Jackalope: Từ huyền thoại thỏ sừng nai trong truyện dân gian Mỹ đến những con thỏ “quái vật” ngoài đời thực vì căn bệnh đáng sợ
Những chú thỏ với cặp sừng nai trên đầu Jackalope là một hình tượng vô cùng phổ biến, mang những ảnh hưởng văn hóa trong đời sống người dân nước Mỹ.
Jackalope hay thỏ sừng nai, đúng như tên gọi của nó là loại thỏ đồng sở hữu một cặp sừng lớn chính giữa đầu. Đây là một con vật rất phổ biến trong nhiều mẩu chuyện dân gian vùng Bắc Mỹ. Truyền thuyết về Jackalope còn có những ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa người dân nơi đây, cho đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều đồ lưu niệm, tranh ảnh đều mang biểu tượng của Jackalope, trong nhiều quán rượu, nhà hàng vẫn còn treo đầu nhồi bông của những con Jackalope nhân tạo.
Trong truyện dân gian miêu tả Jackalope là những con vật cực kỳ thông minh và nhanh nhẹn. Chúng có đôi chân sau rất khỏe và khả năng lẩn trốn cực nhanh, chính vì thế rất khó để người ta có thể bắt sống được một con Jackalope. Với vũ khí là cặp sừng dài và nhọn, dù là kẻ thù hay con người cũng phải e sợ một khi làm cho con Jackalope nổi giận.
Bên cạnh đó, loài Jackalope còn có khả năng nghe hiểu tiếng nói của con người, thậm chí còn có thể giả giọng để đánh lạc hướng thợ săn. Một trong những trò chọc ghẹo con người mà nó thích nhất là trốn trong một góc tối, rồi nhại lại giọng hát của những cao bồi đang ngồi đốt lửa trại gần đó. Sữa của con Jackalope cái còn được xem là một loại thuốc quý rất có giá trị.
Huyền thoại về những con thỏ có sừng dù là bắt nguồn và nổi tiếng ở Mỹ nhưng thực chất nó từng xuất hiện ở các nền văn hóa và ở nhiều thời đại khác nhau. Người Ba Tư đã vẽ những con thỏ có sừng từ thế kỷ thứ 13 hay trong những cuốn sách lịch sử và lịch sử tự nhiên của thời trung cổ, thời phục hưng cũng có những mô tả về loài vật kỳ bí này. Cho đến thế kỷ 18, khi các nhà khoa học đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu, họ mới xác nhận là loại thỏ có sừng hoàn toàn là một con vật hư cấu do con người tưởng tượng ra.
Video đang HOT
Hình tượng Jackalope phủ sóng rộng rãi trên nước Mỹ bắt đầu từ những năm 1930 do hai anh em thợ săn nhà Herrick, sống tại Wyoming khởi xướng nên. Họ vốn là những người có tay nghề cao trong lĩnh vực nhồi bông thú vật. Trong một lần bắt được vài con thỏ đồng, họ bỗng nảy ra ý định nhồi bông đầu thỏ rồi ghép sừng nai vào, dựa trên truyền thuyết về Jackalope họ đã từng được nghe từ rất lâu.
Mẫu nhồi bông của họ bất ngờ bán đắt như tôm tươi, gần như các nhà hàng, quán rượu nào tại Wyoming đều có treo một cái đầu thỏ có sừng. Những thợ nhồi bông thú khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu lao vào chế tác con vật huyền thoại này. Những địa điểm du lịch tại Wyoming đua nhau bán những tấm bưu thiếp, móc khóa, đồ lưu niệm với hình của con Jackalope.
Tại Douglas, Wyoming, quê hương của anh em Herrick, thỏ sừng nai được xem như linh vật của thành phố với bức tượng lớn được đặt ở quảng trường Jackalope. Người dân nơi đây thậm chí còn tổ chức ngày lễ ăn mừng Jackalope vào đầu tháng 6 hàng năm. Năm 2014, công ty xổ số Wyoming chọn hình tượng Jackalope cho logo in trên những tấm vé số và đặt tên con vật lại là YoLo.
Năm 2013, một đoạn phim được ghi lại tại Minnesota cho thấy một con thỏ với rất nhiều sừng mọc tua tủa xung quanh đầu của nó đã khiến cho nhiều người thấy tò mò đồn đoán rằng Jackalope là có thật. Tuy vậy, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, hiện tượng thỏ mọc sừng này bắt nguồn do một loại bệnh do Shope Papilloma – loại virus u nhú (CRPV) gây ra các khối u ở khu vực đầu của con vật.
Điều này cho thấy thỏ có sừng là hoàn toàn có thật chứ không chỉ là sản phẩm của con người tưởng tượng. Chỉ có điều đó là do hậu quả của một căn bệnh virus hiếm gặp mà thôi. Những chiếc sừng đen có thể phát triển lớn hơn, ảnh hưởng tới khả năng ăn uống của con thỏ và dần dà làm con thỏ suy kiệt đến chết vì đói.
(Nguồn: Wired)
Theo Helino
Thuê khỉ làm...bồi bàn, quán rượu ở Nhật Bản gây sốt
Giá thuê những nhân viên "bất đắc dĩ" này cũng khá đặc biệt, được tính bằng chuối hoặc hạt đậu.
Quán rượu Kayabukiya tại thành phố Utsunomiya, Nhật Bản thoạt nhìn cũng không có gì đặc biệt so với những nơi kinh doanh tương tự khác. Tuy nhiên, khi bước chân vào trong quán rượu, bạn sẽ nhận ra các nhân viên phục vụ ở đây đã hoàn toàn bị thay thế bởi... những chú khỉ Macaque.
Quán rượu Kayabukiya tại thành phố Utsunomiya, Nhật Bản, nơi khách hàng sẽ được... khỉ phục vụ
Hai chú khỉ "làm việc" ở đây được đặt tên là Yat và Fuku. Chúng được diện trang phục bồi bàn y như người thật và được huấn luyện để lấy khăn, bưng bia rượu, thức ăn cho khách.
Khi Fuku và Yat thực hiện tốt nhiệm vụ, chúng sẽ được khách hàng thưởng những hạt đậu ngon lành hoặc được chủ quán trả công bằng những quả chuối. Đương nhiên, vì là...khỉ nên đôi khi chúng vẫn vụng về làm rơi vãi đồ ăn. Nhưng sự đáng yêu và nhanh nhẹn của chúng khiến thực khách nào cũng phải mềm lòng.
Yat và Fuku được diện trang phục bồi bàn y như người thật và được huấn luyện để lấy khăn, bưng bia rượu, thức ăn cho khách.
Khi Fuku và Yat thực hiện tốt nhiệm vụ, chúng sẽ được khách hàng thưởng những hạt đậu ngon lành hoặc được chủ quán trả công bằng những quả chuối
Kaoru Otsuka - chủ quán rượu cho biết, cô đã gặp được hai nhân viên thú vị này tại vùng núi Nikko và đưa chúng về nhà. Với cô, Yat và Fuku giống như người thân trong gia đình. Cô ở cùng, chăm sóc và ngủ với hai chú khỉ. Được biết, Yat và Fuku đã làm việc ở đây khoảng 29 năm.
Giờ đây, nếu bạn không muốn lặn lội tới Nhật Bản xa xôi để ngắm nhìn Yat và Fuku thì có thể lên mạng để xem những clip về một ngày làm việc thú vị của cặp đôi này.
Theo Danviet
Bộ sưu tập Hello Kitty khổng lồ của cụ ông 67 tuổi khiến hội chị em cũng phải choáng Sở hữu cả một "gia tài" Hello Kitty đồ sộ, cụ ông đã được Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là người có bộ sưu tập Hello Kitty khổng lồ nhất thế giới. Hello Kitty là một nhân vật hoạt hình hư cấu được thiết kế bởi công ty Sanrio của Nhật Bản, được thiết kế lần đầu tiên bởi Yuko Shimizu....