Jim Dunlop – nghệ nhân làm miếng gảy ghi ta nổi tiếng qua đời
Jim Dunlop sáng lập công ty vào năm 1965 tại Mỹ để làm các linh kiện nhạc cụ, đặc biệt là cho đàn ghi ta.
Năm 1972 ông tập trung vào làm miếng gảy (phím) cho ghi ta sau khi nhiều nghệ sĩ phàn nàn về những miếng gảy của họ chưa thật hay. Miếng gảy đầu tiên của ông làm bằng Nylon và nó vẫn được sản xuất đến tận ngày nay. Jim Dunlop vừa qua đời để lại sự luyến tiếc của nhiều nghệ sĩ quốc tế.
Công ty của Jim Dunlop sản xuất Capo, dây đeo, phơ,,, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là miếng gảy dành cho các loại đàn, các thể loại nhạc. Miếng gảy của ông được bán khắp thế giới và được rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi sử dụng. Lừng danh nhất là miếng gảy Jazz III XL, đây là miếng gảy làm bằng nhựa nhưng cho tiếng gảy gần giống như tiếng gảy của ngón tay, trầm ấm, mộc mạc nhưng cũng rất biến hóa.
Miếng gảy huyền thoại của Dunlop
Jim Dunlop sinh năm 1936 và ông đã trải qua rất nhiều khó khăn trước khi tới với nghề làm miếng gảy. Ông được đánh giá là một nghệ nhân cực kỳ sáng tạo, cầu toàn. Ông đã biến việc sản xuất miếng gảy trở thành một công việc cầu kỳ, nghệ thuật, với phương châm dễ đánh nhất và tạo ra những âm thanh thú vị nhất.
Jim Dunlop cũng thấy rằng một âm thanh thực sự quyến rũ là cả một quá trình tổng hợp, từ những sợi dây, đến miếng gảy, các loại phơ tạo tiếng và đôi khi cả dây đeo đàn cũng gợi cho người chơi cảm hứng nhất định. Hướng đến những biên độ mới của cảm xúc, đem âm thanh ghi ta chạm sâu vào những vùng tiềm thức của con và tạo ra những âm thanh đẹp đẽ nhân bản đó là công việc cuốn hút Jim Dunlop suốt cuộc đời. Ông là một người bạn không thể thiếu của nhiều nghệ sĩ lớn trên thế giới bằng một công việc tỷ mỉ và tưởng như vô danh của mình.
Jim Dunlop với cây đàn ghi ta
Một số nghệ sĩ từng thổ lộ rằng, chính miếng gảy của Jim Dunlop đã làm thay đổi phong cách chơi đàn của họ! Sự ra đi của Jim Dunlop và hơn 50 năm cống hiến của ông đối với sự phát triển của ghi ta và của âm nhạc đã để lại sự tiếc nuối của đông đảo giới nghệ sĩ quốc tế và Việt Nam.
Theo Tiền Phong
Hòa nhạc với dàn nhạc cụ bằng băng
Buổi hòa nhạc bằng băng được tổ chức trên đỉnh dãy Alps ở Italy làm nhiều người phải thay đổi suy nghĩ rằng băng không thể phát ra âm thanh.
Anh Nicola Segatta - Nhạc công: 'Bạn phải làm quen với việc chơi nhạc dưới cái lạnh âm 12 độ C. Các ngón tay bị đông cứng, dây nhạc thì lúc nào cũng có thể bị lạc tông vì đàn bị tan chảy.'
Trong khán phòng phủ đầy tuyết, âm thanh từ những nhạc cụ bằng băng đã phá vỡ mọi giới hạn âm nhạc. Ghi ta, đàn mộc cầm, violon... tất cả đều được chế tạo từ băng đá.
Việc chơi đàn cũng là một thách thức khi mà sự có mặt của khán giả có thể khiến nhiệt độ khán phòng tăng lên và khiến các nhạc cụ có thể bị tan chảy.
Căn lều tuyết này luôn được duy trì ở nhiệt độ ổn định. Còn người tới nghe nhạc được khuyến cáo rằng nên mặc ít nhất ba lớp quần áo cộng với găng tay và mũ.
VNews
Nghệ sĩ guitar đẳng cấp Lê Thu tái ngộ khán giả qua tiếng đàn Swallow 'Guitar và Đam mê' là chương trình gặp gỡ, biểu diễn của nhà làm đàn Swallow Guitars và các nghệ sĩ guitar nổi tiếng như Lê Thu, Lorenzo Bernadi,... Lê Thu là nghệ sỹ guitar gốc Việt đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá cho các nghệ sĩ trình diễn guitar cổ điển. Năm 2010, chị đoạt giải Nghệ sĩ...