá nhân chính thức của adidas có viết: "Together is how we move forward. Together is how we make change" (tạm dịch: Cùng nhau là cách chúng ta tiến về phía trước. Cùng nhau là cách chúng ta tạo sự thay đổi).
Động thái này của adidas nhận về nhiều lời khen ngợi trong cộng đồng mạng. Tuy là đối thủ của nhau, 2 nhãn hàng lớn này vẫn có lúc "đứng chung trên một chiếc thuyền".
adidas gần đây thường xuyên dựa vào các vận động viên và người nổi tiếng da màu như Kanye West, Beyoncé... để bán giày và quần áo cho, trong đó bao gồm cả nhiều khách hàng người da màu.
Nhà thiết kế từ chối bán trang sức cho Kanye West Joel Arthur Rosenthal có quyền lựa chọn khách hàng và chỉ làm 70 món trang sức mỗi năm. Quan điểm "Tiền không mua được tất cả" phần nào được chứng minh qua việc Kanye West mới đây bị một nhà thiết kế từ chối bán trang sức. Theo nguồn tin của The Sun, nam rapper sẵn sàng trả khoảng 500.000 USD để Kim...