Journal of Political Risk: Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam thăm Mỹ
Tạp chí chuyên về các tin tức chính trị Journal of Political Risk (JPR) ngày 28/03/2015 đưa tin, từ ngày 15 – 20/03/2015 Bộ Trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang đã gặp gỡ các dân biểu và các quan chức hàng đầu tại Mỹ như Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang James Comey.
Đại tướng Trần Đại Quang và các quan chức Mỹ đã tập trung thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các vấn đề di sản chiến tranh và an ninh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục các thúc đẩy các mối quan hệ song phương thông qua một chuyến thăm chính thức Mỹ sẽ diễn ra trong năm nay. Vào tháng 11/2015, rất có thể Tổng thống Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam nhân chuyến công du Châu Á của ông.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và các quan chức Mỹ thảo luận về tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các vấn đề di sản chiến tranh và an ninh.
Với các cơ hội về an ninh và thương mại, Việt Nam và Mỹ có nhiều lý do để tăng cường hợp tác trong thế kỷ 21, JPR nhận định. Chuyến thăm Mỹ của Đại tướng Trần Đại Quang phù hợp với chính sách mở cửa từ Đại hội Đảng Toàn quốc năm 1986 của Việt Nam. Bất chấp sự bế tắc kéo dài 50 năm trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, quan hệ hợp tác Việt – Mỹ đã được thiết lập trở lại và ngày càng tiến triển, tạp chí JPR cho biết.
Tạp chí này cho rằng, sẽ có thêm nhiều thỏa thuận được ký kết sau các cuộc hội đàm của Đại tướng Trần Đại Quang nhằm mở đường cho chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama vào năm 2015 và 2016. Các cuộc hội đàm của Đại tướng Trần Đại Quang với các quan chức ngoại giao, quan chức thực thi pháp luật Mỹ tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật đồng thời giải quyết các vấn đề về nhân quyền, Chiến tranh Việt Nam, hội nhập kinh tế và các vấn đề an ninh.
Video đang HOT
Như có lẽ điều quan trọng nhất đối với Việt Nam chính là sự việc tăng cường hợp tác về an ninh, củng cố thế trận quốc phòng của Việt Nam trước một đất nước Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ. Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu các hệ thống quân sự tinh vi của hải quân, lục quân và không quân, kể cả các tàu hải quân và tuần tra bờ biển, tàu ngầm, xe tăng, pháo, máy bay và tên lửa phòng không có khả năng tương tác với NATO và có thể bảo vệ Việt Nam hiệu quả hơn trước các cuộc tấn công trên đất liền, trên không và trên biển từ Trung Quốc.
Việc tăng cường cung cấp tàu tuần tra bờ biển, máy bay giám sát, tàu ngầm và các loại đạn dược tiên tiến sẽ ngăn chặn Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ hàng hải của Việt Nam, qua đó giúp ổn định khu vực Thái Bình Dương và ngăn cản Trung Quốc mở rộng quyền lực trong khu vực, JPR nhận định.
Tạp chí này cũng cho rằng, việc nhanh chóng cải thiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là dấu hiệu tốt cho quan hệ hợp tác giữa hai bên. Vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp nổi lên từ dòng thương mại Việt – Mỹ, họ sẽ quan tâm đến việc duy trì các dòng này bằng cách đảm bảo Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục có mối quan hệ hợp tác thân thiện. Các nhà xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Việt Nam sẽ thúc đẩy Washington tăng cường hợp tác với Việt Nam và ngược lại.
Lan Anh (dịch từ Journal of Political Risk)
Theo NTD
Tiết lộ tài liệu mật về cơ chế giải quyết tranh chấp trong TPP
TPP - hiệp định thương mại tự do gồm 12 quốc gia thành viên, trong đó có Nhật Bản, Australia, Singapore và Việt Nam.
Các đại diện thương mại tham gia đàm phán TPP trong buổi họp báo tại Sydney ngày 27/10/2-14 (Nguồn: AFP/TTXVN)
Một điều khoản giải quyết tranh chấp bí mật mà Mỹ thống nhất với các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa bị tiết lộ, khiến nhiều tổ chức phi lợi nhuận quan ngại việc này thể hiện sự thiên vị đối với các tập đoàn lớn so với chính phủ các nước.
Tài liệu mật được WikiLeaks tiết lộ hôm 25/3 đề cập về một công cụ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia nhận đầu tư, một phần nội dung các cuộc thảo luận kín về TPP, hiệp định thương mại tự do gồm 12 quốc gia thành viên, trong đó có Nhật Bản, Australia, Singapore và Việt Nam.
Theo tài liệu được soạn thảo vào ngày 20/1 vừa qua, các bên tham gia đàm phán do Mỹ chủ trì muốn thiết lập các tòa án giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia (ISDS), vượt trên hệ thống tòa án quốc gia, theo đó các công ty nước ngoài có thể kiện các quốc gia và nhận được các khoản bồi thường từ tiền thuế cho những lợi nhuận mà công ty đó có thể thu được trong tương lai.
Các tòa án ISDS cũng là một phần trong Hiệp định Đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Mỹ đang thảo luận với Liên minh châu Âu.
Theo đó, các bên cần giữ bí mật nội dung tài liệu trong 4 năm kể từ khi thỏa thuận TPP bắt đầu có hiệu lực hoặc trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, cần giữ bí mật trong 4 năm kể từ khi chấm dứt đàm phán.
Public Citizen, một nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đánh giá tài liệu bị rò rỉ này cho thấy Mỹ sẽ phải đối mặt với thêm nhiều đòi hỏi về nghĩa vụ pháp lý.
Trong một tuyên bố, tổ chức có trụ sở tại Washington cho biết việc thông qua nội dung tài liệu trên sẽ cho phép thêm khoảng 9.000 công ty nước ngoài từ Nhật Bản và các nước tham gia vào TPP đang hoạt động tại Mỹ được quyền kiện chính phủ nước này về những chính sách hiện được áp dụng bình đẳng cho cả công ty trong nước và nước ngoài.
Ông Lori Wallach, Giám đốc Bộ phận Theo dõi thương mại toàn cầu thuộc Public Citizen, cho rằng thỏa thuận TPP sẽ trao cho các công ty đa quốc gia những quyền lực đặt biệt khác, làm hủy hoại chủ quyền của Mỹ, khiến nước này phải trả hàng tỷ USD tiền thuế trong các nghĩa vụ pháp lý mới và ban đặc quyền cho các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ trong khi các công ty Mỹ không được hưởng theo pháp luật nước này.
Đại diện Thương mại Mỹ, cơ quan phụ trách các cuộc đàm phán thương mại của nước này, chưa đưa ra bình luận về tài liệu bị rò rỉ trên. Các thông tin này xuất hiện ngay trước thềm các cuộc thảo luận của Quốc hội Mỹ về việc trao quyền "đàm phán nhanh" cho chính quyền Tổng thống Barack Obama trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trong trường hợp đó, Nhà Trắng có quyền thống nhất một thỏa thuận thương mại, sau đó đệ trình toàn bộ lên Quốc hội phê chuẩn nhưng không cho phép các nhà lập pháp được quyền sửa đổi nội dung thỏa thuận.
Giới chuyên gia nhận định vụ rò rỉ thông tin này có thể là một thảm họa đối với nỗ lực của chính quyền Tổng thống Barack Obama và các nhà vận động hành lang trong việc thuyết phục Quốc hội trao quyền đàm phán nhanh nhằm thúc ép Quốc hội sớm thông qua thỏa thuận TPP./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Triều Tiên đòi Tổng thống Obama "trả lại giải Nobel hòa bình" Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm qua 23/3 lên án Tổng thống Barack Obama về chính sách hạt nhân của nước Mỹ và yêu cầu người đứng đầu Nhà Trắng trả lại giải Nobel hòa bình do đã vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) của Liên Hợp Quốc. Triều Tiên đòi Tổng thống Obama "trao trả...