J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
Tập đoàn dược – mỹ phẩm Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ có nguy cơ bị kiện ra tòa án Anh vì những cáo buộc về chất amiăng trong phấn rôm của công ty này, sau khi phải đối mặt với một loạt các vụ kiện tương tự ở Bắc Mỹ.
Phấn rôm của hãng Johnson & Johnson được bày bán tại siêu thị ở Alhambra, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 20/11, KP Law, công ty luật đại diện cho khoảng 2.000 nguyên đơn tại Anh, đã gửi đơn khiếu nại, trong đó cho biết “những phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư đ.e dọ.a tới sức khỏe và tính mạng đã tiếp xúc với amiăng có trong phấn rôm của công ty (J&J)”. Các luật sư cáo buộc rằng ngay từ những năm 1970, tập đoàn có trụ sở tại Mỹ đã nhận thức về mối nguy hiểm của amiăng trong các sản phẩm bột talc nhưng không cảnh báo với người tiêu dùng, tiếp tục sản xuất và bán các sản phẩm này tại Vương quốc Anh cho đến tận năm 2022.
Đáp lại, Phó Chủ tịch phụ trách pháp lý toàn cầu của J&J cho biết hãng này “luôn coi trọng vấn đề an toàn của bột talc một cách vô cùng nghiêm túc”. Nghiên cứu của riêng J&J cho thấy sản phẩm của công ty không có chứa amiăng, đồng thời cho biết khoa học độc lập chứng minh rằng bột talc không liên quan đến nguy cơ ung thư buồng trứng hay ung thư trung biểu mô.
J&J có thời gian đến cuối năm để phản hồi đơn khiếu nại, sau đó các tài liệu sẽ được nộp lên Tòa án Tối cao Vương quốc Anh.
Đây là lần đầu tiên J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh liên quan tới vấn đề bột talc. Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã đối mặt với hàng loạt vụ kiện tương tự tại Mỹ.
Vào tháng 9, J&J đã tăng mức đề nghị chi trả khoảng 8 tỷ USD để dàn xếp các khiếu nại về bột talc liên quan đến ung thư buồng trứng tại Mỹ và sẽ thanh toán trong vòng 25 năm. Đầu năm nay, công ty đã đồng ý trả 700 triệu USD để giải quyết các cáo buộc công ty này lừa dối khách hàng về tính an toàn của các sản phẩm phấn rôm chứa bột talc tại Bắc Mỹ. Mặc dù không thừa nhận hành vi sai trái trong thỏa thuận dàn xếp, J&J đã rút sản phẩm này khỏi thị trường Bắc Mỹ từ năm 2020.
Vào tháng 7, cơ quan nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại bột talc là “có khả năng gây ung thư” cho con người.
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một phần khoản tiề.n này đến từ các cam kết mới của Australia, Indonesia và Tây Ban Nha tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rio de Janeiro, Brazil. Các cam kết mới, cùng với các khoản đóng góp và cam kết trước đó đã mang lại 3,8 tỷ USD tiề.n tài trợ cho WHO. Con số này chiếm 53% khoản thâm hụt ngân sách 7,1 tỷ USD mà WHO phải trang trải trong giai đoạn 2025-2028.
Khoảng 1/3 nguồn tài trợ của WHO đến từ phí thành viên mà mỗi quốc gia phải đóng dựa trên quy mô nền kinh tế. Khi được thành lập vào năm 1948, tổ chức này hoàn toàn dựa vào đóng góp của các nước. Tuy nhiên, qua nhiều năm, WHO ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản tài trợ.
Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 năm 2020, WHO đã thành lập một quỹ đặc biệt để huy động nguồn lực mới từ các doanh nghiệp và nhà từ thiện. Năm 2022, các quốc gia thành viên đã nhất trí về việc tăng phần đóng góp trong ngân sách của WHO, dự kiến lên tới 50% vào giai đoạn 2030-2031. Vào tháng 5, WHO cũng đã khởi động cơ chế tài chính mới nhằm mục đích đảm bảo nguồn tài trợ cho các hoạt động trọng tâm. Tới nay, WHO đã thu hút được hàng chục nhà tài trợ mới.
Mỹ nằm trong số các nhà tài trợ hàng đầu của WHO. Theo đán.h giá của giới truyền thông, các rủi ro đối với WHO đã tăng đáng kể kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.
Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể giúp chiến đấu với ung thư Salmonella thường gắn liền với ngộ độc thực phẩm, nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra công dụng đặc biệt của vi khuẩn này, đó là giúp chống lại ung thư đại tràng. Vi khuẩn salmonella. Ảnh: CDC Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng salmonella có thể được cải biến để giúp tế bào T - một...