John McCain và chiếc mũ mang thông điệp hoà bình
Tròn 45 năm trước, vào buổi trưa ngày 26-10-1967, trong trận chiến đấu bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội), tiểu đoàn tên lửa 61 (trung đoàn 236) đã bắn cháy một chiếc máy bay A-4E. Viên phi công bị trọng thương đã nhảy dù và rơi xuống hồ Trúc Bạch, đó là thiếu tá John McCain… Sau này, khi đã trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain nhiều lần sang Việt Nam, ngoài việc vun đắp mối bang giao hai nước, điều ông luôn đau đáu là tìm lại những kỷ vật của mình hồi còn ở “Khách sạn Hilton – Hà Nội”.
Xem các bức ảnh chụp lúc bị bắn rơi và trong trại giam,
ông John McCain hóm hỉnh: Tôi hồi ấy cũng đẹp trai đấy chứ!
Tù binh danh giá
John McCain sinh năm 1936 tại Căn cứ Không quân Coco Solo trong Vùng Kênh đào Panama do Mỹ kiểm soát. Cha và ông nội của McCain đều là đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ và họ là cặp cha con đầu tiên của nước Mỹ cùng đạt đến cấp bậc đô đốc bốn sao.
Video đang HOT
Tuổi ấu thơ của John McCain gắn với những lần di chuyển của cha từ căn cứ quân sự này tới căn cứ quân sự khác. Được hưởng một nền giáo dục toàn diện và chịu ảnh hưởng sâu sắc của một gia đình có truyền thống binh nghiệp, đã hình thành nên một John McCain đầy cá tính, ưa mạo hiểm. Năm 1958, ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ và sau đó 2 năm tốt nghiệp khoá đào tạo phi công, trở thành một phi công hải quân lái máy bay cường kích, chính thức phục vụ trên Hàng không mẫu hạm Forrestal. Khi bắt đầu chiến dịch Rolling Thunder (Sấm rền, năm 1967), John McCain đã nhiều lần lái máy bay đánh phá các mục tiêu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tính đến giữa tháng 10-1967, ông ta đã thực hiện 22 phi vụ và trở về an toàn.
Nhưng tài năng và sự may mắn của Jonh McCain không kéo dài lâu, bởi lưới lửa phòng không dày đặc và hiệu quả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 26-10-1967, John McCain điều khiển chiếc A-E Skyhawk (một “con cưng” của Hải quân Mỹ, chỉ đứng sau pháo đài bay B52) từ một hàng không mẫu hạm đậu trên Thái Bình Dương, bay vào vùng trời Hà Nội nhắm tới các mục tiêu trọng yếu như cầu Long Biên, Nhà máy điện Yên Phụ.
Hôm đó Hà Nội đang thu, trời rất trong xanh. 11h30, từ trong máy bay, John McCain nhìn rất rõ Nhà máy điện Yên Phụ nằm cách bờ sông Hồng không xa. Từ độ cao hơn 8.000m, ông ta cho máy bay bổ nhào để cắt bom thì đúng lúc ấy, một quả tên lửa bất thần lao tới khiến chiếc A-4E cắm đầu xuống bãi xỉ than của nhà máy. John McCain bị nhiều mảnh kim loại do vụ nổ gây ra găm vào người nhưng ông ta vẫn kịp bung dù và rơi xuống giữa hồ Trúc Bạch. Trên mình đầy thương tích, John McCain đang hoảng loạn trong cơn tuyệt vọng thì một số người dân, trong đó có ông Mai Văn Ôn đã bất chấp nguy hiểm lao ra khỏi hầm trú ẩn nhảy xuống hồ bơi về phía viên phi công đang chìm dần. Khi được đưa lên bờ, John McCain lại đối mặt với nguy cơ bị những người dân đang bừng bừng căm hờn trút giận lên kẻ đã mang bom đạn dội xuống đầu họ. Rất may, ông Mai Văn Ôn đã kịp khuyên nhủ, ngăn cản cơn thịnh nộ của đám đông trước khi lực lượng bộ đội, công an có mặt và đưa John McCain vào trại giam… Hai tháng sau khi Hiệp định Paris được kí kết, ngày 14-3-1973, cùng với nhiều người bạn tại “Khách sạn Hilton Hà Nội”, John McCain bước chân lên chiếc máy bay quân sự C130 đỗ tại Sân bay Gia Lâm trở về Mỹ.
Đại tá Phạm Đức Đại (bên phải) trao cho Thượng nghị sĩ John Kerry chiếc mũ của phi công John McCain
Bản danh sách đặc biệt
Từ Việt Nam trở về, John McCain tích cực tham gia chính trường, liên tiếp đắc cử Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và là chính khách nổi tiếng đã 2 lần ra tranh cử Tổng thống Mỹ. Nếu như trong cuộc chiến tranh Việt Nam, John McCain thuộc phái “diều hâu” thì sau này, ông trở thành một trong những người ủng hộ quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Cùng với Thượng nghị sĩ John Kerry, người từng phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập niên 60-70 của thế kỉ trước, John McCain đã tác động, thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Clinton dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận năm 1994 và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995. Cả hai vị thượng nghị sĩ này đã nhiều lần sang Việt Nam để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW/MIA). Ông John Kerry từng là Chủ tịch Ủy ban tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam của Thượng viện Hoa Kỳ.
Trong khi lấy tư liệu viết bài kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, tình cờ chúng tôi được gặp Đại tá Phạm Đức Đại, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam). Có thể nói, với gần 50 năm quân ngũ, nhiều năm làm Giám đốc Bảo tàng Quân đội, ông Đại là một “kho tư liệu” về lịch sử Quân đội ta. Nhân đọc loạt bài “40 năm nhìn lại Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đăng trên Báo ANTĐ, ông đã kể lại cho chúng tôi những lần gặp gỡ, làm việc với Thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry.
Đầu năm 1992, Đại tá Phạm Đức Đại được lãnh đạo Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ tiếp, làm việc với hai Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và John Kerry về vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Sau màn chào hỏi xã giao, ông John Kerry đưa ra một bản danh sách dài những thông tin cá nhân về hơn 1.000 trong tổng số 2.265 quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông Đại đọc lướt qua, rồi chân thành nói với ông Kerry: Đây là việc làm vượt quá khả năng của tôi. Ông có thể rút ngắn lại danh sách này? Ông Kerry đã rút ngắn lần 1, rồi tiếp đến lần 2 và những lần sau nữa theo thứ tự ưu tiên để rồi chỉ còn 24 trường hợp cần làm rõ càng sớm càng tốt. Đây là những trường hợp mất tích có rất nhiều uẩn khúc, thậm chí một bộ phận chính giới Mỹ còn cho rằng những người này vẫn đang bị bí mật giam giữ ở Việt Nam hoặc Việt Nam đã bàn giao họ cho Liên Xô để khai thác bí mật quân sự?
Nhận bản danh sách đặc biệt này, ông Đại đã chỉ đạo các cán bộ thuộc cấp tìm kiếm trong kho tư liệu, hiện vật lưu trữ. Tuy nhiên, không một thông tin nào liên quan đến 24 người này được phát hiện. Không nản lòng, họ sang Thông tấn xã Việt Nam phối hợp kiểm tra lại toàn bộ ảnh chụp binh lính, phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh và đã thu được thông tin quý giá: Bức ảnh xác chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Quảng Bình, có số hiệu máy bay và ảnh xác viên phi công Morison (rõ cả mặt và bảng tên cùng số hiệu quân nhân trên bộ quần áo bay). Phi công Morison là người có tên trong bản danh sách 24 trường hợp đặc biệt mà Thượng nghị sĩ John Kerry trao cho Đại tá Phạm Đức Đại. Trong lần sau trở lại Việt Nam, khi xem các bức ảnh này, cả hai ông John McCain và John Kerry đều kinh ngạc và xúc động nói: “Từ lúc này, chúng tôi hoàn toàn không tin vào việc người Việt Nam còn giam giữ các quân nhân Mỹ. Chúng tôi đã hiểu sự chân thành của các bạn Việt Nam”.
Ông John McCain được những người dân Việt Nam cứu sống sau khi rơi xuống hồ Trúc Bạch
Chiếc mũ lưu lạc 1/4 thế kỷ
Người Mỹ dường như rất coi trọng những kỷ vật cá nhân, dù nó gắn với một quá khứ đau buồn của họ. John McCain đã nhiều lần trở lại Việt Nam và luôn mong muốn gặp lại những người đã bắn hạ máy bay, cũng như những người đã cứu ông khỏi chết đuối tại hồ Trúc Bạch năm nào. Với thiện chí của phía Việt Nam, mong muốn này của vị Thượng nghị sỹ – cựu phi công đã được toại nguyện. Tuy nhiên, một nguyện vọng lớn của John McCain là tìm lại chiếc mũ phi công mà ông sử dụng khi bị bắn rơi, thì rất khó đáp ứng bởi việc tìm kiếm chẳng khác nào “mò kim đáy bể”… Nhưng ông cũng được an ủi phần nào khi được vị Giám đốc bảo tàng Quân đội trao tặng những bức ảnh quý báu: ảnh McCain lóp ngóp dưới hồ Trúc Bạch và được người dân cứu vớt ảnh trong bệnh viện và trong “Hilton – Hà Nội”. Khi xem lại hình ảnh độc đáo của mình gần 30 năm trước, John McCain hóm hỉnh: “Tôi hồi đó cũng đẹp trai lắm đấy chứ!”. Và vị Thượng nghị sĩ Mỹ tha thiết đề nghị ông Đại: “Nếu có thể, mong ngài tìm lại giúp chiếc mũ phi công của tôi?”.
Được sự đồng ý của cấp trên, ông Đại đã chỉ đạo một số cán bộ của mình nỗ lực tìm kiếm qua hàng trăm trang hồ sơ, báo cáo và nhiều nhân chứng cuối cùng xác định được chiếc mũ của John McCain nằm trong kho của Huyện đội Từ Liêm (Hà Nội). Sau khi kiểm tra những thông tin về chiếc mũ phi công chiến đấu đặc biệt này và xác định nó đúng là của ông John McCain, tháng 11-1992, phía Mỹ đã sang Hà Nội và tổ chức một buổi lễ tiếp nhận. Vì lí do đột xuất, Thượng nghị sĩ John McCain không có mặt và đã ủy nhiệm cho Thượng nghị sĩ John Kerry nhận lại kỷ vật đã lưu lạc một phần tư thế kỷ của mình. Giới truyền thông Mỹ đã lập cầu truyền hình tường thuật trực tiếp sự kiện này tới công chúng Mỹ. Nhận chiếc mũ của phi công John McCain từ đại tá Phạm Đức Đại, Thượng nghị sĩ John Kerry đã xúc động đỡ lấy và nói những lời chân thành: “Tôi tin rằng, với thiện chí của phía Việt Nam, quan hệ hai nước sẽ sớm được bình thường hoá và phát triển không ngừng”.
Theo ANTD
Không nặng về hình thức
6h ngày 30-8, như thường lệ, bác Vũ Văn Khôi và anh Trần Quang Minh - tổ viên bảo vệ dân phố khu dân cư số 3, cùng tham gia tuần tra, giữ gìn TTATGT - TTĐT quanh khu vực hồ Trúc Bạch. Từ xa, họ nghe thấy tiếng tri hô của người phụ nữ. "Một thanh niên mặc áo đen, chừng 20 tuổi chạy ngược chiều chúng tôi, vẻ nghi vấn" - anh Minh kể.
Theo phản xạ, 2 thành viên bảo vệ dân phòng (BVDP) lao theo. Truy đuổi được 600 mét, tên cướp bất ngờ lao xuống hồ tẩu thoát. "Nhiều người dân tập thể dục quanh hồ thấy vậy đã "xung phong" lội xuống bắt cướp" - bác Khôi nhớ lại. Nhận định việc truy bắt kẻ gian dưới hồ không an toàn, một mặt tổ viên BVDP thuyết phục, giữ chân đối tượng, mặt khác điện báo cho CAP đến hỗ trợ. Kiên trì động viên khoảng 15 phút, tên cướp lên bờ chịu bị bắt. "Đối tượng và sợi dây chuyền tang vật được chúng tôi bàn giao cho CAP" - tổ viên BVDP phường Trúc Bạch nhớ lại vụ việc.
Đây là một trong nhiều chiến công cụ thể mà lực lượng BVDP - DP phường Trúc Bạch đã làm được thời gian qua. Nói như lời Trung tá Đặng Thành Sơn - Trưởng CAP Trúc Bạch, quận Ba Đình, trong kết quả khám phá hàng chục vụ phạm pháp hình sự từ đầu năm 2012 đến nay, phần lớn có đóng góp của lực lượng BVDP-DP, của người dân... Chỉ huy công an cơ sở dẫn chứng: sau 10 năm thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng BVDP-DP trong tình hình mới" - giai đoạn 2002-2012, lực lượng này đã phát hiện trên 400 vụ việc liên quan đến ANTT, phối hợp bắt giữ hàng trăm đối tượng.
Điểm một số đầu việc gắn với thành tích của lực lượng này, ông Hoàng Đức Thăng - Chủ tịch UBND phường cho biết: Ngoài tham gia tuần tra kiểm soát cùng lực lượng công an, BVDP - DP còn kịp thời phát hiện, ngăn chặn, hòa giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đặc biệt thời gian qua, lực lượng này đã cùng với công an cơ sở triển khai hiệu quả kế hoạch: "Lập lại TTATGT - TTĐT xung quanh hồ Trúc Bạch". Vài năm về trước, vỉa hè xung quanh hồ thường xuyên bị các hàng ăn, quán giải khát lấn chiếm làm nơi kinh doanh, gây mất ANTT. Kế hoạch lập lại TTATGT - TTĐT xung quanh hồ có sự tham gia của nhiều lực lượng, nhưng nòng cốt là công an và BVDP-DP phường. Kiên trì vận động, thuyết phục, tháo gỡ khó khăn cho các hộ kinh doanh, bên cạnh việc tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gần một năm nay, vỉa hè quanh hồ Trúc Bạch như được "lột xác", trật tự giao thông - đô thị - vệ sinh môi trường được đảm bảo - ông Hoàng Đức Thăng cho biết.
52 thành viên BVDP - DP trải khắp 8 khu dân cư trên địa bàn phường Trúc Bạch đã và đang cùng lực lượng công an nơi đây giữ gìn ANTT địa bàn. Không "nặng" về hình thức, hiệu quả của lực lượng bảo vệ dân phố phường Trúc Bạch được thể hiện từ chính những việc làm cụ thể, thuyết phục.
Theo ANTD
Hà Nội chưa dẹp được nạn quảng cáo, rao vặt trái phép Tuyến đường Trấn Vũ (quận Ba Đình) vốn nằm ở thế đắc địa, tiếp giáp với hồ Trúc Bạch. Thế nhưng có một thực tế tồn tại ở đây đó chính là nạn quảng cáo, rao vặt trái phép trên bờ tường, cột điện đang "bủa vây" gây mất mỹ quan đô thị. Trước vấn nạn quảng cáo, rao vặt trái phép đang...