K-pop Myths (Kì 3): BLACKPINK luôn là mơ ước của mọi idol
BLACKPINK thường xuyên bị khịa “ca sĩ hay người mẫu?”, thế nhưng họ lại chính là mơ ước của nhiều nhóm nhạc thế hệ mới.
Gia tài âm nhạc của BLACKPINK không nhiều nhưng tài nguyên thời trang lại đếm không xuể. Số lần lên tạp chí của nhóm còn nhiều hơn cả số lần comeback trong năm. Cũng chính vì lý do này, netizen thường mỉa mai nhóm nữ nhà YG là ca sĩ hay người mẫu?
Thế nhưng, thực tế cho thấy, nhóm nữ nào cũng muốn hoạt động như BLACKPINK.
BLACKPINK là nhóm nhạc nữ đầu tiên của K-pop được lên trang bìa Vogue, một trong lục đại tạp chí trên thế giới.
“Con gái rượu” của ông lớn thời trang
Idol nữ được thương hiệu thời trang xa xỉ yêu chiều. Và nếu BLACKPINK đứng thứ 2, không ai dám nhận lấy ngôi vương. Minh chứng thuyết phục cho điều này là danh phận đại sứ các thành viên đang sở hữu.
Tháng 3/2019, Jennie vinh dự xuất hiện trên Instagram chính thức của Chanel, được tuyên là House Ambassador. Trong năm 2020, Lisa ký kết hợp đồng béo bở, trở thành Đại sứ toàn cầu của CELINE và Bvlgari. Tháng 3/2021, Dior công bố Jisoo là Đại sứ toàn cầu của thương hiệu ở hai mảng Làm đẹp và Thời trang. Chẳng thua kém thành viên trong nhóm, Rosé lần lượt là Đại sứ toàn cầu của Saint Laurent và Tiffany & Co.
Đi kèm với danh phận tất nhiên là những đãi ngộ không phải ai cũng chạm tới được. Bước ra khỏi thị trường Hàn Quốc, BLACKPINK góp mặt ở sự kiện thời trang quốc tế cùng vị trí front row (hàng ghế đầu quyền lực). Tại Paris Fashion Week 2022 , ngồi cạnh Jisoo là ông Pietro Beccari – Giám đốc điều hành của Dior, sánh bước bên Rosé là nữ diễn viên trẻ Hollywood Talia Ryder, đồng hành cùng Jennie là Whitney Peak – House Ambassador Chanel.
Jennie ngồi cạnh Whitney Peak – House Ambassador Chanel tại Paris Fashion Week 2022.
Đáp lại sự ưu ái từ những ông lớn thời trang, BLACKPINK mang đến giá trị thiết thực về mặt truyền thông lẫn doanh thu. Một bài đăng trên Instagram Dior với 4 bức ảnh Jisoo tạo ra giá trị tác động truyền thông 1,84 triệu USD. Dựa trên báo cáo của Launchmetrics, Dior là tài khoản thương hiệu dẫn đầu về giá trị truyền thông, tạo ra 39,1 triệu USD, vượt mặt Louis Vuitton, Chanel, Balenciaga. Trong khi đó, Jisoo chỉ với 2 bài đăng đã mang lại 15,7 triệu USD.
Video đang HOT
Ở danh sách giá trị truyền thông các nghệ sĩ đem lại cho nhãn hàng được Vogue Business đăng tải vào tháng 5/2021, BLACKPINK dắt tay nhau chiếm top đầu. Cú bắt tay giữa Lisa và CELINE đã tạo ra 80,9 triệu USD chỉ với 54 bài đăng và 2.7 tỷ lượt hiển thị.
Cú bắt tay của Lisa và CELINE đã tạo ra doanh số khủng 80,9 triệu USD chỉ với 54 bài đăng và 2.7 tỷ lượt hiển thị.
Như vậy, không phải ngẫu nhiên để BLACKPINK lọt vào mắt xanh của thương hiệu thời trang xa xỉ. Ngoài khí chất, màu sắc phù hợp, 4 cô gái nhà YG còn sở hữu danh tiếng vững mạnh để đem lại lợi ích lâu dài, bền chặt cho nhãn hàng.
Xu hướng idol làm đại sứ
Bị mỉa mai với câu hỏi là idol hay model nhưng con đường BLACKPINK đang đi lại chính là phương hướng đối với các nhóm nhạc nữ hiện nay.
Chẳng đâu xa, aespa là một ví dụ điển hình. Ngay từ khi chào sân K-pop, aespa đã được SM định hướng hoạt động âm nhạc lẫn lấn sân thời trang. Tân binh nữ nắm trong tay danh phận Đại sứ Hàn Quốc của Givenchy bất kể nhiều lần bị chê “phèn”, phá đồ hiệu. Những lời bàn tán chưa kịp lắng xuống, aespa tiếp tục trở thành gương mặt đại diện của thương hiệu mỹ phẩm CLIO. Rất nhanh sau đó, nhóm ký kết hợp đồng béo bở với Mediheal.
Khi thể hiện phong cách techwear trên sân khấu, aespa lại bị liên tưởng đến BLACKPINK. Tất nhiên, không thể khẳng định nhóm nữ SM đang sao chép tiền bối, song hiệu ứng BLACKPINK tạo ra quá lớn đã khiến aespa bị lu mờ.
Thể hiện phong cách techwear, aespa khiến nhiều người liên tưởng đến BLACKPINK.
Trước aespa, ITZY là nhóm nữ K-pop xem BLACKPINK như “ngọn hải đăng” để về đích. Ngoài định hình âm nhạc cá tính như tiền bối, ITZY được công ty vạch ra đường lối trong mảng thời trang. Điển hình nhất là những lần đụng váy áo với BLACKPINK, phong cách girlcrush với outfit được phối táo bạo. Hiển nhiên, ITZY cũng không thiếu hợp đồng xịn sò: người phát ngôn toàn cầu của MAYBELLINE NEW YORK, quảng bá cho M.A.C Cosmetics và ANDAR.
ITZY trong lần quảng cáo cho hãng thể thao Andar.
Thời gian qua, người hâm mộ chứng kiến nhiều thần tượng nữ hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực thời trang. Seulgi được bổ nhiệm là Đại sứ toàn cầu Salvatore Ferragamo – thương hiệu thời trang Ý. Dzzit – hãng thời trang Trung Quốc vừa công bố HyunA là Đại sứ thương hiệu mới. Somi cũng đảm nhận vai trò đại sứ Louis Vuitton cho chiến dịch quảng bá kính mắt toàn cầu.
Seulgi vinh dự được bổ nhiệm là Đại sứ toàn cầu Salvatore Ferragamo, một thương hiệu thời trang Ý.
Idol làm đại sứ cho thương hiệu đang dần trở thành một xu hướng, không một thần tượng nào muốn đứng ngoài trận chiến này. Và ở đó, BLACKPINK đang là người làm chủ cuộc chơi.
Thay vì phải suy nghĩ BLACKPINK là idol hay model, tờ Hypebeast gọi họ là “nhóm nhạc K-pop của làng thời trang”. 5 năm hoạt động, BLACKPINK tạo ra sự kết nối chặt chẽ trong âm nhạc và thời trang. Các MV của nhóm hay MV cá nhân đều tạo nên làn sóng mới về mặt giai điệu và phong cách ăn mặc. The Star ví hình ảnh Jennie trong MV SOLO là “nữ hoàng thời trang dành cho mọi đối tượng”. Hay LALISA là một thế giới để người hâm mộ khám phá nhiều khía cạnh phong cách khác nhau của Lisa.
BLACKPINK là “nhóm nhạc K-pop của làng thời trang”.
BLACKPINK lên bìa tạp chí, dự sự kiện thời trang còn nhiều hơn cả comeback, song dù là ở lĩnh vực nào nhóm cũng tạo ra độ phủ sóng rộng rãi. Còn chưa kể, nhắc đến BLACKPINK, công chúng vẫn nhớ đến một nhóm nhạc nữ thành công với hình tượng girlcrush, một biểu tượng thời trang của làng giải trí xứ kim chi. Vậy, không có gì để nhầm lẫn về vai trò của BLACKPINK hiện nay.
Nghề "staff cho idol" có thật sự tốt đẹp như bao fan vẫn mơ ước?
Làm nhân viên cho idol là một nghề nghiệp mà nhiều fan mơ ước, vì luôn được đồng hành và thân thiết với các thần tượng.
Được song hành cùng idol mình đi đến khắp nơi, là ước mơ của bất kì người hâm mộ nào. Và có vẻ như con đường ngắn nhất để cận kề sớm hôm cùng các thần tượng là trở thành staff của họ. Thế nhưng, nghề nghiệp tưởng chừng như đơn giản này lại không hề dễ chút nào. Những áp lực mà các staff phải chịu đựng cũng chẳng ít hơn so với các idol trong giới K-pop.
Đây là nghề nghiệp có nhiều góc khuất.
Làm việc không có ngày nghỉ lễ
Theo chia sẻ của một nhân viên từng làm trong ngành giải trí, các staff của idol phải làm việc 24/24, kể cả ngày lễ. Bởi hoạt động kinh doanh giải trí luôn diễn ra không kể thời gian, và điều đó bắt buộc các nhân viên phải luôn "để mắt tới nghệ sĩ".
Các staff của BLACKPINK luôn ở cạnh 4 cô gái mọi lúc mọi nơi.
Những ngày nghỉ là thời gian lí tưởng để các chương trình âm nhạc, fan meeting hay concert được diễn ra, khi đó các nhân viên chuyên phụ trách phải hoạt động hết năng suất của mình. Việc hoạt động liên tục vào thời gian nghỉ ngơi như vậy đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của các staff, do đó họ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh và suy giảm sức khỏe trong xã hội Hàn Quốc.
Đây đúng là nghề nghiệp cận kề sớm hôm với idol.
Áp lực chẳng thua kém gì một idol
So với các thần tượng, nghề "staff cho idol" phải chịu những áp lực chẳng thua kém gì. Họ phải luôn đảm bảo bản thân không được sai sót bất kì điều gì. Bởi lẽ với sự phát triển của công nghệ hiện đại, chỉ cần 1 sai phạm nhỏ thôi cũng dễ khiến idol của họ bị tẩy chay. Do đó, từ việc ăn mặc đến đi đứng hằng ngày, các staff phải luôn chuẩn bị chu đáo và kĩ càng cho idol, đảm bảo họ hoạt động trong phạm vi tầm mắt của mình.
Staff của Stray Kids luôn ở cạnh thành viên Lee Know khi anh gặp chấn thương chân.
Nói về áp lực của nghề nghiệp này, một nhân viên từng chia sẻ: "Nghe có vẻ dễ dàng nhưng đó thực chất lại là công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn và cầu toàn nhất. Áp lực là không thể tưởng tượng được. Đây cũng chính là nguyên do mà rất ít người muốn đảm nhiệm vị trí chăm sóc mạng xã hội của nghệ sĩ. Nói trắng ra thì chẳng biết chuyện tồi tệ gì có thể xảy ra ở đó cả".
Vệ sĩ của IU đã luôn gắn bó cùng cô suốt 10 năm qua và được công chúng yêu mến.
Giống như các idol, nhân viên cũng đứng trước nỗi sợ bị ghét bỏ. Nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, có người thậm chí còn mắc bệnh trầm cảm sau khi làm công việc này. Một cư dân mạng đã chia sẻ về câu chuyện của người bạn mình khi làm việc tại công ty giải trí truyền thông: "Bạn tôi là nhân viên của một công ty giải trí. Trong thời gian công tác, người hâm mộ bằng cách nào đó đã tìm được tên của người bạn tôi, từ thời điểm đó trở đi cô ấy trở thành gương mặt bị ghét bỏ quen thuộc. Họ đổ lỗi cho cô khi có tình huống tồi tệ xảy ra, mặc dù người bạn tôi hoàn toàn không liên quan gì đến bộ phận gây ra sự cố đó. Cuối cùng người bạn này đã xin từ chức khi căn bệnh rối loạn lo âu ngày càng nghiêm trọng" .
Nhiều nhân viên dù đã làm rất tốt nhưng vẫn bị ghét bỏ.
Nghề có tiếng mà không có miếng
Nếu như có ai đó nghĩ rằng "staff cho idol" là một nghề nghiệp "việc nhẹ lương cao" thì đó hoàn toàn là sai lầm. "Tất cả đều như một trò đùa vậy" - một cựu "staff cho idol" đã từng khẳng định.Nhiều nhân viên tỏ ra vô cùng bức xúc với chế độ làm việc của công ty họ. Dù phải thức khuya dậy sớm bất kể giờ giấc, nhưng số tiền mà họ nhận được lại không hề xứng đáng. Các cựu nhân viên làm việc lâu năm trong nghề còn chia sẻ rằng họ chưa bao giờ nhận được đồng lương nào khi làm việc ngoài giờ.
IU từng đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các nhân viên của mình.
"Staff cho idol" - nghề nghiệp tưởng chừng như luôn vui vẻ và được song hành cùng các thần tượng lại có nhiều góc khuất không ai biết. Song, vẫn không thể phủ nhận ở nhiều công ty giải trí khác, các nhân viên cũng nhận được nhiều chính sách đãi ngộ tốt, và được các thần tượng yêu mến, đó là lí do mà vẫn có không ít người vẫn lao vào "nghề nghiệp bạc bẽo này".
Fan xót xa với những lần idol K-pop bị cắt màn trình diễn Đằng sau những sân khấu hào quang, cũng có những lần các idol K-pop ngậm ngùi khi bị cắt màn trình diễn đột ngột. Với idol K-pop, các sân khấu trình diễn vô cùng quan trọng. Để có một tiết mục xuất sắc gửi đến khán giả, các thần tượng phải chuẩn bị và luyện tập kĩ càng. Thế nên, việc cắt đi...