K-Pop và Chiến lược vươn xa khỏi châu Á
Mới đây, một bài báo có nhan đề “ Hallyu wave breaks in Japan” đã nêu lên những nhận định khá khách quan, cũng như dự đoán tương lai của âm nhạc Hàn Quốc tại thị trường nước ngoài.
Bài báo đã đưa ra những nhận xét về sự phát triển của các nhóm nhạc K-Pop trong nước, cũng như kế hoạch “tấn công” vào lãnh địa âm nhạc Nhật Bản và tương lai xa hơn là Mỹ. Sau đây là những nhận định chủ yếu của bài viết:
Dường như hầu hết các nhóm nhạc thần tượng K-Pop đã hoặc đang có kế hoạch phát hành sản phẩm của họ ở Nhật Bản. Và đa số sản phẩm đó là single, một định dạng phổ biến ở châu Á.
Ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc là một thế giới mà hãng băng đĩa giống như gia đình. Họ cho học viên ở tập trung và đào tạo trong nhiều năm trước khi ra mắt. Tại đây, các câu lạc bộ fan hâm mộ có những tên khó hiểu đối với khán giả phương tây như Kamilia, ELF, Cassiopeia và HOTTEST… Và cũng vì những biệt danh này, mà nhiều khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ trong thế giới blog.
Một số câu lạc bộ fan hâm mộ K-pop
Mặc dù nghệ sĩ solo vẫn tồn tại, nhưng đa phần trong địa hạt K-pop là hàng loạt các nhóm nhạc thần tượng đối thủ của nhau. Có thể dễ dàng hình dung việc này cũng giống như làn sóng các ban nhạc nam nữ phát triển rộng khắp tại Hoa Kỳ những năm 90 của thế kỷ trước. Trung bình các nhóm có 5 đến 10 thành viên, bao gồm từ trưởng nhóm, đến ca sĩ, rapper, và vũ công.
Video đang HOT
Trong lãnh địa K-pop, mỗi single được phát hành như là một video âm nhạc, vũ điệu bắt mắt, và cốt truyện được mô tả như là một bi kịch. MV và phản ứng của khán giả khi xem xác định sự thành công của bài hát, sẽ thành hit nếu mọi người dễ dàng bắt chước theo điệu nhảy trong video, nếu không, nghệ sĩ cũng chỉ hát những bản ballad trên các chương trình truyền hình.
Cuộc “xâm lấn” đầu tiên của phương tiện truyền thông Hàn Quốc bắt đầu ở Nhật Bản cách đây vài năm, với sự ra đời của các bộ phim truyền hình và các diễn viên được yêu thích, người ta gọi chung là làn sóng Hallyu. Mặc dù một số nghệ sĩ như BoA và DBSK đã xuất hiện rất lâu trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản, trước khi làn sóng Hallyu tràn đến, nhưng cũng chưa mấy ai được chú ý, chỉ cho đến khi những bộ phim truyền hình xuất hiện ồ ạt thì văn hóa Hàn Quốc mới trở nên phổ biến ở Nhật Bản.
BoA và DBSK
Làn sóng Hallyu đã quét qua các nước Đông Nam Á mà không cần bản dịch các bài hát từ tiếng Hàn, nơi ngành công nghiệp âm nhạc bản địa còn vẫn chưa định hình phong cách riêng. Nhật Bản là thị trường lớn đầu tiên mà Hàn Quốc đang nhắm mục tiêu, cho dù nơi đây đã tồn tại một ngành công nghiệp âm nhạc trong nước cực kỳ bền vững. Các nhóm nhạc nữ KARA và SNSD bắt đầu xu hướng phát hành lại những single hit cũ của nhóm tại Nhật Bản. Vào cuối năm 2010, họ bắt đầu với single Mister và Gee, và lời bài hát được dịch sang tiếng Nhật.
KARA và SNSD
Single của họ đã cực kỳ thành công, chủ yếu là do vũ điệu “càng cua” của SNSD và vũ điệu “lắc hông” của KARA. Cả hai đều dễ dàng bắt chước, được khán giả công nhận và được nhại đi nhại lại trong nhiều chương trình tạp kỷ khác nhau. Những single của Hàn Quốc ra mắt, đã trở thành trụ cột trên bảng xếp hạng Nhật Bản.
Big Bang
Nhiều nhóm chỉ đơn giản là tái phát hành những hit cũ được dịch lời, đa số được trích ra từ những album thành công nhất của nhóm trước đây. Tuy dữ liệu mới rất hiếm, nhưng họ vẫn tạo thành các phiên bản tốt nhất, cho thấy sự nổi bật trong một thị trường mới. Nhóm nhạc Big Bang ra mắt album tiếng Nhật với một số ca khúc mới, và là điểm nhấn của những phiên bản ra mắt trong năm nay.
T-ARA và Bo Peep Bo Peep
Single của K-Pop vẫn dự kiến sẽ phát hành tiếp trong phần còn lại của năm, bao gồm nhóm nhạc nữ T-ARA phát hành lại Bo Peep Bo Peep và album tiếng Nhật mới Tone của DBSK (đều ra mắt ngày 28/9). Mini album thứ 2 của 4 cô gái 2NE1 tái phát hành vào ngày 21/9 tới đây là một trong những sự ra mắt được trông đợi nhất trong năm. Và có thể nó sẽ là một chỉ số quan trọng cho sự thành công tương lai của K-pop trên toàn thế giới.
Album tiếng Nhật mới của DBSK
Tại Châu Âu, các nhóm nhạc pop đang lấy lại phong độ của họ và hiện tượng Hàn Quốc cũng bắt đầu tràn tới đây. Đơn cử như cuộc chinh phục Paris của các nhóm nhạc nhà SM Entartainment hồi hè vừa qua đã bị “vét” sạch vé từ rất lâu trước khi công diễn.Người Mỹ thường không dung nạp âm nhạc nước ngoài. Bên cạnh đó, họ có một ác cảm rõ ràng với giải trí châu Á, nên cơ hội thành công của làn sóng Hallyu tại đây dường như khá mong manh. K-pop chưa có được một vai trò tại Mỹ, chưa một nhóm nhạc pop nào hay một ca sỹ nào ra mắt thành công trong những năm vừa qua. Việc 2NE1 ra mắt tại Nhật Bản là một cuộc thử nghiệm quan trọng vì họ là những người có khả năng tìm thấy thành công ở Mỹ.
Chắc chắn nhiều người nghi ngờ CL, Minzy, Dara, Bom (2NE1) sẽ trở thành tên gọi quen thuộc tại nơi mà Ginger, Posh, Scary, Baby và Sporty Spice (Spice Girls) đã thành công. Tại Nhật Bản ngay cả những ngôi sao K-pop lớn nhất cũng chưa vượt qua được những siêu nhóm bản địa như Exile hoặc AKB48. Tuy nhiên, bất kỳ thành công nào của K-pop tại Nhật Bản cũng là một cầu nối để họ bước chân vào một thị trường khác.
2NE1
Ngay cả bây giờ Nhật Bản đang có phong trào chống lại làn sóng Hallyu. Nhiều cuộc biểu tình đã được tổ chức trong tháng vừa qua tại Fuji TV, để phản đối phát sóng bộ phim truyền hình Hàn Quốc, với lý do phá hủy văn hóa Nhật Bản. Nhưng hy vọng của K-pop tại đây vẫn còn rất cao và nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ trong vài năm tới, thì có thể nước Mỹ sẽ trở thành nơi tiếp theo để làn sóng Hallyu hướng tới”.
Theo Vietnamnet
Khi nào cơn sốt Kpop "hết đát"?
Vấn đề được đặt ra trong buổi trò chuyện với CEO Kim Young Min của SM Entertainment.
Tuần qua, các phóng viên đã có buổi trò chuyện với CEO Kim Young Min của SM Entertainment tại một nhà hàng ở Tokyo về những thành công của các nghệ sĩ nhà SM cùng với "làn sóng Hallyu mới". Ông Kim Young Min phát biểu: "Sự xuất hiện hay không của một nhóm nhạc khác tầm cỡ như DBSK sẽ là yếu tố quyết định con đường xây dựng thương hiệu tại thị trường Nhật Bản của các nghệ sỹ đàn em. Điều quan trọng là chúng ta phải làm sao để tạo ra những sản phẩm khiến cho Kpop nổi bật hơn hẳn so với những gì đã và đang có ở Nhật."
"Quyền năng của DBSK thực sự rất lớn và rất ấn tượng. Mặc dù họ đang gặp phải một số rắc rối nhưng chính nhờ những thành tích họ gặt hái được mà chúng ta đã có được một thị trường Kpop như hiện nay."
Kim Young Min rất đề cao "quyền năng" của DBSK tại Nhật
Trả lời câu hỏi về "thời điểm hết đát" của Kpop, ông Kim khẳng định: "Ít nhất Kpop sẽ còn phổ biến khoảng 3 - 5 năm nữa. Lý do khiến Kpop nổi tiếng trên toàn thế giới chính là do những nhóm nhạc thần tượng. Tôi nghĩ Kpop sẽ tồn tại từ 3 - 5 năm nữa hoặc mãi mãi. Tôi có nghe nói các sản phẩm của Hallyu đã phá kỷ lục về doanh số của một trong những chuỗi cửa hàng kinh doanh CD và DVD lớn nhất Nhật Bản. Thị trường quốc tế luôn phát triển không ngừng."
"Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của các dịch vụ mạng xã hội cũng là một nhân tố góp phần không nhỏ trong thành công của chúng tôi. Tuy nhiên SNS (mạng xã hội) chỉ là một phần trong chiến dịch marketing chứ không phải là công cụ chính của chúng tôi. SNS hữu dụng đấy nhưng không phải là thứ tất yếu."
Theo Kim Young Min, cơn sốt Kpop hoặc sẽ kết thúc trong vòng 3 - 5 năm nữa hoặc kéo dài mãi mãi
Về vấn đề phản đối làn sóng Hallyu trong những ngày gần đây, ông nói: "Tôi cho rằng đó là một hiện tượng tự nhiên khi văn hóa của chúng ta du nhập vào Nhật Bản. Bất cứ nơi nào trên thế giới cũng tồn tại những người mang suy nghĩ như họ. Thay vì quan tâm đến việc đó, chúng ta nên tập trung cho việc sáng tạo những sản phẩm tốt hơn và một nền văn hóa tiến bộ hơn."
Theo PLXH
Kim Tae Hee và Jang Geun Suk đẩy mạnh làn sóng Hallyu ở Nhật Hai ngôi sao đình đám xứ Hàn Jang Geun Suk và Kim Tae Hee ngày càng có sức ảnh hưởng ở Nhật Bản. Sau bộ phim truyền hình thần tượng You"re Beautiful, tiếng tăm của Jang Geun Suk ngày càng đi lên và anh thu hút được một lượng fan đông đảo ở Nhật Bản. Theo tạp chí Flash của Nhật, Jang Geun...