Kaliningrad có thể làm gì khi Mỹ không chỉ phòng thủ?
Nếu vũ khí Mỹ triển khai tại Baltic không chỉ dùng để phòng thủ thì Quân đội Nga tại Kaliningrad có thể làm gì để đối phó?
Sự ngụy biện của Mỹ
Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đang cân nhắc kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ và tên lửa đạn đạo trên đất liền tại một số nước Baltic.
Theo đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang thúc đẩy các cuộc thảo luận về khả năng triển khai tên lửa trên đất liền ở châu Âu, đồng thời xem xét việc cải thiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Dù nguồn tin không nêu rõ khi nào kế hoạch sẽ được thực hiện và những loại tên lửa nào sẽ được triển khai, song cho biết mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao khả năng phòng thủ và phá hủy vũ khí của Nga khi cần.
Trước khi Mỹ công khai kế hoạch triển khai của mình, tờ Der Spiegel của Đức đưa tin các nhà lãnh đạo Ba Lan, Latvia, Lithuania, Estonia đã đề xuất Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ tên lửa nhằm chống lại Nga. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Hạm đội Baltic Nga tập trận với hệ thống S-300.
Video đang HOT
Kaliningrad có thể làm gì?
Dù Mỹ nhiều lần khẳng định hệ thống vũ khí họ triển khai tại Baltic và châu Âu chỉ mang tính chất phòng thủ nhưng người Nga đã không tin điều đó và từng bước củng cố sức mạnh quốc phòng tại Kaliningrad – nơi được coi là yết hầu của NATO đang khiến Lithuania, Estonia, Litva và Ba Lan đã và đang chịu sức ép rất lớn về mặt quân sự từ Moscow.
Ngày 20/1, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tuyên bố: “Trong năm 2015, những nỗ lực chính của Bộ Quốc phòng sẽ tập trung vào việc tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang để đáp ứng với các kế hoạch xây dựng quân đội. Trong đó, trọng tâm sẽ là Crimea, Kaliningrad và Bắc Cực”.
Theo đó, Kaliningrad là nơi đồn trú của Hạm đội Baltic – một yếu tố cấu thành trọng yếu của Quân khu phía Tây, có Bộ tư lệnh đặt tại thành phố Baltiysk. Hạm đội này có khả năng khống chế hoàn toàn khu vực eo biển Baltic với lực lượng chủ chốt là Lữ đoàn tàu mặt nước 128, Lữ đoàn tàu đổ bộ 71, Lữ đoàn tàu tên lửa 36, Lữ đoàn tàu ngầm 123.
Lực lượng không quân Nga ở khu vực này có các căn cứ không quân Chernyakhovsk và Donskoye. Cả hai căn cứ không quân trên đều có vai trò rất quan trọng, là địa điểm xuất phát của lực lượng máy bay trinh sát, chiến đấu, ném bom, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn hoạt động theo dõi trên không ở vùng Baltic của NATO.
Vào năm 2012, phương Tây đã phát hiện các tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đã được triển khai ở Kaliningrad. Ngoài ra, có những báo cáo chưa rõ ràng về việc Nga “có thể đã triển khai vũ khí hạt nhân đến Kaliningrad”, sau khi Mỹ tuyên bố về kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Cezch và Ba Lan.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng nổ, Mỹ và NATO tăng cường binh lực đến khu vực Baltic và Ba Lan để kiềm chế Nga. Đáp trả lại, Moscow đã đơn phương chấm dứt một thỏa thuận với Lithuania vốn cho phép cả hai nước giám sát lực lượng vũ trang của nhau vào tháng 5/2014.
Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau, theo đó Lithuania có thể tự do tiếp cận với tất cả các đơn vị vũ trang Nga ở Kaliningrad và ngược lại, Moscow được phép giám sát tất cả các lực lượng quân sự của Vilnius.
Như vậy, những cơ chế hợp tác và giám sát lẫn nhau giữa Nga và NATO đã bị hủy bỏ, dẫn tới những căng thẳng tiếp theo khi cả hai bên đều liên tiếp tăng cường các hoạt động diễn tập đáp trả lẫn nhau trong năm 2014.
Đặc biệt là Nga đã huy động tới đây cả máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, đồng thời tăng cường cho Hạm đội Baltic tới hơn 20 chiến hạm, lực lượng phòng không cũng được bổ sung sức mạnh với các hệ thống tên lửa tối tân S-300 và S-400.
Với lực lượng này, Nga có thể tung ra những cú đòn thích đáng vào đối phương trong trường hợp Nga bị đe dọa tấn công và tấn công.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Nga sử dụng rô-bốt chiến đấu, máy bay không người lái tập trận ở Baltic
Hệ thống rô-bốt chiến đấu và máy bay không người lái được phát triển bởi các kĩ sư quân đội Nga đang được sử dụng trong cuộc diễn tập quân sự ở Kaliningrad, biển Baltic, theo lời phát ngôn của đại diện hạm đội Baltic.
Bộ quốc phòng Nga đã tuyên bố về chiến dịch tập trận với sự góp mặt của hạm đội Baltic và không quân Nga ở quân khu phía tây từ hôm 10/6.
Cuộc diễn tập này diễn ra cùng thời gian với cuộc tập trận của NATO, cũng đang được diễn ra ở 3 nước đồng minh ở vùng Baltic và duyên hải hai nước Thuỵ Sĩ và Đan Mạch. Khoảng 6.000 lính đã huy động trong cuộc tập trận này của NATO.
Hình ảnh hải quân Nga tập trận ở Kaliningrad
"Máy bay không người lái Grisha đã được sử dụng bởi lính bảo vệ bờ biển của hạm đội Baltic và những đơn vị không quân nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của sức mạnh tấn công và công tác do thám", người đứng đầu văn phòng hỗ trợ quân khu phía tây, thượng tá Vladimir Matveyev nói với hãng thống tấn Itar-tass.
Hệ thống mới nhất của các máy bay không người lái có khả năng quan sát được nhiều mục tiêu cùng một lúc, bao gồm cả những mục tiêu được nguỵ trang trong khi các máy bay này vẫn không hề bị phát hiện.
Điều khiển từ xa Platforma-M đã rô-bốt hoá hệ thống tấn công và chứng tỏ hiệu suất của chúng trong việc loại bỏ các nhóm vũ trang bất hợp pháp ở nơi đông dân cư và tấn công vào các mục tiêu di chuyển. Chúng cũng có thể được sử dụng để do thám và dò mìn.
Hệ thống khung gầm rô-bốt Platforma-M được trang bị 4 bộ phận ném lựu đạn và một súng máy Kalashnikov. Việc tấn công được điều khiển qua một hệ thống điện - quang và rada do thám.
Hệ thống này là dự án được đi vào hoạt động mới nhất của hải quân Nga, đã xuất hiện trước công chúng trong cuộc diễu binh ở quảng trưởng chiến thắng ở Kaliningrad vào 9/5.
Theo An Ninh Thủ Đô
Philippines đặt mua gần 100 tàu tuần tra làm gì? Cục trưởng Cục ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR), Asis Perez thông báo Philippin sẽ mua gần 100 tàu tuần tra mới để bảo vệ nguồn thủy hải sản. Cục trưởng Cục ngư nghiệp và nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR), Asis Perez thông báo nước này sẽ mua gần 100 tàu tuần tra mới để bảo vệ nguồn thủy...