Jakarta kéo dài giới hạn xã hội quy mô lớn giai đoạn chuyển tiếp
Chính quyền thành phố Jakarta của Indonesia ngày 2/7 đã quyết định kéo dài giới hạn xã hội quy mô lớn giai đoạn chuyển tiếp thêm 14 ngày.
Theo ông Anies Baswedan, Thống đốc thành phố Jakarta, việc gia hạn các biện pháp giới hạn nhằm tránh sự gia tăng các ca lây nhiễm dịch Covid-19 trong cộng đồng. Ông cũng nhấn mạnh, tháng 6 được coi là tháng chuyển tiếp giữa giới hạn xã hội quy mô lớn và bình thường mới với dịch Covid-19 ở thủ đô. Trong quá trình chuyển tiếp này, các hoạt động kinh tế xã hội có thể được thực hiện theo từng giai đoạn và có những giới hạn sẽ được áp dụng.
Lực lượng an ninh giám sát tại các bến tàu hỏa tại thủ đô Jakarta
Lực lượng quân đội, cảnh sát được huy động để giám sát việc thực hiện giao thức y tế tại các địa điểm công cộng, đặc biệt là tại các chợ truyền thống và trên các bến tàu xe, nơi đang xuất hiện những cụm lây lan dịch Covid-19. Lực lượng an ninh đảm bảo số khách đến chợ chỉ ở mức 50% công suất ở bất kì thời điểm nào. Đổi lại, các chợ truyền thống được phép trở lại với giờ hoạt động bình thường. Lực lượng này cũng phối hợp với công ty Tàu hỏa Indonesia để giám sát việc hạn chế số lượng hành khách tại các ga tàu.
Mặc dù năm học mới dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 13/7 tới đây nhưng chính quyền thủ đô chưa có kế hoạch mở cửa trường học và việc học trực tuyến dự kiến sẽ được kéo dài.
Video đang HOT
Hiện nay, phần lớn các ca mắc Covid-19 tại Jakarta được phát hiện do mở rộng xét nghiệm trực tiếp tại các trung tâm y tế cộng đồng thay vì bệnh viện. Hiện nay, Jakarta đã xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp thử phản ứng chuỗi (PCR) cho khoảng 720.000 dân trong tổng số 9 triệu dân thủ đô.
Thống đốc Jakarta đang thiết kế giao thức cho các hoạt động cộng đồng trong giai đoạn bình thường mới sau khi việc triển khai giới hạn xã hội quy mô lớn tại thủ đô kết thúc.
Tính đến thời điểm hiện tại, thủ đô Jakarta của Indonesia ghi nhận 7.539 ca mắc Covid-19, trong đó có 529 trường hợp tử vong. Covid-19 hiện có ở 260/267 khu phố của Jakarta.
Cảnh báo tình trạng nước biển dâng ở nhiều nước châu Á
Ngày 27/2, giới chuyên gia đã đưa ra cảnh báo nhiều thành phố lớn của các nước châu Á như thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thủ đô Jakarta (Indonesia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thượng Hải (Trung Quốc), là những nơi có nguy cơ cao nhất chịu ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng.
Các chuyên gia đồng thời kêu gọi các nhà chức trách đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng - chống lũ lụt cũng như lên kế di dời tài sản và người dân.
TP Hồ Chí Minh đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng nước biển dâng. Ảnh: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft có trụ sở tại Anh đã tiến hành phân tích 500 thành phố có trên 1 triệu dân trên khắp thế giới và xác định những nơi có nguy cơ chìm trong nước biển dâng cao từ 67 cm đến 2 m vào năm 2100. Cảnh báo này phù hợp với các tính toán khoa học nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng lên với tốc độ hiện nay. Theo kết quả phân tích trên, 11 trong số 15 thành phố có nguy cơ cao nhất là ở châu Á.
Theo ông Rory Clisby, chuyên gia phân tích về biến đổi khí hậu thuộc Verisk Maplecroft, tại châu Á, các thành phố có mật độ dân số cao có xu hướng mở rộng vùng đất. Nhiều thành phố ở châu Á đang mở rộng quỹ đất nhanh chóng chủ yếu là ở vùng ven biển và vùng trũng, khiến những nơi này dễ bị tác động khi mực nước biển dâng cao, cũng như khi xảy ra tình trạng thời tiết cực đoan như lũ lụt hay giông bão.
Cụ thể, kể từ đầu năm đến nay, thủ đô Jakarta của Indonesia đã hứng chịu 2 đợt mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng. Trong khi đó, tháng trước, thủ đô Bangkok của Thái Lan phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt khi nước biển xâm lấn làm tăng độ mặn.
Ông Rory Clisby nhấn mạnh để giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, các nước nên kết hợp các phương pháp kỹ thuật "cứng và mềm" như xây dựng đê, đập ngăn thủy triều và tái trồng rừng ngập mặn. Ông cũng cho rằng nên chấm dứt các dự án xây dựng tại những khu vực dễ bị lũ lụt và các dự án cải tạo đất chưa được tính toán kỹ lưỡng, đồng thời khuyến cáo một số thành phố nên xem xét di chuyển các tài sản quan trọng đến những nơi an toàn hơn.
Ông Rory Clisby khuyến khích nhân rộng mô hình "thành phố bọt biển" như ở Trung Quốc, trong đó kết hợp hệ thống thoát nước bền vững khi xây dựng cơ sở hạ tầng như nhựa đường thấm nước và không gian xanh để giữ nước.
Báo cáo của Verisk Maplecroft cho biết các địa điểm rủi ro nhất trên thế giới là Quảng Châu và Đông Hoản nằm trong Khu kinh tế châu thổ sông Châu Giang (Pearl River), nơi tạo ra 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc và 3,8% tài sản toàn cầu. Ông Rory Clisby khẳng định đây là trung tâm sản xuất khổng lồ toàn cầu, đồng thời kêu gọi hai vùng này nên xem xét di dời các tài sản quan trọng và đẩy mạnh đầu tư vào các dự án kỹ thuật quy mô lớn. Các khu vực ở Trung Quốc có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng hiện có gần 8 triệu người sinh sống và đóng góp 348 tỷ USD cho GDP nước này.
Theo ông Rory Clisby, trong khi Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều nguồn lực để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do lũ lụt, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia lại hạn chế hơn trong ứng phó với những thách thức do tình trạng nước biển dâng. Indonesia có kế hoạch chuyển thủ đô sang đảo Borneo vì thành phố Jakarta hiện nay nằm bên bờ biển phía Bắc đảo Java vốn đang bị chìm dần và thường xuyên xảy ra lũ lụt.
Ngoài các thành phố kể trên, trong số 15 thành phố đang gặp nguy hiểm còn có Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất), Alexandria (Ai Cập) và cả thành phố New York của Mỹ.
Theo Trần Quyên (TTXVN)
Ngộ nghĩnh ốc sên cưỡi đầu ếch xanh ngắm cảnh Ốc sên cưỡi đầu ếch xanh đi dạo quanh, nhưng ếch dường như không hề cảm thấy khó chịu với "vị khách không mời" đó. (Nguồn: Daily Mail) Nhiếp ảnh gia Andri Priyadi ghi được cảnh tượng ốc sên cưỡi đầu ếch xanh Australia trong một công viên nhỏ ở thành phố Jakarta, Indonesia. Con ếch xanh dường như không hề cảm thấy...