JD.com bắt tay Shopify, mở rộng thị trường TMĐT xuyên biên giới
Nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) lớn thứ hai tại Trung Quốc, JD.com, đã đạt thoả thuận hợp tác với gã khổng lồ bán lẻ Internet, Shopify của Canada, trong bối cảnh doanh số bán trực tuyến tại Trung Quốc đang chậm lại.
Công ty trụ sở tại Bắc Kinh, dưới quyền sở hữu của tỉ phú Richard Liu Quiandong, đã công bố thoả thuận hợp tác với Shopify vào hôm thứ Ba (18/01), cùng ngày mở cửa cho công ty tới từ Bắc Mỹ bán các sản phẩm qua mạng lưới chợ TMĐT xuyên biên giới, JD Worldwide.
“Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ mở ra tiềm năng to lớn của thị trường Trung Quốc đối với các thương hiệu bên ngoài”, Daniel Tan, Chủ tịch JD Worldwide phát biểu.
Thoả thuận này giúp hàng triệu người bán hàng trên Shopify tiếp cận hơn 550 triệu khách hàng của JD.com đang hoạt động tại thị trường Trung Quốc. Với JD Worldwide, người bán trực tuyến trên Shopify có thể bắt đầu bán hàng sau từ ba tới bốn tuần, so với thời gian chờ thông thường trước kia là 12 tháng.
“Tương lai của thương mại là hoạt động thương mại diễn ra ở khắp nơi, khởi đầu bằng việc xoá bỏ các rào cản bước vào một trong những thị trường TMĐT quan trọng nhất thế giới này”, Aaron Brown, Phó Chủ tịch Shopify cho biết.
Video đang HOT
Hai bên khẳng định sẽ đơn giản hoá các tiêu chuẩn tuân thủ và tiếp cận thị trường phương Tây cho các thương hiệu và thương nhân Trung Quốc có nhu cầu. Với sự trợ giúp của gã khổng lồ bán lẻ Bắc Mỹ, JD.com sẽ hỗ trợ các thương hiệu có chất lượng của Trung Quốc xây dựng kênh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngược lại, các thương nhân Shopify trên toàn cầu sẽ được tiếp cận mạng lưới cung ứng Trung Quốc thông qua nền tảng JD Sourcing.
Hai công ty cho biết sự hợp tác là một phần trong thoả thuận chiến lược lớn hơn nhằm “giải quyết các thách thức TMĐT xuyên biên giới về nguồn gốc sản phẩm, bán hàng và hậu cần cho các thương nhân ở cả Mỹ và Trung Quốc”.
Trước đó, hồi tháng 8/2021, Shopify cũng đã triển khai chương trình thí điểm, hợp tác với nền tảng chia sẻ video TikTok, cho phép các tài khoản Business bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng tại thị trường Mỹ và Anh.
Đối với JD.com, liên minh với Shopify có thể giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của công ty, vốn còn hạn chế khi chỉ chiếm chưa đến 3% tổng doanh thu 218,7 tỷ NĐT (133,9 tỷ USD) trong Quý III năm ngoái.
Thoả thuận đạt được trong bối cảnh chi tiêu trực tuyến người tiêu dùng Trung Quốc đối với hàng hoá vật lý, sản phẩm chiếm phần lớn trên thị trường TMĐT, chỉ tăng 12% trong năm 2021 – mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2015, theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc.
Tăng trưởng doanh số bán lẻ, một chỉ báo sơ bộ về chi tiêu của người dùng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã giảm xuống 3,9% trong tháng 11/2021 và dự báo sẽ tiếp tục giảm tốc do cách tiếp cận “zero Covid” của Chính phủ Trung Quốc khiến người tiêu dùng suy giảm niềm tin và thắt chặt chi tiêu.
Điều này đã dẫn tới cạnh tranh ngày một khốc liệt giữa JD.com và công ty đầu ngành khác là Alibaba Group Holding, khi cả hai công ty phải đối đầu với các nền tảng bán lẻ trực tuyến nội địa khác như Pinduoduo.
Ông lớn bán lẻ của Mỹ chuẩn bị tham gia metaverse
Động thái đăng ký nhãn hiệu độc quyền gần đây của Walmart thể hiện sự nghiêm túc của thương hiệu này trong kế hoạch sử dụng tiền điện tử và NFT.
Walmart, tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, dường như đang chuẩn bị sẵn sàng để gia nhập vào metaverse - dự án vũ trụ không gian ảo. Theo CNBC, việc trình đơn đăng ký nhãn hiệu cho thấy công ty này đang tìm cách tạo lập NFT và tiền điện tử độc quyền.
Vào ngày 30/12/2021, Walmart đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho nhiều sản phẩm. CNBC cho rằng gã khổng lồ bán lẻ này đang lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm ảo, bao gồm thiết bị điện tử, đồ chơi, thiết bị gia dụng, dụng cụ thể thao, quần áo, đồ trang trí nhà cửa và nhiều sản phẩm khác.
Các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của Walmart được công bố công khai trên trang web của Văn phòng Nhãn hiệu và Bằng sáng chế Mỹ
NFT - viết tắt của Non Fungible Token - là loại tài sản ảo được mã hóa trên blockchain. Chúng là độc nhất, không thể thay thế hay hoán đổi cho nhau, thường được gắn với một tài sản thật. Người tiêu dùng có thể sở hữu sản phẩm trên Internet, thay vì mua ngoài đời thực.
Nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Walmart còn đề cập việc người dùng có thể sử dụng tiền số và có cơ hội mua bán NFT.
Bên cạnh đó, Walmart nhắc đến việc tổ chức "các dịch vụ rèn luyện thể chất" và "các lớp học sức khỏe và dinh dưỡng" tại không gian ảo. Công ty này đã nộp đơn để sử dụng tên và biểu tượng độc quyền trong môi trường thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR).
Theo Bloomberg, Walmart đã đăng ký nhãn hiệu cho các tên "Verse to Home", "Verse to Curb" và "Verse to Store". Điều này cho thấy thương hiệu có khả năng đang ấp ủ dự án trải nghiệm mua sắm ảo.
Người phát ngôn của Walmart, Carrie McKnight, chia sẻ với The Verge rằng Walmart liên tục nghiên cứu các công nghệ mới nổi bởi chúng có thể hình thành trải nghiệm mua sắm trong tương lai.
"Chúng tôi không còn điều gì để chia sẻ thêm hôm nay. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là chúng tôi thường xuyên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như một phần của quá trình đổi mới", bà McKnight nói thêm.
Vào tháng 8/2021, Walmart đã đăng thông báo tuyển dụng chuyên gia về sản phẩm tiền điện tử. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Walmart ngày càng quan tâm đến metaverse.
Các nhà bán lẻ khác cũng tham gia vào phong trào metaverse. Nike đang tìm cách kiếm tiền từ NFT và giày thể thao ảo, Adidas bán hết bộ sưu tập Into the Metaverse NFT và Gap tạo NFT cho dòng áo của mình.
JD.com mở 'cửa hàng robot' đầu tiên ở châu Âu Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc JD.com đã mở hai cửa hàng bán lẻ ở Hà Lan, nơi việc chọn và phân loại mặt hàng sẽ do robot thực hiện. Theo CNBC, "cửa hàng robot" Ochama, nằm ở hai thành phố Leiden và Rotterdam của Hà Lan, đánh dấu bước đột phá đầu tiên của JD.com vào thị trường châu...