Jaguar Land Rover thắng kiện hãng xe Trung Quốc trong vụ Landwind X7 ‘nhái’ Evoque
Cuối cùng, sau gần 5 năm, Jaguar Land Rover đã giành phần thắng và chấm dứt những vụ kiện tụng dai dẳng với hãng xe Trung Quốc, liên quan đến mẫu Landwind X7 ‘nhái’ thiết kế của Land Rover Evoque.
Vụ việc bắt đầu từ năm 2015, Landwind X7 xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Ôtô Quảng Châu 2015 ngay lập tức khiến Jaguar Land Rover (JLR) sửng sốt vì cho rằng hãng xe Trung Quốc Jiangling Motors ăn cắp thiết kế của mình. Sau đó, hãng sản xuất ô tô của Anh kiện tập đoàn sản xuất ô tô của Trung Quốc vì “nhái” dòng xe thể thao Range Rover Evoque. Nhìn bằng mắt thường, người ta dễ dàng có thể nhận thấy những điểm “giống bất thường” của hai chiếc xe này.
Vụ việc đã châm ngòi cho một tranh chấp pháp lý dữ dội giữaJaguar Land Rover và Jiangling Motors. Cuối cùng, mãi đến thời điểm này, kết quả mới được công bố. Jaguar Land Rover cuối cùng đã giành phần thắng và chấm dứt những vụ kiện tụng dai dẳng với hãng xe Trung Quốc, liên quan đến Landwind X7 – “bản sao” của Land Rover Evoque.Theo phán quyết của một tòa án ở Bắc Kinh: Jiangling – Chủ sở hữu Landwind – đã sao chép tới 5 chi tiết trên chiếc Range Rover Evoque và đưa lên X7. Bên cạnh việc bồi thường hãng xe Anh Quốc, Landwind còn bị yêu cầu dừng dây chuyền sản xuất cũng như hoạt động tiêu thụ mẫu SUV X7 trên thị trường.
Keith Benjamin – Người phụ trách pháp lý toàn cầu của Jaguar Land Rover – cho biết: “Chúng tôi ủng hộ quyết định này của tòa án Bắc Kinh. Điều đó càng củng cố thêm niềm tin của Jaguar Land Rover về các kế hoạch đầu tư vào thị trường Trung Quốc và sự công bằng trong các vụ xét xử liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia này”.
Trước đây, Ralf Speth – CEO của Jaguar Land Rover (JLR), đã ngán ngẩm cho rằng dường như “bất lực” trước nhiệm vụ ngăn chặn các công ty Trung Quốc sao chép thiết kế, bởi đây là việc diễn ra khá nhiều và ngang nhiên. Ngoài ra, đó là không kể đến việc sẽ rất tốn nhiều thời gian và công sức để theo đuổi những vụ kiện kiểu này.
Ví dụ, Honda đã mất 12 năm để có được chiến thắng trong một trường hợp ở một số công ty ở Trung Quốc ngang nhiên sao chép chiếc CR-V, bao gồm Huabei RV, Laibao SR-V, Shaunghuan SRV và Xin Kai Auto SRV. Tuy nhiên, thắng kiện nhưng Honda chỉ nhận được 16 triệu nhân dân tệ thay vì 300 triệu nhân dân tệ như yêu cầu trong đơn kiện.
Theo xevathethao.vn
Lý do nào khiến Jaguar Land Rover sụt giảm doanh số?
Lý do lớn nhất khiến Jaguar Land Rover lỗ nặng trong quý cuối cùng của năm 2018 là doanh số của thương hiệu xe sang Anh quốc tại Trung Quốc sụt giảm mạnh, do những vấn đề chất lượng sản phẩm.
Năm 2018 vừa qua, dù tiêu thụ ôtô mới tại Trung Quốc lần đầu tiên đã sụt giảm trong vòng 28 năm, nhưng thị trường xe sang vẫn tăng trưởng, với các thương hiệu như Audi, Mercedes-Benz, BMW, Cadillac, Volvo và Lexus đều chứng kiến doanh số tăng lên. Trong khi đó, doanh số của Jaguar Land Rover (JLR) giảm 22%.
Công ty đã viện dẫn nhiều lý do, như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hay sự sụt giảm chung của thị trường ôtô Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế là JLR chưa bao giờ nhập xe từ Mỹ vào Trung Quốc, nên không thể nói rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn đến doanh số của công ty ở Trung Quốc.
Lý do lớn nhất khiến Jaguar Land Rover lỗ nặng trong quý cuối cùng của năm 2018 là doanh số của hãng tại Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Lý do lớn nhất phải kể đến chất lượng sản phẩm - vấn đề đã tồn tại ở nhà sản xuất ô tô này từ thời còn thuộc sở hữu của Ford, và chưa bao giờ được giải quyết triệt để.
JLR đã thành lập liên doanh với công ty ôtô nội địa Trung Quốc là Chery từ năm 2014, để lắp ráp các mẫu như Range Rover Evoque, Land Rover Discovery, cùng với aguar XFL, XEL và E-Pace.
Việc lắp ráp trong nước một mặt cho phép JLR dễ dàng thay đổi nội ngoại thất xe theo thị hiếu ở Trung Quốc; mặt khác, giúp người tiêu dùng không phải gánh mức thuế 25% đối với xe nhập khẩu. Nhờ đó, doanh số của JLR tại Trung Quốc đã tăng từ mức 92.474 xe của năm 2015 lên 146.399 xe vào năm 2017.
Triệu hồi xe không phải chuyện hiếm trong ngành ôtô, nhưng phải triệu hồi nhiều như JLR thì không nhiều.
Chất lượng sản phẩm kém ngay từ đầu, với số lỗi ngày càng tăng qua các năm, cùng với việc ngày càng nhiều khách hàng phàn nàn về chất lượng xe đã khiến doanh số sụt giảm.
Triệu hồi xe không phải chuyện hiếm trong ngành ôtô, nhưng phải triệu hồi nhiều như JLR thì không nhiều. Chỉ tính riêng trong năm 2017, công ty đã phải mở 13 đợt triệu hồi xe tại Trung Quốc, do các lỗi từ động cơ đến cụm điểu khiển, túi khí và ắc quy.
Các đợt triệu hồi này ảnh hưởng tới khoảng 106.000 xe, tương đương 70% doanh số của hãng tại Trung Quốc. Thêm vào đó, từ tháng 8 năm ngoái, các chủ xe Jaguar và Land Rover thường xuyên đến trước trụ sở của hãng ở Thượng Hải, Trung Quốc để biểu tình, yêu cầu hãng phải giải quyết các lỗi của xe.
Các đợt triệu hồi này ảnh hưởng tới khoảng 106.000 xe, tương đương 70% doanh số của hãng tại Trung Quốc.
Các đại lý bắt đầu bán xe Jaguar nhập khẩu với giá giảm tới 30%, từ đó ra đời câu nói nổi tiếng ở Trung Quốc: "Xe Jaguar chỉ xứng 70% giá bán". Việc này rõ ràng đã huỷ hoại hình ảnh của Jaguar và Land Rover tại Trung Quốc, đẩy khách hàng sang lựa chọn các thương hiệu xe sang khác.
Hồi tháng 6, liên doanh của JLR với Chery đã hoàn tất việc nâng sản lượng hàng năm từ mức 130.000 xe lên 200.000 xe. Đến tháng 7, doanh số của JLR tại Trung Quốc bắt đầu giảm, khiến liên doanh này phải cắt giảm sản lượng.
Ngoài chất lượng sản phẩm, JLR còn có nhiều vấn đề khác, như mạng lưới phân phối chưa hợp lý, và danh mục sản phẩm cần thêm xe chạy điện để đáp ứng các quy định về khí thải và tiêu thụ nhiên liệu.
Thảo Nguyễn (Nguồn: Autonews)
Theo kienthuc.net.vn
Đừng mơ Tata Motors bán Jaguar và Land Rover Tập đoàn xe hơi Tata Motors của Ấn Độ mới đây đã phủ nhận một thông tin về việc hãng đang cân nhắc việc bán đi các thương hiệu đang gặp khó khăn là Jaguar và Land Rover. Theo nguồn tin ban đầu từ Bloomberg, nhà sản xuất ôtô Ấn Độ đang cân nhắc giữa các phương án thoái vốn; đó là bán...