J-20 và J-31 Trung Quốc sẽ làm thay đổi triệt để cân bằng sức mạnh khu vực?
Sự xuất hiện của 2 loại máy bay này có thể làm thay đổi hoàn toàn trạng thái xung đột với Mỹ và làm thay đổi kích bản “thu hồi” Đài Loan của Trung Quốc…
Số lượng máy bay quân sự Không quân Trung Quốc đứng thứ ba thế giớiBáo Mỹ so sánh máy bay F-22, F-35 với J-20, J-31 là để đòi tiền tiêu?Máy bay J-20 Trung Quốc có thể biên chế vào năm 2017, sản lượng kém J-10
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 21 tháng 8 dẫn trang mạng tuần báo “Quan điểm của chúng tôi” Nga đưa tin, là siêu vũ khí của Trung Quốc, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm se làm thay đổi triệt để cân bằng sức mạnh khu vực.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Do nguyên nhân lịch sử, Không quân Trung Quốc trước đây lạc hậu nghiêm trọng so với không quân các nước lớn khác, đặc biệt là Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc chuẩn bị bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu J-20 va J-31, tính năng của chúng có thể “sánh ngang” với F-22 Raptor va F-35 Lightning Mỹ.
Rất nhiều quan chức va phi công Mỹ nghi ngờ Trung Quốc sở dĩ có thể chế tạo may bay chiên đâu hiện đại thế hệ mới là vì đã thông qua máy tính tấn công mạng Chinh phu My đánh cắp công nghệ. Trung Quốc còn sử dụng công nghệ in 3D nâng cao tốc độ va hiệu suất sản xuất máy bay.
Như vậy, đến năm 2018, Trung Quốc có thể trang bị J-20 Hắc Ưng, đến năm 2020 có thể trang bị J-31 Cốt Ưng. Máy bay chiến đấu thế hệ mới không chỉ có thể cải thiện rõ rệt năng lực phòng ngự của Trung Quốc, mà còn có thể tăng cường tiềm lực tiến công, có thể sử dụng khi “thu hồi” Đài Loan.
Trong giai đoạn các năm 1990 – 1992, Không quân Trung Quốc đã mua 24 máy bay chiến đấu Su-27 từ Nga, sau đó tiến hành sửa đổi một chút, bắt đầu sản xuất J-11 phiên bản nội địa. Để phản hồi, Mỹ đã bán 150 may bay chiên đâu F-16 cho Đài Loan.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Nhập khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27 đã mở ra chương mới trong lịch sử Không quân Trung Quốc. Năm 2010 một nửa máy bay của Không quân Trung Quốc vẫn có nguồn gốc từ MiG-19 và MiG-21 do Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào thập niên 1950 – 1960.
Nhưng, 5 năm gần đây, thực lực của Không quân Trung Quốc đã tăng mạnh. Giao dịch cung ứng 24 máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-35 giữa Trung-Nga sẽ là một động lực mới. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang tích cực phát triển công nghệ may bay chiên đâu thế hệ thứ năm.
Hiện nay, máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Trung Quốc là J-11, nhưng hiệu quả va độ tin cậy của loại may bay chiên đâu này vẫn đáng nghi ngờ. Sự kiện nổi bật nhất của dòng máy bay chiến đấu này là tháng 8 năm 2014 đánh chặn một chiếc máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Mỹ ở vùng biển cách đảo Hải Nam 217 km về phía đông.
J-11 từng 2 lần tiếp cận nguy hiểm máy bay Mỹ trong phạm vi 50 m. Phi công Trung Quốc dùng động tác cơ động cứng rắn để phát đi tín hiệu rõ ràng: Trung Quốc sẽ không cho phép Mỹ hiện diện ở vùng trời vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tư năm 2008 đến nay, Trung Quốc kiên trì thiết kế va sản xuất máy bay khái niệm thế hệ thứ năm, vừa sử dụng cho không quân nước mình, vừa tiêu thụ trên thị trường thế giới.
2 công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ chương trình, lần lượt là J-20 của Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô và J-31 của Công ty công nghiệp máy bay Thẩm Dương.
Rất có thể, J-20 va J-31 sẽ bổ sung cho nhau sau khi trang bị cho Không quân Trung Quốc. J-20 hiện ở trong giai đoạn hoàn thiện tương đối cao, nó bay thử lần đầu tiên vào năm 2011, dự tính sẽ hình thành sức chiến đấu ban đầu trước năm 2018.
Do 2 loại máy bay còn ở trong giai đoạn máy bay thử nghiệm, tính năng cụ thể của chúng tạm thời còn chưa rõ. Nhưng, theo suy đoán, J-20 se giúp cho Trung Quốc có năng lực thực hiện đột kích tầm xa, vươn tới bất cứ địa điểm nào ở khu vưc Tây Thai Binh Dương.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Nó sẽ còn trở thành loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc sử dụng công nghệ tàng hình. Trong chiến đấu, J-20 rất có thể thực hiện nhiệm vụ không chiến, hạn chế vùng phủ sóng của radar địch.
Trong khi đó, J-31 có thể trở thành máy bay bổ sung khá mạnh của J-20, giống như máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ.
Quan chức Mỹ cho rằng, J-31 có tính năng tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Quân đội Mỹ, thậm chí có ưu thế hơn đối phương, chăng han F-15 Strike Eagle và F/A-18 Super Hornet, hơn nữa còn có khả năng chống chọi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35.
Nhưng, điều này ở mức độ rất lớn sẽ tùy thuộc vào vài nhân tố, bao gồm kỹ năng của phi công, số lượng máy bay, độ tin cậy của radar và các thiết bị máy bay khác của Trung Quốc.
Cuối năm 2014, Lâm Tả Minh – Chủ tịch hội đồng quản trị Công nghiệp hàng không Trung Quốc từng đưa ra dự đoán mạnh dạn, chỉ rằng, sau khi J-31 cất cánh, sẽ có thể dễ dàng đối phó F-35.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Mặc dù Trung Quốc chưa có loại máy bay chiến đấu nào có thể hoàn toàn sánh ngang với máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ, nhưng sự xuất hiện của chúng không chỉ có thể làm thay đổi triệt để trạng thái xung đột với Mỹ, mà còn có thể làm thay đổi kịch bản có thể “thu hồi” Đài Loan của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc quyết định phát động tiến công ở khu vực eo biển Đài Loan, dù sao Không quân Trung Quốc hàng năm đều đang diễn tập loại chiến thuật này, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không sẽ có ý nghĩa quan trọng.
Đây là do vùng trời eo biển Đài Loan không lớn, Không quân Trung Quốc có năng lực thông qua máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không mạnh của họ để kiểm soát toàn bộ vùng trời eo biển Đài Loan.
Nếu Không quân Trung Quốc không thể ngăn cản hoặc giảm bớt rõ rệt cường độ hỏa lực phản kích phải đối mặt khi tàu chiến Hải quân Trung Quốc vượt qua eo biển Đài Loan, thì nhiệm vụ tương ứng hầu như chắc chắn thất bại.
Trong khi đó, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có thể bảo đảm ưu thế trên không quan trọng, thúc đẩy thực hiện thuận lợi hành động thống nhất. Trong khi đó, loại tình hình này gây ra lo ngại cho các cấp của Mỹ, bao gồm cấp độ chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Đông Bình (nguồn mạng sina)
Theo giaoduc
Trung Quốc cấm xuất khẩu J-20: Chiêu lăng xê hài hước
Theo trang Strategy Page có trụ sở tại Washington, Bắc Kinh tuyên bố chính thức không xuất khẩu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-20 ra nước ngoài.
Vì sao cấm xuất khẩu J-20?
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích J-20 do một nguyên nhân duy nhất: Tương lai, J-20 sẽ là xương sống của không quân Trung Quốc, và Bắc Kinh sợ rằng các thế lực thù địch sẽ mua J-20 và sao chép công nghệ trên dòng máy bay này.
Việc chiến đấu cơ tàng hình J-20 không được cho phép xuất khẩu có thể khiến đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo mẫu máy bay này là Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô thất vọng, do công ty này đã từng được phép xuất khẩu các chiến đấu cơ J-10 và JF-17.
Sau lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2011, 6 nguyên mẫu của J-20 đã được chế tạo theo kiểu khắc phục dần các hạn chế. 2 nguyên mẫu cuối cùng đã được trang bị cả hệ thống radar mảng pha điện tử.
3 trong 6 nguyên mẫu của J-20 đã được đưa vào bay thử trong năm 2014. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nó có nhiều điểm tương đồng với chiến đấu cơ F-22 của quân đội Mỹ, tuy nhiên, nếu so sánh hình dáng tổng thể, trọng lượng và động cơ thì nó lại khá giống F-15C của McDonnell Douglas từ thời Chiến tranh lạnh. J-20 được ước tính có trọng lượng tối đa là 36 tấn.
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc
Cách lăng-xê đầy hài hước
Việc Trung Quốc úp mở về khả năng, tình trạng thực tế của các nguyên mẫu tiếp theo của J-20 khiến nhiều người tò mò. Chưa kể đến việc vừa qua, đơn vị chế tạo J-20 còn tuyên bố họ đã thay đổi bộ cảm biến tốc độ, khiến máy bay đạt được vận tốc cao hơn, linh động hơn, và đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào năm 2017.
Đồng thời, tuyên bố không xuất khẩu J-20 của Bắc Kinh càng khiến thế giới tò mò hơn, bởi chưa biết có công nghệ nào được ẩn chứa trong đó khiến Bắc Kinh phải giấu diếm đến như vậy.
Và thế lực thù địch của Bắc Kinh sẽ là ai? Trong bối cảnh cả Mỹ đã đi trước Trung Quốc rất xa về công nghệ vũ khí hiện đại, và họ sẵn sàng chia sẻ cho đồng minh Nhật Bản nếu cảm thấy điều đó là cần thiết. Chiêu lăng-xê gà cưng J-20 này của Bắc Kinh đã tỏ ra hài hước và quá lố trong mắt những cường quốc quân sự khác.
Trong khi đó, J-20 liên tiếp bộc lộ những yếu điểm của mình. Gần đây nhất, tại một triển lãm hàng không được tổ chức cuối năm 2014, J-20 trong khi bay biểu diễn đã liên tục nhả khói đen ra từ đuôi thoát nhiên liệu và Bắc Kinh vẫn cho rằng phiên bản này là hoàn hảo.
Một bất lợi khác cho J-20 là hiện tại Trung Quốc vẫn chưa thể tự chế tạo được một động cơ thích hợp cho mẫu máy bay này. Sức mạnh của động cơ J-20 sử dụng cũng chỉ tương đương F-15C.
Tiêm kích F-22 Raptor của không quân Hoa Kỳ
Động cơ của J-20 có thể đạt được lực đẩy tương đương F-22 khi thùng xăng phụ được bật, tuy nhiên, thùng nhiên liệu này chỉ có thể được sử dụng một ít phút sau khi máy bay đã tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu.
Trung Quốc đã phát triển động cơ WS-15 trong 2 thập kỉ qua, tuy nhiên, vẫn chưa thể chắc chắn khi nào động cơ này sẵn sàng triển khai trên các máy bay J-20.
Mặt khác, một trong những chiêu lăng-xê vũ khí nội địa đầy thú vị của các chuyên gia quân sự Trung Quốc đó là mang các phiên bản vũ khí mà Bắc Kinh đang sở hữu để so sánh với các phiên bản vũ khí của Mỹ, Nga. Và kết quả đều luôn là tương đương hoặc thậm chí là vượt trội.
Song Zhongping, một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc khi trả lời đài Phượng Hoàng hồi tháng 12/2014, đã cho rằng: "Mỹ không xuất khẩu F-22, và Trung Quốc cũng cần phải làm thế với J-20, bởi nó là xương sống của không lực Trung Quốc tới đây. Nếu có một ngày, Mỹ xuất khẩu F-22, Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy."
Thậm chí, Song Zhongping còn cho rằng Trung Quốc nên xuất khẩu FC-31 (J-31) như cách Mỹ xuất khẩu F-35 để những người bạn của Bắc Kinh có cơ hội được tiếp cận với những vũ khí hiện đại, hiệu quả.
Theo Đất Việt
Top 5 vũ khí bí mật chống lại Mỹ của Trung Quốc Theo một bài báo trên tạp chí National Interest, 5 loại vũ khí "bí mật" của Trung Quốc được phát triển đối phó với Mỹ và các đồng minh Mỹ thật sự là mối đe dọa nghiêm trọng cho cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát phía Tây Thái Bình Dương. Do sự phụ thuộc nặng nề của quân đội Mỹ vào phổ...