Jerusalem – vùng đất thiêng âm ỉ xung đột giữa “chảo lửa” Trung Đông (Kỳ I)
Jerusalem là điểm giao nhau của ba lục địa Á – Âu – Phi, cũng là nơi hành hương quan trọng của 3 tôn giáo: Do thái, Thiên chúa và đạo Hồi. Ngọn lửa mâu thuẫn và xung đột âm ỉ suốt nhiều thế kỷ qua đã bùng lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố công nhận thành phố này là thủ đô của Israel.
Du khách cầu nguyện tại Bức tường Than khóc ở Jerusalem (Ảnh: An Bình)
Tầng tầng, lớp lớp văn hóa – lịch sử
Jerusalem tọa lạc trên đỉnh của một cao nguyên ở dãy núi Judaean nằm giữa Địa Trung Hải và Biển Chết. Với hơn 5.000 năm tuổi, Jerusalem một trong những thành phố cổ nhất trên thế giới.
Trong lịch sử kéo dài hàng nghìn năm kể từ khi hình thành từ 3.000 năm trước Công nguyên, Jerusalem đã trải qua nhiều thăng trầm, bị các thế lực thay nhau tranh giành sự kiểm soát từ La Mã, đế quốc Ottoman đến thực dân Anh.
Jerusalem đã 2 lần bị tàn phá, 23 lần bị vây hãm, 52 lần bị tấn công và 44 lần bị chiếm đi chiếm lại. Vùng đất này chứa đựng tầng tầng lớp lớp văn hóa, lịch sử, tới nỗi mới lớp đất của nó đều lưu giữ một phần của lịch sử.
Jerusalem cũng luôn được nhắc tới là trung tâm tranh chấp của ba tôn giáo: Do thái giáo, Thiên Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Thành phố thường xuyên là tâm điểm của những câu chuyện chia rẽ và xung đột những các tín đồ từ các giáo phái khác nhau.
Đối với người Do thái, Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất bởi theo Kinh thánh Do Thái. Đây chính là nơi Vua David của Israel đã lập thành đô của Vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền thờ Đầu tiên.
Với Cơ đốc giáo, Jerusalem là nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập tự giá và chết, và phục sinh sau 3 ngày.
Video đang HOT
Còn với người Hồi giáo, Jerusalem là thánh địa quan trọng thứ 3 chỉ sau Mecca và Medina tại Ả rập Xê út. Người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Muhammad đã hành hương từ thánh địa Mecca tới Jerusalem trong hành trình đêm và cầu nguyện cùng linh hồn của tất cả các nhà tiên tri. Đền thờ mái vòm bằng vàng Dome of the Rock là nơi người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiên đàng trên con ngựa có cánh.
Với những ý nghĩa thiêng liêng về tôn giáo, Jerusalem luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các tín đồ sùng đạo từ khắp nơi trên thế giới. Bức tường Than khóc, được xây dựng khoảng năm 19 trước Công nguyên, là địa điểm linh thiêng nhất của người Do Thái. Nơi này đón hàng trăm du khách mỗi ngày, khi các tín đồ Do Thái tới đây cầu nguyện và nhét những mẩu giấy nhỏ chứa những điều ước vào bất kỳ khe nào trong bức tường cổ.
Nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem – một điểm đến linh thiêng của các tín đồ Thiên chúa giáo (Ảnh: An Bình)
Nhà thờ Mộ Thánh nằm bên trong bức tường thành của thành cổ Jerusalem là địa điểm linh thiêng có ý nghĩa quan trọng đối với người theo Cơ Đốc giáo. Đây là nơi Chúa Giê-su bị đóng đinh vào thập tự giá, được mai táng và đã sống lại sau 3 ngày. Nhà thờ Mộ Thánh là một trong những địa điểm hành hương của hàng triệu người Thiên chúa giáo khắp thế giới.
Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa và đền thờ mái vòm Dome of Rock là nơi linh thiêng với người Hồi giáo. Các tín đồ đạo Hồi tới thăm thánh địa quanh năm, nhưng vào mỗi thứ 6 hàng tuần trong tháng ăn chay Ramadan, hàng trăm nghìn người Hồi giáo tới để cầu nguyện tại nhà thờ.
Vùng đất chưa bao giờ bình yên
Đền thờ mái vòm bằng vàng Dome of the Rock là rất ling thiêng với người Hồi giáo (Ảnh: Hexapolis)
Jerusalem từng là tâm điểm của các cuộc xung đột đẫm máu trong lịch sử, do sự thay đổi của nhiều thế lực cai trị khác nhau của người Do Thái, Hồi giáo và Ả rập trên vùng đất rộng lớn không có đường biên cụ thể từng có tên gọi là vùng đất Palestine. Tổ tiên của người Do Thái từng định cư ở Jerusalem từ thế kỷ 13 trước Công nguyên. Khi đế quốc La Mã đánh chiếm vùng đất này, người Do Thái đã bị sát hại và đàn áp dã man tới nỗi phải chạy sang nhiều nước châu Âu và cả Bắc Mỹ.
Vào những năm 1890, khi người Do Thái bị kỳ thị mạnh mẽ ở các quốc gia châu Âu, phong trào phục quốc Do Thái đã bắt đầu hình thành. Người Do Thái đã chủ trương quay trở về mảnh đất mà họ cho là quê hương – Jerusalem – để nung nấu ý định thành lập một đất nước riêng.
Sau Thế chiến I, khi vùng đất Palestine nằm dưới sự cai trị của Anh, người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đã trở về Jerusalem để kiến tạo đất nước riêng. Sau Thế chiến II, khi người Do Thái đổ về vùng đất Palestine ngày càng đông và các cuộc xung đột đổ máu giữa người Ả rập và người Do Thái diễn ra liên miên, Liên Hợp Quốc năm 1947 đã tiến hành bỏ phiếu thông qua nghị quyết 181 phân chia vùng Palestine thành 2 nhà nước riêng biệt, Do Thái và Ả rập, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nước Ả rập. Thành phố Jerusalem được Liên Hợp Quốc quản lý “chế độ quốc tế đặc biệt”.
Các cuộc xung đột và xô xát giữa một cộng đồng Do Thái vui mừng và một bên bên Ả rập bất mãn sau nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã dẫn tới đổ máu, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và bị thương.
Ngay sau khi Anh tuyên bố chấm dứt sự cai trị tại vùng Palestine, nhà nước Do Thái tuyên bố độc lập ngày 14/5/1948. Chỉ một ngày sau đó, quân đội của bốn quốc gia Ả rập gồm Ai Cập, Syria, Jordan và Iraq, cùng các đội quân tình nguyện từ Ả rập Xê út, Yemen và Libya, đã tiến vào lãnh thổ ủy trị Palestine cũ, phát động Chiến tranh Ả rập-Israel.
Cho tới tận ngày nay, Jerusalem vẫn là một trong những vấn đề mấu chốt trong mâu thuẫn chưa thể hóa giải giữa người Israel và Palestine.
(Còn tiếp)
An Bình
Theo Dantri
Ông Trump nói 3 người tiền nhiệm "không giữ lời" về vấn đề Israel
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng tải đoạn video trên trang Twitter cá nhân cho rằng 3 người tiền nhiệm của ông đều chỉ "hứa suông" về việc sẽ hành động để công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel và chỉ một mình ông giữ đúng lời hứa khi tranh cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty)
Theo The Hill, Tổng thống Trump ngày 8/12 đã đăng đoạn video tư liệu về những phát ngôn của 3 Tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama về Jerusalem. Phần chú thích cho video có đoạn: "Tôi đã giữ lời hứa khi tranh cử. Những người khác thì không".
Ba cựu Tổng thống Mỹ dù trước đó đều khẳng định rằng Jerusalem là thủ đô của Israel tuy nhiên chưa một ai đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này và vẫn giữ Đại sứ quán Mỹ tại thành phố Tel Avid trong suốt các nhiệm kỳ.
Trong tuần qua, ông Trump đã làm "dậy sóng" dư luận thế giới và giới quan sát khi tuyên bố thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và cho biết ông sẽ sớm ký lệnh chuyển Đại sứ quán Mỹ về thành phố này. Đây là một quyết định gây tranh cãi và bị cho là có thể sẽ làm ảnh hưởng tới lộ trình đàm phán hòa bình trong tương lai giữa Palestine và Israel.
Dù ông Trump đã tuyên bố như vậy, nhưng theo giới quan sát nhận định quá trình chuyển Đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem có thể tốn hàng năm trời. Tại thời điểm hiện tại, ông Trump vẫn ký sắc lệnh giữ nguyên Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv.
Năm 1995, Mỹ thông qua đạo luật cần phải công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel" và phải chuyển đại sứ quán Mỹ về đó. Luật này bắt buộc phải được thi hành, nhưng nó có điều khoản cho phép Tổng thống Mỹ có thể trì hoãn thực hiện trong thời gian 6 tháng. Các Tổng thống Mỹ trong suốt 22 năm qua đã ký mỗi năm 2 sắc lệnh trì hoãn. Bản thân ông Trump cũng đã kí 1 sắc lệnh hồi tháng 6 năm nay.
Trong tuyên bố hôm 6/12, ông Trump cho biết: "Các Tổng thống tiền nhiệm đã đưa ra những cam kết khi tranh cử nhưng họ đã không thực hiện. Giờ thì tôi đang hiện thực thực hóa nó".
Đức Hoàng
Theo The Hill
Cuộc chiến 6 ngày Israel đánh tan liên minh Ả Rập hùng mạnh Israel từng gây chấn động thế giới khi một mình phát động chiến tranh chống liên minh Ả Rập, chiếm hầu hết khu vực của người Palestine, bao gồm Đông Jerusalem. Lãnh đạo Israel xuất hiện sau khi quân đội kiểm soát khu vực Đông Jerusalem. Theo Aljazeera, cuộc chiến 6 ngày diễn ra vào năm 1967 là chiến dịch quân sự quy...