John Douglas – “cha đẻ” của phương pháp lập hồ sơ tội phạm
Lập hồ sơ tội phạm là phương pháp điều tra được các cơ quan thực thi pháp luật sử dụng để nhận dạng nghi phạm và thiết lập mối liên hệ giữa các vụ án có thể do một người hoặc nhóm người thực hiện.
Lập hồ sơ tội phạm thường được sử dụng để tìm kiếm những kẻ giế.t ngườ.i hàng loạt, cũng như để nhận dạng kẻ cướp, kẻ khủn.g b.ố và tội phạm mạng.
Về mặt khoa học
Lập hồ sơ tội phạm (profiling) được gọi là “hóa thân thành kẻ phạm tội”. Đây là tập hợp các phương pháp giúp xác định nhiều dữ kiện khác nhau liên quan đến nhân thân của kẻ tội phạm, dựa trên các chứng cứ và chi tiết thoạt nhìn có vẻ không quan trọng, chẳng hạn như độ tuổ.i, ngoại hình, nghề nghiệp, thói quen, nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, đặc điểm tính cách, các rối loạn tâm lý và nhiều yếu tố khác. Càng xác định được nhiều dữ kiện như vậy, hình ảnh kẻ tội phạm do nhà tội phạm học tạo ra càng chính xác, từ đó có thể so sánh với danh tính của các nghi phạm để xác định ai thực sự là kẻ phạm tội.
Cựu điệp viên FBI John Douglas.
Lập hồ sơ tội phạm cũng có thể áp dụng đối với nạ.n nhâ.n của tội ác. Ví dụ, khi tìm thấy th.i th.ể không xác định, không có giấy tờ tùy thân, đầu tiên cảnh sát cần biết nạ.n nhâ.n là ai để sau đó tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với người này, và nếu đó là một vụ giế.t ngườ.i, thì tìm kẻ phạm tội. Nhưng làm sao để xác định danh tính của người chế.t, nếu không biết gì về người đó? Trong trường hợp này, những chi tiết nhỏ nhất cũng có thể có tác dụng: đối chiếu chúng với nhau, chuyên gia phân tích hồ sơ tội phạm có thể nói nhiều điều về người này. Càng có nhiều chi tiết, chân dung của nạ.n nhâ.n càng chính xác. Người ta có thể biết người đó làm gì lúc sinh thời, sống ở đâu, có người thân và bạn bè hay không… Khi xác định được tất cả những yếu tố đó – dù chỉ là sơ bộ – sẽ dễ dàng tìm được người nào đó quen biết nạ.n nhâ.n và xác định danh tính của nạ.n nhâ.n.
Ngoài ra, các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm còn có thể áp dụng kiến thức của mình khi giao tiếp với những người còn sống nhưng không quen. Trong những trường hợp này, họ có thêm nhiều yếu tố để phân tích: phong cách nói chuyện của người đó, từ ngữ sử dụng, cử chỉ, nét mặt và nhiều thứ khác. Tất cả những yếu tố này có thể hỗ trợ việc điều tra tội phạm, cũng như ngăn ngừa tội phạm: phương pháp này được các cơ quan an ninh tại sân bay, ga tàu, vệ sĩ của các nhân vật quan trọng sử dụng để phát hiện những kẻ khủn.g b.ố trong đám đông. Ngoài ra, phân tích hồ sơ tội phạm cũng mang lại lợi ích trong các cuộc phỏng vấn xin việc hoặc trong việc giải quyết xung đột ở một tập thể lao động.
Bắt giữ Jack Đồ tể
Nỗ lực đầu tiên để lập hồ sơ kẻ phạm tội nhằm xác định danh tính của y được thực hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thuật ngữ “profiling” còn chưa xuất hiện. Điều này diễn ra trong quá trình điều tra các tội ác của Jack Đồ tể – tên sá.t nhâ.n chuyên săn lùng những phụ nữ sống trong các khu phố nghèo, và danh tính thật sự của y cho đến nay vẫn là một ẩn số. Y đã sá.t hạ.i ít nhất 5 phụ nữ sống trong khu ổ chuột, và tất cả họ đều b.ị giế.t một cách tàn bạo, khiến cả thành phố rơi vào hoảng loạn. Tham gia điều tra các vụ án giế.t ngườ.i này, Cảnh sát London nhận được sự trợ giúp của một số bác sĩ, kể cả những bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm, họ cố gắng tìm hiểu xem Jack Đồ tể đã giế.t hạ.i các nạ.n nhâ.n và cắt bỏ nội tạng của họ như thế nào.
Video đang HOT
Ngay lập tức các bác sĩ nhận ra rằng kẻ sá.t nhâ.n là một người rất thông thạo về giải phẫu học, và không chỉ trên lý thuyết. Một trong số họ, bác sĩ phẫu thuật Thomas Bond, đã cố gắng hình dung xem tên cuồn.g sá.t này nghĩ gì trong đầu. Ông đã chia sẻ ý kiến của mình với cảnh sát, nhưng cuối cùng vẫn không bắt được kẻ phạm tội, vì vậy không thể đán.h giá những kết luận của Bond có chính xác hay không. Tuy nhiên, nhờ ông, trên thế giới xuất hiện ý tưởng về việc có thể “đặt mình vào vị trí kẻ phạm tội”. Và muộn hơn, vào thế kỷ XX, ý tưởng này đã được thử nghiệm một lần nữa bằng việc áp dụng tất cả những kiến thức về tâm lý học tích lũy được cho đến thời điểm đó.
Tiến sĩ Aleksandr Bukhanovsky.
John Douglas – người kế tục của Thomas Bond
Sau Thomas Bond gần một thế kỷ, việc lập hồ sơ tâm lý tội phạm được điệp viên FBI John Douglas thực hiện. Xuất thân là chuyên gia đàm phán giải cứu con tin, có lẽ, nhờ vậy ông học được cách phân tích tâm lý tội phạm, biết dùng những từ ngữ nào để thuyết phục một kẻ giế.t ngườ.i thả nạ.n nhâ.n ra và đầu hàng. Sau đó, Douglas tham gia điều tra các vụ án nghiêm trọng và ngày càng đào sâu vào tâm lý học tội phạm. Ông nghiên cứu hiện trường tội phạm, các bằng chứng khác nhau và đưa ra các giả thuyết về những đặc điểm tính cách của kẻ phạm tội. Trong tất cả các trường hợp bắt giữ tội phạm, hầu hết những suy luận của John Edward đều đúng.
Nhận thấy điều đó, John Douglas quyết định khái quát các kết luận của mình về một số kẻ phạm tội và từ đó phát triển lý thuyết về phương pháp lập hồ sơ tội phạm. Douglas bắt đầu giảng dạy tâm lý học tội phạm, đưa lý thuyết của ông vào các bài giảng, đồng thời tiếp tục phát triển nó qua các cuộc điều tra và phỏng vấn những tên giế.t ngườ.i hàng loạt đang thụ án trong tù.
Chính trong những năm này, ông tiếp tục áp dụng các nghiên cứu của mình vào thực tiễn. Năm 1981, tại thành phố Atlanta, Mỹ, cảnh sát truy tìm kẻ giế.t 2 người đàn ông. Sau khi nghiên cứu những bằng chứng ít ỏi có được lúc bấy giờ, Douglas tự tin tuyên bố rằng kẻ phạm tội là một thanh niên da đen. Sau đó, ông mô tả chi tiết người này, và nhờ những gợi ý của ông, cảnh sát đã bắt giữ một thanh niên tên là Wayne Williams. Mặc dù y phủ nhận tội ác, nhưng tại phiên tòa, John Douglas đã đặt những câu hỏi khiến y mất bình tĩnh và cuối cùng thừa nhận đã gây ra không chỉ 2 mà còn một số vụ giế.t ngườ.i khác.
Ban đầu, nhiều nhà tội phạm học phê phán phương pháp của Douglas và gọi nó là “profiling”. Những kết luận của ông bị coi là hoang tưởng và vô căn cứ. Tình hình đó kéo dài cho đến khi ông giải quyết đủ số lượng vụ án và phát hiện ra rằng các cuộc điều tra sử dụng phương pháp profiling thường mang lại kết quả tốt.
Kẻ cuồn.g sá.t Andrey Chikatilo.
Các phương pháp của John Douglas không chỉ giúp bắt giữ những kẻ sá.t nhâ.n mà còn biện hộ cho những người vô tội bị buộ.c tộ.i dựa trên các chứng cứ gián tiếp. Đôi khi, công lý được phục hồi sau nhiều năm, ví dụ như vụ án 3 người bạn bị buộ.c tộ.i giết 3 cậu bé năm 1993. Các bị cáo khi đó còn là thiếu niên đã phủ nhận tội danh của mình, nhưng tòa vẫn kết luận họ giế.t trẻ em theo nghi lễ Satan giáo.
Tuy nhiên, năm 2006, Douglas đã xem xét lại vụ án này, ông nghiên cứu tất cả tài liệu liên quan và nhận ra rằng kẻ giế.t 3 tr.ẻ e.m có thể là một người đàn ông đã trưởng thành mà các em quen biết. Một cuộc điều tra mới được bắt đầu, và năm 2011, kẻ giế.t ngườ.i thực sự đã bị bắt, còn 3 thiếu niên vô tội được trả tự do.
Sau khi nghỉ hưu, John Douglas viết một số cuốn sách về profiling, trong đó có các cuốn sách giáo khoa mà hiện nay được sử dụng để giảng dạy bộ môn này cho các nhà tội phạm học tương lai.
Giải mã vụ án Andrey Chikatilo
Ở Nga, chuyên gia đầu tiên về lập hồ sơ tội phạm được coi là Tiến sĩ khoa học y học Aleksandr Bukhanovsky. Sau khi tốt nghiệp Học viện Y khoa Rostov, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tâm thần học và nhiều năm liền làm việc trong cả lĩnh vực thực hành lẫn nghiên cứu hành vi của những người mắc rối loạn tâm thần. Ông đã làm việc với cả những người điên “hiền lành” không gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng ông được biết đến trong lịch sử chủ yếu như là chuyên gia về những kẻ giế.t ngườ.i hàng loạt. Ông cũng phát triển phương pháp giúp hiểu được logic của những kẻ điên và dự đoán hành động tiếp theo của họ, những phương pháp này đã được sử dụng trong việc điều tra tội phạm.
Giống như đồng nghiệp người Mỹ, Aleksandr Bukhanovsky lúc đầu cũng bị phê phán: một số bác sĩ tâm thần ở Nga cho rằng ông đã điều chỉnh các dữ liệu cho phù hợp với lý thuyết của mình, rằng hành vi của những người bệnh tâm thần phức tạp hơn nhiều, không thể dự đoán được. Tuy nhiên, Aleksandr Bukhanovsky chỉ cần giúp cảnh sát điều tra một vụ án nổi tiếng là những người phản đối đã phải công nhận sự đúng đắn của ông. Chính nhờ ông, tên sá.t nhâ.n Andrey Chikatilo đã bị bắt, và chính Bukhanovsky là người đã khiến hắn phải thú nhận tội lỗi của mình.
Tên sá.t nhâ.n Wayne Williams.
Khi Andrey Chikatilo đang bị truy lùng và cảnh sát chưa biết tất cả các nạ.n nhâ.n của y, Aleksandr Bukhanovsky đã có thể phác thảo được chân dung tâm lý của y, nhờ đó các cán bộ điều tra đã tìm ra manh mối. Sau này, khi tên sá.t nhâ.n bị bắt, người ta lại đề nghị Bukhanovsky làm tư vấn. Các điều tra viên hỏi bác sĩ tâm thần làm thế nào để thuyết phục y khai báo, nhưng thay vì đưa ra lời khuyên cho họ, ông quyết định tự mình trò chuyện với kẻ bị bắt.
Trước khi Bukhanovsky đến, Chikatilo đã bị thẩm vấn suốt 10 ngày, nhưng không khai báo gì, vì vậy các điều tra viên nghi ngờ rằng cuộc trò chuyện với bác sĩ tâm thần sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Aleksandr Bukhanovsky tự tin vào khả năng của mình, ông không cần phải nỗ lực nhiều để lấy được lòng tin của tên giế.t ngườ.i, khiến hắn tự nguyện kể ra những tội ác của mình.
Cuối cùng, sau cuộc “trò chuyện tin cậy” với Bukhanovsky, Chikatilo đã đồng ý cung cấp lờ.i kha.i và thú nhận đã giế.t 56 người.
Ngày nay, phương pháp lập hồ sơ tội phạm được ứng dụng rộng rãi trong việc điều tra các vụ án khác nhau. Các chuyên gia làm việc theo phương pháp này thường được mời tham gia các cuộc điều tra nội bộ trong các công ty lớn, nơi ban lãnh đạo không muốn báo cảnh sát và “vạch áo cho người xem lưng”. Ngoài ra, các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm cũng có thể giúp xác định một người có nói thật hay không chính xác hơn cả máy phát hiện nói dối.
Tuy nhiên, không nên phóng đại năng lực “siêu phàm” của các chuyên gia lập hồ sơ tội phạm Họ không thể đọc được suy nghĩ hay nhìn thấu con người – họ chỉ đơn giản là nắm vững tâm lý con người và biết cách tiếp cận từng cá nhân một cách phù hợp
Hơn 50 quốc gia cảnh báo tống tiề.n mạng nhằm vào bệnh viện
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hơn 50 quốc gia đã ra cảnh báo trong ngày 8.11 về sự gia tăng của hoạt động tống tiề.n trên mạng nhằm vào các bệnh viện.
Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus nói rằng các cuộc tấ.n côn.g mạng vào ngành y tế đã tăng cả về quy mô lẫn tần suất, AFP đưa tin ngày 8.11. "Tội phạm mạng, bao gồm cả phần mềm tống tiề.n, gây ra mối đ.e dọ.a nghiêm trọng đối với an ninh quốc tế. Những vụ tấ.n côn.g vào bệnh viện như vậy nên được xem là vấn đề sống còn", ông Ghebreyesus nói.
Hành vi tống tiề.n mạng ( ransomware) là hình thức tin tặc xâm nhập và mã hóa dữ liệu của nạ.n nhâ.n, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp, sau đó đòi tiề.n chuộc nếu bên bị hại muốn khôi phục dữ liệu.
WHO và hơn 50 nước cảnh báo về các cuộc tấ.n côn.g mạng nhằm vào bệnh viện. ẢNH: REUTERS
Hơn 50 quốc gia đã ký vào bản tuyên bố chung, với lời cảnh báo về mối đ.e dọ.a, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm tống tiề.n mạng.
"Những cuộc tấ.n côn.g này gây ra mối đ.e dọ.a trực tiếp đến an toàn công cộng và gây nguy hiểm đến tính mạng con người bằng cách trì hoãn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng, gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể và có thể gây ra mối đ.e dọ.a đến hòa bình và an ninh quốc tế", theo nội dung tuyên bố chung.
Tổng giám đốc WHO cho biết các cơ sở y tế là mục tiêu ưa thích của những kẻ tấ.n côn.g bằng phần mềm tống tiề.n, do quá trình chuyển đổi số của hệ thống y tế, giá trị cao của dữ liệu y tế, nhu cầu y tế tăng cũng như hạn chế về nguồn lực.
Người đứng đầu phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi các quốc gia nỗ lực giảm thiểu hoạt động của tội phạm mạng, đồng thời không để hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ mỗi nước.
Hội chứng "Hybristophillia" khiến nhiều phụ nữ cuồng yêu kẻ giế.t ngườ.i hàng loạt Tại sao lại có phụ nữ yêu mê mệt một kẻ giế.t ngườ.i hàng loạt? Điều này có liên quan đến lý do tại sao chúng ta lại yêu tội phạm thực sự đến vậy không? Các chuyên gia đã đi sâu vào hiện tượng tâm lý được gọi là "Hybristophillia". Cô gái viết hơn 150 thư cho tội phạm bày tỏ thương...