‘Kangaroo biết bay’ ở Việt Nam
Chồn bay (Cynocephalus variegatus) là loài thú rất quý hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới.
Đặc điểm nổi bật của chúng là có ‘cánh’, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.
Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa.
Chúng nhận biết điểm đậu trên thân cây rất chính xác trong bóng đêm. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.
Điểm độc đáo thứ hai của chồn bay là loài này có con sơ sinh rất yếu, được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.
Video đang HOT
Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, tuy nhiên, nó lại là một loài thú có vú hoàn chỉnh.
Các nghiên cứu cho thấy, chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.
Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34 – 38cm, đuôi dài 24 – 25cm và nặng 0,9 – 1,3kg. Chúng chỉ hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.
Làm tổ trong các hốc cây cao 20 – 50m, hầu như chồn bay không bao giờ xuống mặt đất. Khi không bay, chúng di chuyển khá chậm chạp bằng các chi trên các thân cây.
Ở Việt Nam, loài này phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Tây Ninh.
Trong 10 năm trở lại đây, ít nhất 50% quần thể chồn bay đã biến mất do chặt phá rừng và việc săn bắn để lấy thịt cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài động vật này.
Theo Datviet
Rùa biển 'khủng' nặng gần 100kg
Một con rùa biển quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới, nặng gần một tạ vừa mắc lưới một ngư dân huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Ngày 28/3, ông Lê Viết Sơn, một ngư dân xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, (Thanh Hóa) trong lúc đánh lưới ngoài khơi đã tình cờ bắt được một con rùa biển lớn, nặng gần 100 kg, dài 1,2 m, trên người có đánh dấu sơn màu đỏ nghi của một tổ chức nghiên cứu, bảo vệ động vật quý hiếm.
Trên lưng chú rùa có vết sơn màu đỏ có thể do một tổ chức nghiên cứu, bảo vệ động vật quý hiếm đánh dấu.
Ông Sơn cho biết, sáng cùng ngày, ông cùng nhóm ngư dân đang thả lưới đánh bắt sứa biển tại vùng biển Thanh Hóa (cách bờ khoảng 10 hải lý), khi nhóm thuyền viên đang kéo mẻ lưới cuối cùng để vào bờ thì bất ngờ phát hiện một con vật lạ mắc lưới, giãy đạp.
"Kéo con vật lại gần mạn thuyền, phát hiện đây là loài rùa biển rất quý cần được bảo vệ nghiêm ngặt, trong khi chú rùa lại có dấu hiệu bị thương nên chúng tôi đã tìm cách đưa chú rùa lên bè và mang vào bờ", ông Sơn kể. Dù trên người có một vài vết thương nhỏ, nhưng chú rùa còn khá khỏe mạnh nên đã phá rách mành lưới đánh bắt của nhóm ngư dân.
Sau khi đưa vào bờ, người dân đã tìm cách giữ sức khỏe ổn định cho con rùa và báo lên chính quyền địa phương. Ông Lê Vũ Hạnh, Trưởng công an xã Hải Ninh cho biết, hiện chính quyền địa phương đã báo cáo lên cơ quan chuyên ngành bảo vệ thủy sản quý hiếm tỉnh Thanh Hóa. "Bước đầu, ban công an xã đã lập biên bản, tạm thời tìm cách bảo vệ và nuôi sống chú rùa trên", ông Hạnh nói thêm.
Rùa biển tên khoa học là Chelonioidea, là một liên họ bò sát biển trong bộ Rùa, sinh sống ở tất cả các đại dương trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc Cực, riêng loài rùa lưng phẳng thì chỉ được tìm thấy ở vùng biển phía bắc Australia. Tất cả 7 loài rùa biển, đều được liệt kê trong Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa, nguy cấp hay cực kỳ nguy cấp.
Rùa biển thường đẻ khoảng 100 trứng mỗi lần nhưng hầu như chỉ có một rùa con sống sót đến tuổi trưởng thành. Trong tự nhiên, rùa biển con thường bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt bao gồm cá mập, gấu, báo đốm Bắc Mỹ, cáo hay các loài chim biển và đặc biệt là con người. Biến đổi khí hậu cũng có thể đe dọa đối với rùa biển bởi trứng rùa biển sinh ra cá thể đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ. Ngoài ra, rùa biển còn bị mối đe dọa đến từ việc săn bắt cá không đúng phương pháp, tình cờ làm nhiều con rùa biển mắc lưới, không ngoi lên hít thở không khí nên đã bị chết.
Theo Ngoisao
Ếch 'biến hóa' thằn lằn ở Việt Nam Cũng giống như cá cóc Tam Đảo, cá cóc Việt Nam cũng là một loại động vật đặc hữu quý hiếm của Việt Nam. Nếu cá cóc Tam Đảo đã được biết đến từ rất lâu thì cá cóc Việt Nam mới chỉ được các nhà khoa học ghi nhận từ năm 2005. Chúng được tìm thấy ở Lào Cai (Văn Bàn), Cao...