K-pop Myths (Kì 7): Album triệu bản sàn đấu để fandom vung tiền?
Idol nỗ lực có chỗ đứng vững mạnh, fandom tranh đấu để khẳng định sức mạnh riêng. Và album triệu bản là đấu trường mà ai cũng sẵn sàng chi tiền để chiến thắng.
K-pop vốn “sóng không yên, biển chẳng lặng” bởi những cuộc so kè thành tích thời nào cũng có. Và album triệu bản là “sàn đấu” của những fandom giàu và mạnh, chi tiền để thần tượng được tung hô.
Nhưng rồi, chẳng mấy nhóm nhạc sở hữu những album triệu bản được công chúng nhớ mặt.
Liệu album có còn là “cán cân” để đo sự nổi tiếng và phổ biến của thần tượng?
Nỗ lực mua album, không tiếc vứt album
Sự phát triển của thị trường âm nhạc K-pop gắn liền với lượng tiêu thụ album đang gia tăng mỗi năm. Trang tin Sports World cho biết, trong 3 quý đầu năm 2021, doanh số bán album của K-pop là hơn 43 triệu bản – con số đáng gờm để khẳng định về thời kỳ đỉnh cao của làng giải trí xứ Hàn, cũng như tên tuổi của nhiều nhóm nhạc thần tượng.
Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng dần lộ rõ: Lãng phí tiền của, ô nhiễm môi trường.
Mỗi bản album kèm muôn vàn tặng phẩm, kéo theo đó là nhiều mặt trái.
Hiện nay, các công ty giải trí đều phát hành album với nhiều phiên bản khác nhau, tặng thêm card, poster hay vé fansign để kích thích khả năng mua hàng từ fandom. Hơn nữa, doanh số bán album được xem là thước đo lòng nhiệt thành từ fandom. Hiển nhiên, người hâm mộ sẵn sàng chi tiền để mua hàng chục, hàng trăm album cho mình.
Nhóm nhạc nam dẫn đầu về lượng album bán ra là BTS với hơn 35,5 triệu bản. Trong đó, Butter – album được phát hành vào tháng 5/2021 – đạt 1,97 triệu bản. EXO xếp hạng 2 với hơn 20,5 triệu bản, đa phần nguồn thu đều từ fan Hàn. NCT cũng là nhóm nhạc đạt doanh số triệu bản album, chỉ tính riêng album Hot Sauce vừa phát hành đã chạm mốc 1 triệu bản.
NCT đạt doanh số album triệu bản.
Song, làm gì có ai cần nhiều album đến thế. Khi các album không còn mục đích sử dụng, chúng tồn đọng và bị vứt bỏ để tạo thành những mớ rác thải ngày một nhiều. Chưa kể, một album được trộn lẫn nhiều nguyên liệu khác nhau như nhựa, giấy nên khó phân loại và huỷ hoại môi trường.
Hình ảnh album bị vứt vào sọt rác được chia sẻ trên Twitter khiến người hâm mộ nhìn cũng thấy nhói lòng. Rõ ràng, không phải tất cả fan đều trân trọng album mà họ sở hữu. Nói cách khác, nhiều fan chỉ cần một món đồ trong album, còn thành tích họ cố gắng tạo ra cho idol chỉ là cách thể hiện tình yêu tạm bợ.
Video đang HOT
Người hâm mộ thẳng tay phá nát, vứt bỏ album của thần tượng.
Một fan K-pop viết trên Twitter: “Thật đáng buồn. Tôi hy vọng idol sẽ không nhìn thấy cảnh tượng này bởi vì chắc chắn họ sẽ tổn thương. Đó là thành quả làm việc chăm chỉ của họ và bây giờ nó bị vứt đi. Tại sao lại có người mua thật nhiều album mà không tổ chức give away cho những người cần nó?”.
Album triệu bản: mạnh fandom, thiếu độ nhận diện
Xét trên phương diện bán album, NCT hiện tại chỉ đứng sau BTS. Khả năng đạt triệu bản của nhóm trở thành câu chuyện quáhiển nhiên tại K-pop. Đối với thế hệ thứ 4, TXT và Stray Kids là 2 nhóm nam ngày một vững mạnh trong lĩnh vực album. Cả hai đều đã bán hơn 2,5 triệu bản tính đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, những nhóm nhạc nam này chỉ được nhắc đến với sức bán album. Tìm mỏi mắt cũng không thấy họ ghi tên một cách vẻ vang trong mảng nhạc số.
Trong 2 năm trở lại đây, K-pop chứng kiến sự phát triển vượt bậc của girlgroup. ITZY, aespa hay STAYC đều được nhắc đến rộng rãi, khẳng định vị trí của mình qua thành tích nhạc số đáng nể. Đơn cử như aespa, tân binh SM đã đạt Perfect All-kill đầu tiên trong sự nghiệp với Savage. ITZY thời điểm mới ra mắt, ca khúc Dalla Dalla đạt hạng 1 trên Bugs, hạng 3 trên Naver, hạng 5 trên Genie, hạng 10 trên Melon.
TXT chưa có độ nhận diện cao dù có doanh số album khủng.
Lý giải về việc K-pop thiếu vắng nhóm nam quen mặt với công chúng, nguyên nhân quyết định nằm ở chỗ âm nhạc của họ kén người nghe.
NCT là một minh chứng rõ rệt nhất. Nhóm nam nhà SM luôn phát hành ca khúc “khó nuốt”. Ca khúc Sticker vừa phát hành liên tục bị netizen chê bai chẳng ấn tượng. Thậm chí, phong cách của các nhóm nam gần đây đều có phần na ná nhau khiến người khác khó lòng phân biệt và dễ gây cảm giác nhàm chán.
Nếu doanh số album đại diện cho sự hùng mạnh, giàu có của một fandom thì nhạc số chính là lĩnh vực gắn với độ nhận diện của nhóm nhạc. Như vậy, một nhóm nhạc nam triệu bản chỉ có thể chứng tỏ lượng fan cứng của nhóm đông. Thành tích ấy dù cao ngất ngưởng cũng không đủ sức đưa danh tiếng và âm nhạc của nhóm lan rộng tại thị trường K-pop.
Album triệu bản chứng tỏ nhóm nhạc càng đông fan.
Những bất cập trong vấn đề album triệu bản buộc công ty quản lý, thần tượng và cả người hâm mộ đều phải nhìn nhận khách quan và tìm thấy hướng đi mới. Thay vì sản xuất album với nhiều phiên bản và những chiếc photocard hiếm, album số hóa sẽ là phương án tối ưu hơn. Hoặc, sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường cho các album vật lý cũng là một giải pháp.
Và quan trọng hơn hết, thay vì cố chấp chạy theo doanh số, công ty giải trí nên tập trung đầu tư chất lượng sản phẩm, xây dựng hình tượng của nghệ sĩ. Nếu một album được phát hành chỉ để kiếm tiền, âm nhạc không có sức bền tại thị trường K-pop, không tiếp cận đại đa số khán giả thì nó chẳng khác nào đóa hoa bị lãng quên và dần lụi tàn.
Doanh số album đang dần trở thành “cuộc đua tiêu tiền” của các fandom.
Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của việc album, khi nó là thứ để các fandom so kè với nhau. Thế nhưng, chúng ta càng không thể xem đó là đích đến duy nhất của âm nhạc. Cuối cùng, sau một bài hát được phát hành đâu ai muốn chỉ có duy nhất fan biết và nghe?
K-pop Myths (Kì 6): Bao giờ fan BLACKPINK thôi kêu gào bất công?
Thật lạ: BLACKPINK càng phát triển vững mạnh, lượng fan hùng hậu của họ càng có xu hướng chia rẽ nội bộ và tự "xâu xé" dìm hàng các thành viên trong nhóm.
BLACKPINK xuất phát điểm là nhóm nhạc 4 người. Và như lẽ thường tình, 4 cô gái ấy muốn đi cùng nhau thật dài lâu trên con đường sự nghiệp. Dù vậy, fandom của nhóm không phải một khối đoàn kết bởi sự tồn tại của những fan only, akgae luôn tin rằng idol mình bị đối xử bất công.
4 cô gái BLACKPINK muốn đi cùng nhau thật lâu trên con đường sự nghiệp.
Xu hướng kêu gào bất công
Nếu phải gọi tên fandom bậc nhất K-pop, fan của BLACKPINK là ứng cử viên sáng giá. Đặc điểm nổi bật của fandom này là sự chia rẽ nội bộ dẫn đến hình thành 27 fandom khác nhau và luôn kêu gào bất công cho thần tượng của mình.
Trường hợp gần đây nhất là Lisa. Em út BLACKPINK được fan ví von là "con ghẻ ngoại tộc", không mang quốc tịch Hàn nên bị YG đối xử bất công. Trong khi Jisoo, Rosé và Jennie tham dự Paris Fashion Week 2022, Lisa lại vắng mặt. CEO của Bvlgari tiết lộ nguyên nhân xuất phát từ việc YG quan ngại vấn đề Covid-19.
Lisa sang Pháp nhưng không tham dự Paris Fashion Week.
Ngay lập tức, fan Lisa đưa hashtag #YGLetLisaDoHerJob và #BLACKPINKDisband, đòi công bằng cho thần tượng. Lisabar - trạm fan của Lisa tại Trung Quốc - tuyên bố ngừng mua album BLACKPINK vô thời hạn nếu YG không có lời hồi đáp rõ ràng.
Nhưng Lisa có chịu bất công không? Nữ idol sang Pháp cùng với 6 chiếc vali không phải để chơi bời, nhiều thông tin cho thấy cô có dự án riêng với CELINE. Không dự Paris Fashion Week 2022 nhưng Lisa đã có nhiều thứ được YG ưu ái mà fan cố tình không nhắc đến: cố vấn vũ đạo 2 mùa Thanh xuân có bạn tại Trung Quốc, hợp tác với DJ Snake trong MV SG, biểu diễn cùng iKON tại Kingdom, bộ sưu tập mỹ phẩm tự thiết kế cho M.A.C.
Lisa trong bộ mỹ phẩm tự thiết kế cho M.A.C.
Ở một diễn biến khác, Jennie được gọi với danh xưng "công chúa thất sủng". Khoảng thời gian Rosé và Lisa lần lượt solo, các hoạt động của Jennie khá ít ỏi. Người hâm mộ liên tục nhắc đến việc đã đến lúc Jennie nên comeback solo và trend hashtag yêu cầu YG để Jennie được làm việc.
Thực tế: Jennie không comeback âm nhạc nhưng hoạt động với các dự án thời trang. Nữ idol tham dự Paris Fashion Week theo lời mời của Chanel, xuất hiện trên bìa tạp chí W Korea, góp mặt trong chiến dịch toàn cầu của Chanel Coco Neige, Đại sứ toàn cầu của Calvin Klein. Trong khi người hâm mộ yêu cầu YG hãy để Jennie làm việc thì cô nàng chưa bao giờ nghỉ ngơi.
Jennie trong bộ sưu tập mới của Chanel.
Nội bộ fandom BLACKPINK chưa bao giờ "sóng yên biển lặng". Chỉ cần thành viên này hoạt động nhưng thành viên còn lại có chút im ắng, đồng nghĩa YG đang thiên vị.
Fan nội chiến, ai thiệt thòi?
Liệu có khôn ngoan khi Lisabar ngừng mua album của BLACKPINK? Họ cho rằng đây là động thái cảnh cáo YG nên cưng chiều Lisa hơn nhưng không nghĩ đến hậu quả phía sau đó. Doanh số album BLACKPINK giảm sút, vị thế của nhóm tại Hàn sẽ không còn vững vàng, thậm chí bị chê "flop". Là thành viên trong nhóm, danh tiếng riêng của Lisa dù cao đến mấy cũng đều bị ảnh hưởng.
"Đã đến lúc BLACKPINK nên tan rã" - fan hay nói như thế mỗi lần tự nhận idol đang chịu bất công. Fan muốn Lisa tự do phát triển, muốn Rosé - Jisoo không bị kìm hãm, muốn Jennie "một mình một ngựa" hoạt động... nhưng lại quên nghĩ đến đường dài cho từng cô gái. Điển hình như Lisa, cô không có sức bền ở Hàn vì lượng fan ít hay Jisoo sẽ định hướng làm diễn viên thay vì idol bởi giọng hát còn nhiều hạn chế.
Fan luôn muốn các thành viên hoạt động riêng nhưng lại quên nghĩ đường dài cho các cô gái ấy.
Chưa kể, yêu cầu BLACKPINK tan rã góp phần làm xấu hình ảnh nhóm trong mắt công chúng. Fan đang phô trương sự thiếu đoàn kết của cộng đồng BLINK, lại càng khiến người khác nghi ngờ về tình cảm giữa 4 cô gái với nhau. Người hâm mộ dường như lãng quên trước khi là Lisa, Jennie, Jisoo hay Rosé, họ là BLACKPINK. Thay vì cố gắng duy trì nền tảng cốt lõi cho sự thành công của từng thành viên, fan lại ra sức phá vỡ nó.
Sự đấu đá trong nội bộ fandom không dẫn đến kết cục tốt đẹp nào ngoài việc "vạch áo cho người xem lưng". Nhắc đến BLACKPINK là nhắc đến "sóng gió gia tộc" của 27 fandom. Cộng đồng fan K-pop vẫn thường đùa: Chưa cần đến anti-fan, nội bộ fan BLACKPINK đã tự "xâu xé", dìm người này để nâng người kia. Giống như câu nói "Like idol like fan", nhìn vào sự hiếu chiến của fan BLACKPINK với nhau, netizen cũng có chút e dè khi tiếp cận nhóm.
Việc mất đoàn kết trong nội bộ fandom không khác gì "vạch áo cho người xem lưng".
Hay fan BLACKPINK thường gắn với câu chuyện trend hashtag, gửi xe tải đến YG đòi quyền lợi. Rồi sau đó, fan nhận được gì qua nhiều lần kiến nghị với YG, nếu chẳng phải sự im lặng và ngó lơ? Không phải ngẫu nhiên đội hình BLACKPINK có 4 thành viên, càng không phải vô duyên vô cớ mỗi người được định hướng con đường thời trang riêng. Chắc chắn, một bản kế hoạch đã được viết chi tiết cho BLACKPINK và YG sẽ đi đúng đường ray. Người hâm mộ không nên tự đề cao vị thế của mình đối với "ông lớn" vốn ngang ngược này.
Người hâm mộ nên học cách bình tĩnh, tin tưởng vào thần tượng của mình nhiều hơn. Sự im ắng của các cô gái đôi khi chỉ là bệ phóng cho một "cú nổ" phía trước. Như Rosé từng nói: " Chúng em không thực sự thích đưa ra hay phát hành những thứ trong khi mà cảm thấy chúng chưa thực sự hoàn hảo". Và Jisoo bày tỏ: "Trong 10 năm nữa, mong rằng bọn em vẫn sẽ là BLACKPINK".
Lời khẳng định dù 10 năm nữa thì cả 4 cô gái vẫn là BLACKPINK của Jisoo nên được fan ghi nhớ.
Chúng ta không đánh đồng rằng tất cả fan BLACKPINK đều "toxic", đó chỉ là những thành phần bị gọi với danh xưng "akgae" (thích 1 người và thù ghét 3 người còn lại). Thế nhưng, akgae trong fandom BLINK lại hoạt động rất mạnh. Bởi vì sự hơn thua, họ chưa bao giờ thấy rằng những gì idol mình có là đủ.
Chỉ khi nào lượng fan còn lại đủ mạnh, đủ đoàn kết để lấn át akgae, BLINK mới thực sự là fandom khiến người khác vừa nể vừa sợ. Song, có lẽ những người yêu mến BLACKPINK luôn trăn trở câu hỏi: Bao giờ hết "sóng gió gia tộc"?
K-pop Myths (Kì 5): Bỏ con hoặc làm bố, đâu là cách idol giữ chân fan? Đều nói thần tượng kết hôn, sinh con giống như tự tay cắt đứt sợi dây gắn kết với người hâm mộ. Nhưng thực tế, lên chức bố mới là cách giữ chân fan. Người hâm mộ thường khó chấp nhận khi idol đột ngột thông báo kết hôn hoặc lên chức bố. Nhưng thực tế cũng cho thấy, khi một idol từ...