Johnson & Johnson đồng ý chi 700 triệu USD dàn xếp vụ kiện phấn rôm chứa chất gây ung thư
Ngày 11/6, Tổng chưởng lý bang New York của Mỹ, bà Letitia James cho biết công ty dược phẩm và mỹ phẩm Johnson & Johnson (J&J) đã đồng ý trả 700 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc lừa dối khách hàng về độ an toàn của những sản phẩm chứa bột talc.
Sản phẩm phấn rôm của hãng dược phẩm Johnson & Johnson được bày bán tại một siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong các thỏa thuận dàn xếp với 42 bang và thủ đô Washington, J&J không thừa nhận sai sót dù đã đồng ý rút sản phẩm này khỏi thị trường Bắc Mỹ từ năm 2020.
Phó chủ tịch phụ trách pháp lý toàn cầu của J&J, ông Erik Haas cho biết công ty đang tiếp tục theo đuổi quá trình nhằm đạt được giải pháp toàn diện và cuối cùng cho vụ kiện về bột talc.
Video đang HOT
Tháng 4/2023, đại diện cơ quan tư pháp của các địa phương trên đã đề xuất một thỏa thuận trị giá 8,9 tỷ USD nhằm giải quyết một cách công bằng và hiệu quả tất cả các khiếu nại phát sinh từ các vụ kiện về bột talc trong phấn rôm của J&J. Tuy nhiên, một thẩm phán đã bác bỏ đề xuất này.
Kể từ năm 2013, J&J đối mặt với hàng nghìn vụ kiện, trong đó các nguyên đơn cho biết đã mắc phải bệnh ung thư sau thời gian sử dụng một số sản phẩm của hãng này. Phần lớn các nguyên đơn là phụ nữ bị ung thư buồng trứng, một số người bị ung thư trung biểu mô – căn bệnh chết người có liên quan đến việc phơi nhiễm chất amiăng. J&J khẳng định phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột talc khác của hãng an toàn, không chứa amiăng và không gây ung thư. Tuy nhiên vào tháng 1/2020, công ty có trụ sở tại New Jersey đã chấp nhận giải quyết về nguyên tắc để dàn xếp vụ việc. Tuy nhiên, J&J sử dụng chiến lược chuyển số tiền phải trả cho hàng chục nghìn nguyên đơn trong vòng 25 năm liên quan phấn rôm sang một công ty con mới mang tên LTL Management LLC, sau đó công ty này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2021, động thái được cho là nhằm cản trở các vụ kiện chống lại J&J.
Mặc dù vậy, các tòa án đều ra phán quyết rằng J&J và công ty con không gặp khó khăn về tài chính nên không đủ điều kiện để xin phá sản. Các vụ kiện chống lại J&J đã được nối lại sau khi tòa án bác đơn xin bảo hộ phá sản thứ hai của hãng.
J&J bị buộc phải bồi thường 260 triệu USD cho một phụ nữ
Ngày 3/6, một bồi thẩm đoàn ở bang Oregon (Mỹ) đã ra phán quyết buộc hãng Johnson & Johnson (J&J) phải bồi thường 260 triệu USD cho một phụ nữ địa phương.
Sản phẩm phấn rôm của hãng dược phẩm Johnson & Johnson được bày bán tại một siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phán quyết được đưa ra tại một tòa án hình sự ở thành phố Portland. Bên nguyên đơn cáo buộc việc sử dụng phấn rôm trẻ em của J&J trong suốt hơn 30 năm đã khiến bà mắc phải bệnh ung thư màng phổi (mesothelioma), một căn bệnh ung thư liên quan đến phơi nhiễm amiăng.
Ông Erik Haas, Phó Chủ tịch phụ trách kiện tụng toàn cầu của J&J đã phản đối phán quyết của tòa án, cho rằng phán quyết "trái ngược với hàng thập kỷ đánh giá khoa học độc lập khẳng định bột talc an toàn, không chứa amiăng và không gây ung thư". Ông tuyên bố công ty sẽ kháng cáo và tin tưởng phán quyết sẽ bị đảo ngược.
Nguyên đơn trong vụ kiện, bà Kyung Lee, được chẩn đoán mắc bệnh mesothelioma vào năm ngoái ở tuổi 48. Bà Lee cáo buộc mình đã hít phải bột talc nhiễm amiăng trong hơn 30 năm, bắt đầu từ khi mẹ bà sử dụng sản phẩm này cho bà khi còn nhỏ và sau đó là khi bà tự dùng nó như một chất khử mùi.
J&J vẫn khẳng định các sản phẩm bột talc của họ không chứa amiăng và không gây ung thư, đồng thời tuyên bố nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học ủng hộ sự an toàn của chúng. Luật sư của J&J tại phiên tòa cho biết bệnh tình của bà Lee có thể do tiếp xúc với amiăng được sử dụng tại một nhà máy gần nơi bà lớn lên.
Hiện J&J đang phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 61.000 nguyên đơn liên quan đến bột talc. Công ty này đang tìm cách dàn xếp các vụ kiện bằng thỏa thuận trị giá 6,48 tỷ USD thông qua kế hoạch phá sản. Để được chấp thuận cho giải quyết bằng tuyên bố phá sản, J&J cần sự đồng ý của 75% số nguyên đơn. Thỏa thuận này sẽ chấm dứt các vụ kiện đang diễn ra, ngăn chặn các vụ kiện trong tương lai và không cho phép mọi người rút khỏi thỏa thuận.
Các phiên tòa xét xử các vụ kiện bột talc của J&J cho đến nay có kết quả trái ngược. J&J đã phải chịu một phán quyết bồi thường 2,1 tỷ USD vào năm 2021 cho 22 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Vào tháng 4/2024, J&J thắng kiện liên quan đến ung thư buồng trứng nhưng lại phải bồi thường 45 triệu USD trong một vụ kiện về bệnh mesothelioma.
Cơ quan quản lý thuốc Nam Phi thông báo không tìm thấy độc tố trong siro ho bị thu hồi Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 5/6, Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (SAHPRA) cho biết sau khi tiến hành điều tra không tìm thấy dấu vết của chất độc và không có tác dụng phụ nào trong hai lô siro trị ho dành cho trẻ em do Johnson & Johnson sản xuất, bị thu hồi tại Nam...