Kamala Harris – Người phụ nữ tiên phong phá bỏ các rào cản vô hình của nước Mỹ
Trong nhiều năm, Kamala Harris đã phải đối mặt với những lời chỉ trích cho rằng bà không đủ khả năng để trở thành phó tổng thống Mỹ.
Giờ đây, người phụ nữ này được đảng Dân chủ coi là hy vọng sáng nhất để ngăn chặn sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Phó Tổng thống Kamala Harris (thứ 2, trái) trong cuộc họp với các lãnh đạo Quốc hội ở Nhà Trắng, ngày 27/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi đương kim Tổng thống Joe Biden tuyên bố từ bỏ nỗ lực tái tranh cử vào ngày 21/7 khiến cả thế giới sửng sốt, bà Harris đột nhiên đứng trước cơ hội lịch sử. Với sự ủng hộ của tổng thống đương nhiệm, bà nhiều khả năng trở thành người đứng đầu liên danh của đảng Dân chủ để có thể trở thành nữ tổng thống đầu tiên của “xứ cờ hoa”.
Trong phát biểu đầy ca ngợi những thành tựu của ông Biden trong nhiệm kỳ “chưa từng có trong lịch sử hiện đại nước Mỹ”, bà Harris tuyên bố bày tỏ vinh dự khi nhận được đề cử và khẳng định mục tiêu sẽ giành được đề cử chính thức của đảng.
“Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để đoàn kết đảng Dân chủ, đoàn kết quốc gia của chúng ta, để đánh bại ông Donald Trump”, bà tuyên bố.
Phó Tổng thống Harris cam kết bà sẽ làm việc chăm chỉ để giành được sự ủng hộ của toàn bộ đảng trong bối cảnh khủng hoảng chính trị đang diễn ra gay gắt.
Trong khi ông Biden dần lộ rõ những dấu hiệu của tuổi tác, cùng những màn thể hiện thiếu thuyết phục trong năm qua, “phó tướng” của ông đã nổi lên như một thế lực mạnh mẽ trên đường đua vận động tranh cử, thúc đẩy quyền phá thai và tiếp cận các cử tri cốt lõi, bao gồm cả phụ nữ nông thôn và đàn ông da màu.
Sự trỗi dậy của Kamala Harris
Bà Kamala Harris trong buổi vận động tranh cử tại Detroit, Michigan ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Sinh ra tại Oakland, California trong một gia đình nhập cư – mẹ là người gốc Ấn Độ và cha là người Jamaica – cha mẹ Harris ly hôn khi bà mới 5 tuổi. Bà chủ yếu được nuôi dưỡng bởi người mẹ đơn thân theo đạo Hindu, Shyamala Gopalan Harris, một nhà nghiên cứu về ung thư và nhà hoạt động dân quyền.
Nguồn gốc và quá trình tiếp xúc với hai chủng tộc đã tạo nên một Harris mang nhiều bản sắc với biểu tượng đầy khát vọng.
Bà Harris tốt nghiệp Đại học Howard, Đại học California và trường luật Hastings. Bà bắt đầu sự nghiệp tại Văn phòng Biện lý Quận Alameda, trước khi được tuyển vào Văn phòng luật sư quận San Francisco và sau đó là Văn phòng Luật sư thành phố San Francisco.
Video đang HOT
Bảy năm sau, bà được bầu làm Tổng chưởng lý California, trở thành tổng chưởng lý da màu đầu tiên của California và là người phụ nữ gốc Nam Á đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ.
Với tư cách là người bạn đồng hành tranh cử của ông Biden, bà Harris đã củng cố liên minh đã giúp đánh bại ông Donald Trump vào năm 2020. Tuy nhiên, hành trình của bà đã gặp nhiều khó khăn. Những người chỉ trích cho rằng bà không gây ấn tượng và dễ mắc lỗi trong công việc vốn được biết đến là khiến nhiều quan chức bối rối.
Trong đó, bà Harris được ông Biden giao nhiệm vụ tìm ra gốc rễ của vấn đề di cư bất hợp pháp khi số lượng người nhập cư kỷ lục chạy trốn đến biên giới Mỹ – Mexico. Bà Harris nhiều lần bị cả đảng Dân chủ và Cộng hòa chỉ trích vì không dành đủ thời gian ở biên giới hoặc tuyên bố những người di cư đừng đến Mỹ.
Ngoài ra, tỷ lệ luân chuyển nhân sự cao bất thường cũng làm dấy lên tin đồn về sự bất mãn trong Văn phòng phó tổng thống.
Trong năm 2023, một số thành viên Dân chủ lo lắng rằng những quan điểm tiêu cực về bà Harris có thể ảnh hưởng đến tấm vé liên danh tranh cử. Tuy nhiên, trong những tuần kể từ màn tranh luận thất bại vào tháng 6 của ông Biden, bà Harris đã bắt đầu ổn định, trở thành đại diện chủ chốt cho chiến dịch tái tranh cử của ông Biden trong các vấn đề về sức khỏe sinh sản hay mối đe dọa mà ứng cử viên Trump đặt ra đối với nền dân chủ nước Mỹ.
Và đảng Cộng hòa không ngừng chỉ trích bà Harris không đủ năng lực tiếp quản nếu điều tồi tệ nhất xảy ra với vị tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Rào cản cuối cùng
Ông Joe Biden (phải) và bà Kamala Harris liên danh trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ 2020 ở Wilmington, Delaware, ngày 12/8/2020. Ảnh: Reuters/TTXVN
Mọi thứ dần thay đổi khi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 bắt đầu khởi động.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden liên tục phân công bà Harris đến các tiểu bang chiến trường để truyền tải thông điệp của đảng Dân chủ về quyền phá thai. Bà đã trở thành Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm phòng khám phá thai.
Dần dần, bà bắt đầu thu hút được nhiều đám đông tham gia và cũng được nhiều cử tri chuyển sang ủng hộ hơn.
Bà Harris cũng giành được lời khen ngợi khi vẫn trung thành với vị tổng thống 81 tuổi ngay cả khi những “kẻ tham lam chính trị” bắt đầu vây quanh ông.
Giờ đây, bà Harris sẽ phải đối mặt với ông Donald Trump – một trận chiến khốc liệt chống lại một ứng cử viên đầy kinh nghiệm, từng đánh bại bà Hillary Clinton trong nỗ lực trở thành nữ tổng thống đầu tiên vào năm 2016.
Giới quan sát nhận định rằng nếu giành chiến thắng, bà Harris sẽ phá vỡ một trong những rào cản lớn nhất còn lại đối với phụ nữ Mỹ – đó là giữ chức vụ cao nhất của đất nước.
Chồng bà, Douglas Emhoff, cũng sẽ tạo nên bước đột phá mới khi từ người đầu tiên trở thành “Đệ nhị Phu quân” trở thành “Đệ nhất Phu quân” đầu tiên của nước Mỹ.
Phó tổng thống Harris được ủng hộ nhất nếu ông Biden rút khỏi cuộc đua bầu cử
Chưa rõ quá trình chọn một ứng cử viên mới sẽ như thế nào nếu Tổng thống Joe Biden rút khỏi đường đua, nhưng nhiều đảng viên Đảng Dân chủ nói rằng bất kỳ quá trình nào cũng có nhiều khả năng nhanh chóng kết thúc với việc Phó Tổng thống Kamala Harris là người được đề cử.
Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Vũ trụ quốc gia ở Washington, Mỹ, ngày 20/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc trao đổi không chính thức về phương án thay thế Tổng thống Biden ở vị trí người nhận suất đề cử của đảng Dân chủ đã diễn ra ráo riết trong nhiều tuần qua ở hậu trường. Nhưng quy trình này không chắc chắn đến mức khiến nhiều đảng viên Đảng Dân chủ - ngay cả những người quan ngại nhất về ông Biden - cũng tạm dừng phản đối việc đề cử tổng thống, vì những gì xảy ra tiếp theo có thể còn hỗn loạn hơn.
Theo kênh CNN, không phải là mọi người bên phe Dân chủ đột nhiên đoàn kết lại, mà là sự kiệt sức đang dần tạo nên đồng thuận.
Các cuộc thăm dò nội bộ cho thấy lựa chọn Phó Tổng thống Kamala Harris ít nhất sẽ hữu ích hơn trong việc thúc đẩy tinh thần của phe Dân chủ và một cuộc chạy đua đang vào giai đoạn cuối. Đã xuất hiện những lập luận cho rằng bà Harris sẽ là người nhanh nhất để thực hiện một chiến dịch tranh cử đang ngày càng khó khăn hơn trước đảng Cộng hòa. Và những giấc mơ về việc bà sẽ tiến hành một chiến dịch tích cực và mạnh mẽ hơn chống lại đối thủ Donald Trump đang bén rễ.
Các trợ lý của Tổng thống Biden nói rằng ông có kế hoạch quay trở lại chiến dịch tranh cử vào tuần tới khi hồi phục sau Covid-19. Tuy nhiên nếu điều đó đột ngột thay đổi, có đến hai chục chính trị gia và nhà hoạt động hàng đầu của Đảng Dân chủ nói với CNN rằng, họ không thể nhìn thấy khả năng nào khác ngoài việc bà Harris sẽ thay thế, nếu ông Biden bỏ cuộc.
Một số người trong đó đang thúc đẩy một quy trình nhanh chóng và khép kín, nơi các đại biểu sẽ ủng hộ việc thay đổi như một phần trong kế hoạch đề cử đã lên kế hoạch trước đại hội đảng Dân chủ.
Không phải ai cũng chấp nhận ý tưởng một nhân vật mới sẽ nhận đề cử của đảng mà không qua bầu cử sở bộ. Tuy nhiên, không ai có thể giải thích làm thế nào để tổ chức bầu cử sơ bộ chớp nhoáng khi chỉ còn hơn 100 ngày nữa là đến Ngày Bầu cử, và ít thời gian hơn thế nhiều là đã bắt đầu đại hội đảng Dân chủ ở Chicago.
Một số đảng viên Đảng Dân chủ tin rằng, ngay cả khi gặp khó khăn về thời gian ít ỏi còn lại, vấn đề vẫn có thể được giải quyết tại đại hội toàn quốc của đảng vào cuối tháng 8. Nếu tình trạng "lấp lửng" hiện tại còn kéo dài, sự thôi thúc phải đi đến một giải pháp sẽ tăng mạnh hơn.
Các chính trị gia và nhà hoạt động Dân chủ cũng nói rằng kịch bản "thay ngựa" ngày càng có khả năng xảy ra, xét cả về thời gian gấp rút đến Ngày Bầu cử và mức độ ấn tượng của họ đối với cách phó tổng thống xử lý cuộc khủng hoảng của đảng Dân chủ trong những tuần này.
"Tôi tin rằng đó phải là phó tổng thống. Bà ấy đang vận động mạnh mẽ [dưới danh nghĩa liên danh] và bà đương nhiên là người kế nhiệm. Điều quan trọng là trong kịch bản tổng thống Biden không phải là người được đề cử thì chúng ta phải tập hợp xung quanh bà ấy ngay lập tức", một thành viên Hạ viện Đảng Dân chủ yêu cầu giấu tên cho biết.
Vai trò của Tổng thống Biden sẽ rất quan trọng
Ít ai có thể tưởng tượng được việc ông Biden bước sang một bên và không nhờ đến người bạn đồng hành tranh cử của mình tiếp quản. Làm khác đi sẽ là một sự xúc phạm nặng nề đối với bà Harris, giống như điều đã khiến chính ông Biden đau lòng rất nhiều khi Tổng thống Barack Obama quay sang ủng hộ bà Hillary Clinton trước cuộc bầu cử năm 2016. Ông Biden cũng sẽ hạ thấp chính đánh giá của mình khi lựa chọn Harris 4 năm trước, điều mà ông mới nhắc lại trong tuần trước.
Sự ủng hộ của ông Biden về việc "nhường suất" cho bà Harris sẽ thuyết phục các đại biểu cũng như cử tri, và khiến việc tiếp nhận bà, ngay cả khi bà có lịch sử thất bại trong chiến dịch tranh cử sơ bộ năm 2020 và khởi đầu khó khăn trong nhiệm kỳ phó tổng thống, sẽ dễ dàng hơn.
Eleni Kounalakis, Phó thống đốc bang California và là đại biểu đại hội đảng Dân chủ, thành viên ủy ban quy tắc và quy định của đảng, nói rằng điều quan trọng cần nhớ nếu Tổng thống rời cuộc đua tranh cử là, ông Biden đã giành thắng lợi ở cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ vào đầu năm nay khi nói về thành tích của liên minh "Biden-Harris".
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Phó Tổng thống Kamala Harris (thứ 2, trái) trong cuộc họp với các lãnh đạo Quốc hội ở Nhà Trắng, ngày 27/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
"Có rất nhiều sự tôn trọng dành cho Tổng thống Biden đến nỗi nếu ông ấy yêu cầu các đại biểu ủng hộ bà Harris, tôi tin rằng hầu hết các đại biểu sẽ tôn trọng mong muốn của ông", bà Kounalakis nói.
"Tôi nghĩ những người đi đầu trong đảng Dân chủ hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của sự ổn định. Khi xảy ra hỗn loạn, họ là người gánh chịu hậu quả", trợ lý của một đảng viên hàng đầu Đảng Dân chủ phát biểu với CNN.
"Cuộc đấu tranh nội bộ đang giết chết chúng ta. Không có thế giới nào mà bạn có thể đẩy Kamala sang một bên", một thành viên Dân chủ giấu tên nói về thời điểm chính trị khó khăn mà đảng này đang gặp phải.
Không thiếu những lực cản
Những người từ lâu đã không ưa bà Harris vẫn chưa đột ngột thay đổi quyết định. Nghị sĩ bang Texas Vicente Gonzalez nói với CNN rằng ông rất ngạc nhiên trước những diễn biến nhanh chóng, khi chỉ vài tháng trước, nhiều người còn nói rằng Harris sẽ là kẻ cản trở tấm vé và Tổng thống Biden có thể cân nhắc việc thay thế bà. Ông Gonzalez nói: "Tôi chỉ không hiểu làm thế nào chúng ta đi từ đó đến ý tưởng rằng bà Harris sẽ dẫn đầu giành vé đề cử".
Trong khi đó, các thành viên đảng Cộng hòa nói với CNN rằng họ sẽ thúc đẩy Tổng thống Biden rút lui, tạo ra nhiều hỗn loạn hơn và khiến bà Harris "lạc lối" nhiều hơn. Họ cũng sẽ đặt câu hỏi không chỉ về tính hợp pháp của việc bà vượt qua bất kỳ quy trình gấp rút nào được chọn, mà còn về việc liệu Harris có thể được thay thế một cách hợp pháp trên lá phiếu hay không.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson trong một cuộc phỏng vấn tuần này tiết lộ rằng "có một số nghiên cứu sơ bộ đang được thực hiện", với những lo ngại thực sự rằng việc tiếp cận lá phiếu có thể bị ảnh hưởng nếu Đảng Dân chủ đề cử một ứng cử viên hoàn toàn mới.
"Nếu bạn nghĩ rằng đó sẽ là một quá trình chuyển đổi dễ dàng, thì tôi ở đây để nói với bạn rằng một lượng lớn tầng lớp tài trợ, một lượng lớn giới tinh hoa, một lượng lớn những người trong những căn phòng này mà tôi thấy đang thúc đẩy việc Joe Biden không được đề cử, cũng không quan tâm đến việc phó tổng thống được đề cử", Hạ nghị sĩ New York Alexandria Ocasio-Cortez thẳng thắn tuyên bố hôm 18/7.
Trong khi đó, một số người cấp tiến đã nói ở hậu trường rằng họ tin tưởng ông Biden sẽ phù hợp với chương trình nghị sự của họ hơn so với bà Harris - và đó là lý do tại sao rất nhiều người vẫn gắn bó với ông.
Mỹ tăng cường tiếp cận châu Phi Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ có một tuần công du châu Phi vào cuối tháng 3 khi Washington tăng cường tiếp cận với lục địa này trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, đặc biệt là với Trung Quốc. EU cung cấp 50 triệu euro viện trợ nhân đạo cho châu Phi Nga, EU cạnh tranh giành ảnh hưởng ở châu...