Joshua Wong muốn tranh cử
Thủ lĩnh biểu tình “ô dù” Joshua Wong nói có kế hoạch tranh cử vào cơ quan lập pháp Hong Kong vào tháng 9.
Wong dự định tham gia tranh cử cho phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong, sẽ diễn ra vào ngày 6/9.
“Nếu nhiều người bỏ phiếu cho chúng tôi… điều có thể tạo ra nhiều áp lực và sự do dự hơn đối với Bắc Kinh”, Wong hôm qua nói, đồng thời cho biết anh ủng hộ ý tưởng về một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc để người dân có tiếng nói về tương lai của Hong Kong. Tuy nhiên, Wong phản đối việc ly khai thành phố khỏi Trung Quốc.
Joshua Wong trả lời báo chí tại Hong Kong tháng 10/2019. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Các quy tắc về bầu cử sau năm 1997, khi Hong Kong được trao trả về Trung Quốc, đảm bảo rằng chỉ một nửa số ghế trong Hội đồng Lập pháp của đặc khu được bầu trực tiếp. Những ghế còn lại sẽ được bầu bởi các cộng đồng kinh doanh và các nhóm ủng hộ sự ổn định của Hong Kong.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, phe ủng hộ dân chủ giành được 29 ghế, nhưng sau đó 6 người trong số này bị loại vì quốc hội Trung Quốc cho rằng lời tuyên thệ nhậm chức của họ không phù hợp.
Wong trở thành thủ lĩnh của phong trào biểu tình “ô dù” do sinh viên lãnh đạo vào năm 2014 nhằm phản đối Bắc Kinh can thiệp quá sâu vào cuộc bầu cử trưởng đặc khu Hong Kong năm 2017. Phong trào được gọi là biểu tình “ô dù” do người tham gia mang theo ô để che mưa, nắng và bảo vệ bản thân khi cảnh sát dùng hơi cay.
Tháng 1/2018, Wong bị kết án ba tháng tù vì tội chống người thi hành công vụ, nhưng chỉ thụ án 6 ngày rồi được tại ngoại để chờ kháng cáo. Hồi tháng 5, thẩm phán yêu cầu Wong quay lại nhà tù nhưng giảm án xuống còn hai tháng. Anh được trả tự do hôm 17/6. Wong năm ngoái bị cấm tranh cử trong cuộc bầu cử cấp quận, do vi phạm luật bầu cử.
Quốc hội Trung Quốc hồi cuối tháng 5 thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.
Dự luật làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Biểu tình đã xảy ra trên đường phố Hong Kong và cảnh sát bạo động được triển khai để giải tán đám đông.
Trung Quốc ủng hộ Hong Kong cấm Joshua Wong tranh cử Thủ lĩnh ‘ô dù’ Hong Kong muốn Mỹ ủng hộ Ngoại trưởng Đức gặp thủ lĩnh ‘ô dù’ Hong Kong
Nhật muốn G7 ra tuyên bố chung về Hong Kong
Thủ tướng Nhật muốn dẫn dắt G7 ra tuyên bố chung về tình hình Hong Kong, khi Trung Quốc lên kế hoạch áp luật an ninh với đặc khu.
"Rõ ràng, chúng ta thừa nhận rằng G7 có sứ mệnh dẫn dắt dư luận toàn cầu và Nhật Bản muốn đi đầu trong việc đưa ra một tuyên bố dựa trên chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' tại Hong Kong", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu tại quốc hội Nhật Bản hôm nay.
G7 là nhóm 7 quốc gia phát triển gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh và Mỹ. Các thành viên nhóm này thay phiên nhau tổ chức hội nghị thường niên, nhằm thảo luận về chính sách và điều phối kinh tế quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng này tuyên bố sẽ hoãn họp thượng đỉnh G7, dự định diễn ra vào tháng 6, có thể đến tháng 9 năm nay và kêu gọi mở rộng phạm vi hội nghị để mời thêm một số nước tham gia, trong đó có Nga.
Thủ tướng Abe phát biểu tại họp báo ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 25/5. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố được Thủ tướng Nhật đưa ra trong bối cảnh quốc hội Trung Quốc cuối tháng trước thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Luật mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Giới chức nhiều nước, gồm Mỹ, Anh, Nhật, Australia, Canada cũng như các nhóm nhân quyền và doanh nghiệp quốc tế bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cho rằng nó sẽ hủy hoại chính sách "một quốc gia, hai chế độ" cũng như quyền tự chủ của Hong Kong.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong là cần thiết nhằm duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cùng ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Nhật tháng trước ra tuyên bố riêng, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Hong Kong, đồng thời kêu gọi đại sứ Trung Quốc tại Tokyo truyền đạt thông điệp này. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga "hy vọng Trung Quốc có phản ứng khôn ngoan" trong vấn đề này. Tokyo trước đó lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản, dự định vào tháng 4, nhưng đã bị hoãn vì Covid-19.
Hong Kong thông qua luật quốc ca Hội đồng Lập pháp Hong Kong thông qua luật quốc ca chiều nay, quy định người xúc phạm quốc ca Trung Quốc sẽ đối mặt án tù hoặc phạt tiền. Dự luật được Hội đồng Lập pháp Hong Kong thông qua thành luật chiều nay với 41 phiếu thuận và một phiếu chống. Luật quy định những người xúc phạm quốc ca Trung...