Jack Ma chính thức từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, ‘kỷ nguyên Jack Ma’ đã kết thúc?
Tỷ phú Jack Ma đã từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, nền tảng fintech lớn nhất Trung Quốc mà ông sáng lập.
Tỷ phú công nghệ Trung Quốc Jack Ma. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, tập đoàn Ant Group của Trung Quốc ngày 7/1 cho biết, nhà sáng lập Jack Ma sẽ không còn kiểm soát người khổng lồ fintech Trung Quốc này sau khi các cổ đông của công ty đồng ý thực hiện một loạt điều chỉnh cổ phần, khiến ông từ bỏ hầu hết các quyền biểu quyết của mình.
Jack Ma trước đây sở hữu hơn 50% quyền biểu quyết tại Ant Group nhưng những thay đổi này sẽ có nghĩa là cổ phần của ông giảm xuống còn 6,2%, theo tính toán của Reuters.
Mặc dù Jack Ma chỉ sở hữu 10% cổ phần của Ant, một chi nhánh của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd, nhưng ông đã thực hiện quyền kiểm soát công ty thông qua các tổ chức liên quan, theo bản cáo bạch IPO của Ant Group nộp cho các sàn giao dịch vào năm 2020.
Bản cáo bạch cho thấy công ty Hàng Châu Yunbo, một phương tiện đầu tư của Jack Ma, có quyền kiểm soát hai thực thể khác sở hữu tổng cộng 50,5% cổ phần của Ant Group.
Từ tháng 7/2022, tỷ phú công nghệ của Trung Quốc Jack Ma đã có kế hoạch nhượng lại quyền kiểm soát Ant Group, tập đoàn fintech liên kết chặt chẽ với Alibaba, người khổng lồ thương mại điện tử do ông sáng lập.
Video đang HOT
Động thái nói trên sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khác trong quá trình tái cấu trúc và xáo trộn quyền lực của Ant Group kể từ khi Trung Quốc hủy bỏ đợt chào bán công khai lần đầu trị giá 35 tỷ USD gần hai năm trước.
Vào tháng 11/2020, chính quyền Trung Quốc đã tạm dừng đợt IPO của Ant, vào thời điểm đó sẽ là đợt niêm yết công khai lớn nhất thế giới và sau đó yêu cầu Ant phải trải qua một quy trình “cải chính” buộc công ty phải tuân theo các quy định tài chính giống như quy định giám sát các ngân hàng truyền thống.
Cho đến thời điểm đó, Ant, giống như nhiều công ty internet khác của Trung Quốc, đã phát triển với tốc độ chóng mặt trong một môi trường pháp lý tương đối dễ dãi. Công ty đã tạo ra một số doanh nghiệp công nghệ tài chính trị giá hàng tỷ USD, bao gồm Alipay – công ty thống trị thị trường thanh toán di động của Trung Quốc trong sự độc quyền được chia sẻ với WeChat Pay của Tencent; một quỹ thị trường tiền tệ có thời điểm đã trở thành quỹ lớn nhất thế giới; và một doanh nghiệp cho vay vi mô làm ăn phát đạt.
“Kỷ nguyên Jack Ma” kết thúc?
Theo Wall Street Journal, Ant Group khởi đầu là một bộ xử lý thanh toán của Alibaba, mà Jack Ma, lúc đó là Giám đốc điều hành của công ty thương mại điện tử, đã tách ra vào năm 2011. Sự kiện này đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn vì nó được cho là xảy ra khi các cổ đông của Alibaba là Yahoo và SoftBank đang chìm trong bóng tối. Jack Ma biện minh cho quyết định này là cần thiết để đảm bảo giấy phép thanh toán hoạt động ở Trung Quốc, giấy phép này sẽ không được cấp nếu công ty có cổ đông nước ngoài.
Sau đó, hai công ty “anh em” bắt đầu thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận, theo đó Ant trả cho Alibaba “phí dịch vụ công nghệ và bản quyền” tương đương 37,5% lợi nhuận trước thuế mỗi quý, cho đến năm 2018 khi Alibaba mua lại 33% cổ phần của Ant. Cặp đôi này đã cộng sinh với nhau, với ứng dụng Alipay của Ant được tích hợp sâu vào bộ dịch vụ bán lẻ của Alibaba và các dịch vụ tài chính của nó được chào hàng cho các chủ doanh nghiệp trên các thị trường của Alibaba.
Jack Ma đã bắt đầu chuẩn bị cho việc rút lui dần dần khỏi các hoạt động hàng ngày của Alibaba từ gần một thập kỷ trước và thiết lập một cấu trúc đối tác để đảm bảo sự kế thừa suôn sẻ qua các thế hệ. Ông từ chức Giám đốc điều hành của Alibaba vào năm 2013 và thôi giữ chức chủ tịch vào năm 2019. Người sáng lập sở hữu chưa đến 5% cổ phần của gã khổng lồ thương mại điện tử tính đến năm 2020.
Nhưng Jack Ma vẫn tiếp tục là cổ đông lớn nhất của Ant. Bản cáo bạch IPO của công ty từ năm 2020 cho thấy người sáng lập nắm giữ 50,52% cổ phần của công ty thông qua một thực thể mà ông kiểm soát.
Giữa năm 2022, Ant Group đã thông báo cho các nhà quản lý về ý định từ bỏ quyền kiểm soát của Jack Ma khi công ty chuẩn bị chuyển đổi thành công ty cổ phần tài chính. Các cơ quan quản lý khi đó không yêu cầu sự thay đổi này nhưng đã “chúc tốt lành cho công ty”.
Vận may lao dốc, danh sách tỷ phú của Trung Quốc mất gần 300 thành viên
Số tỷ phú trong danh sách người giàu nhất Trung Quốc do Viện nghiên cứu Hurun tổng hợp hàng năm đã giảm còn 1.305 người, trong khi tổng tài sản của họ giảm 18% xuống còn 3,5 nghìn tỷ USD.
Ông Zhong Shanshan, nhà sáng lập Nongfu Spring, đứng đầu danh sách người giàu có ở Trung Quốc năm nay. Ảnh: Weibo
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin danh sách xếp hạng hàng năm của Hurun về các tỷ phú Trung Quốc đã mất gần 300 thành viên trong năm nay, trong bối cảnh tài sản của các tỷ phú Pony Ma của Tencent, Zhang Yiming của ByteDance và Jack Ma của Alibaba bị sụt giảm tới 32% vì kinh tế giảm tốc.
Danh sách người giàu của Hurun chỉ xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc với giá trị tài sản ròng tối thiểu 5 tỷ nhân dân tệ, hay 691 triệu USD. Năm nay, 293 tỷ phú đã rớt khỏi danh sách này so với năm ngoái, trong khi có 133 người mới được bổ sung.
Tổng tài sản của 1.305 người trong bản danh sách được công bố ngày 8/11 đã giảm 18% xuống còn 3,5 nghìn tỷ USD.
Ông Rupert Hoogewerf, nhà nghiên cứu chính tại Hurun Report, cho biết các doanh nhân trong ngành kinh doanh bất động sản và chăm sóc sức khỏe đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi suy thoái kinh tế toàn cầu, cổ phiếu công nghệ giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế chậm lại tác động trực tiếp đến giá trị tài sản của họ.
Năm nay là năm thứ hai ông Zhong Shanshan, người sáng lập thương hiệu nước đóng chai Nongfu Spring, đứng đầu danh sách tỷ phú Trung Quốc. Tài sản của ông đạt kỷ lục 65 tỷ USD, tăng 17%.
Người sáng lập ByteDance Zhang Yiming vẫn giữ vị trí thứ hai, nhưng tài sản của ông đã giảm 28% xuống còn 35 tỷ USD do định giá của ByteDance giảm mạnh.
Ông Pony Ma của Tencent tụt từ vị trí thứ tư xuống thứ năm khi tài sản của ông này hứng chịu mức sụt giảm nhiều thứ hai trong danh sách, giảm 32% xuống còn 30,7 tỷ USD.
Người sáng lập Alibaba Jack Ma, mất 29% tài sản xuống còn 27,5 tỷ USD, rơi từ vị trí thứ năm xuống thứ chín.
Tài phiệt Hong Kong Li Ka-shing leo từ vị trí thứ tám lên thứ tư trong danh sách, với khối tài sản tăng 2% lên 31,4 tỷ USD, lần đầu tiên vượt qua Pony Ma và Jack Ma trong 5 năm qua.
Các "ông trùm" trong lĩnh vực bất động sản chịu thiệt hại lớn nhất. Bà Yang Huiyan, cổ đông lớn của Country Garden Holdings đã chứng kiến tài sản giảm 59% xuống còn 10,7 tỷ USD, mức giảm mạnh nhất trong danh sách năm nay.
Theo ông Hoogewerf, các doanh nhân bất động sản chiếm 50% danh sách 20 năm trước, 20% 10 năm trước, 15% 5 năm trước và 10% năm nay.
Chủ tịch Hui Ka-yan của tập đoàn China Evergrande, người đứng đầu danh sách cách đây 5 năm, tụt 102 bậc xuống vị trí 172, rơi khỏi top 100 khi ông tiếp tục bán bớt tài sản để trả khoản nợ 300 tỷ USD của công ty.
Cơ quan quản lý Mỹ đưa Alibaba vào 'tầm ngắm' Một số nguồn thạo tin cho biết các cơ quan quản lý Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra kiểm toán đối với "gã khổng lồ" thương mại điện tử Alibaba và một số công ty Trung Quốc khác niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, bắt đầu từ tháng sau. Biểu tượng Alibaba tại văn phòng công ty ở Bắc Kinh, Trung Quốc,...