Jordan cấp phép cho vaccine phòng COVID-19 của Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 9/1, Jordan cho biết nước này đã cấp phép cho vaccine ngừa virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do công ty Sinopharm của Trung Quốc sản xuất, nhằm phục vụ nhu cầu khẩn cấp.
Trước đó, nước này cũng đã cấp phép lưu hành vaccine của liên doanh Pfizer-BioNTech.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc). Ảnh: Yicai Global/TTXVN
Trao đổi với truyền hình nhà nước, người đứng đầu cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Jordan, ông Nizar Mheidat nêu rõ: “Chúng tôi đã cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng Sinopharm để phòng virus SARS-CoV-2… Đó là loại vaccine thứ 2 được phép lưu hành ở Jordan sau vaccine của Pfizer/BioNTech”.
Hãng dược của Trung Quốc cho biết, vaccine của hãng này có tỷ lệ hiệu quả 79%. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Jordan cho hay, tháng trước vương quốc này đã đặt mua 1 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech. Nước này cũng hy vọng có thể tiếp cận được 650.000 liều vaccine của AstraZeneca/Oxford thông qua chương trình vaccine toàn cầu Covax và Jordan cũng đã ký hợp đồng với hãng Johnson & Johnson của Mỹ.
Video đang HOT
Cùng ngày, Jordan thông báo nước này sẽ khởi động chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 13/10 tới.
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới
Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất.
Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này sản xuất. Đột biến khiến virus lây lan nhanh hơn. Nhiều người lo ngại biến chủng virus mới sẽ "lách" khỏi sự trung hòa kháng thể do vaccine kích hoạt.
Theo Reuters, nhóm đã chỉ ra vaccine có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa đột biến N501Y trong biến chủng virus SARS-CoV-2 mới.
Nghiên cứu của Pfizer/BioNTech được thực hiện trên máu của những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 mà công ty này cung cấp. Chuyên gia về vaccine của Pfizer, Phil Dormitzer, cho biết kết quả đầu tiên của các thử nghiệm khá tích cực.
Vaccine này từng chứng minh khả năng ức chế, chống lại 15 đột biến khác trong những chủng virus trước đó. Nhóm tác giả hy vọng nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện để đưa ra kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, kết quả trên vẫn còn hạn chế vì không xem xét toàn bộ đột biến trong 2 biến chủng mới của SARS-CoV-2. Ông Dormitzer cho biết: "Rất đáng mừng rằng vaccine thử nghiệm trên 16 đột biến khác nhau và đều có kết quả khả quan. Tuy vậy, điều này không có nghĩa đột biến thứ 17 sẽ không đáng lo ngại".
Nghiên cứu do Pfizer/BioNTech chủ trì thực hiện cùng nhóm nhà khoa học của Đại học Texas cho thấy vaccine mà đơn vị này sản xuất có thể ức chế biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Ảnh: Reuters.
Một đột biến khác được tìm thấy trong biến chủng virus tại Nam Phi, có tên gọi E484K, cũng đang được giới nghiên cứu quan tâm. E484K nằm trong biến chủng mới 501.V2 và được cho là có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thử nghiệm tương tự vaccine với đột biến này và thêm nhiều loại khác để có dữ liệu đầy đủ hơn. Dự kiến, công việc này mất khoảng vài tuần.
Theo Reuters, nghiên cứu này giúp trấn an người dân trên toàn thế giới về biến chủng virus mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm xét nghiệm lâm sàng và dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng.
Giáo sư dược học Stephen Evans, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, Anh, nhận định: "Đây là tin tốt, ít nhất là nó không mang đến điều tệ hơn. Nhưng nó chưa thể giúp chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bảo vệ mà vaccine mang lại, ngay cả của Pfizer".
AstraZeneca, Moderna và CureVac cũng đang kiểm tra liệu vaccine của họ có ức chế được biến chủng virus mới hay không. Đại diện các đơn vị này hiện chưa có câu trả lời cụ thể và thời điểm họ có thể cung cấp dữ liệu.
EU yêu cầu các nước thành viên không mua riêng rẽ vaccine ngừa COVID-19 Ngày 8/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không được phép đàm phán các thỏa thuận riêng rẽ để mua vaccine ngừa COVID-19 của các công ty dược phẩm đồng thời với các nỗ lực nói chung của EU. Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 và cờ...