J-16 giúp Trung Quốc chuyển từ phòng thủ sang tấn công
Các chiến đấu cơ đa năng J-16 do Trung Quốc sản xuất đã được cải tiến để có thể nâng cao khả năng chủ động tấn công các mục tiêu thay vì chỉ đóng vai trò phòng thủ chiến lược.
Want China Times (Đài Loan) dẫn nguồn tin từ Mạng quân sự Sina cho biết, Trung Quốc đã cải tiến công nghệ hàng không để có thể mang theo vũ khí chính xác mà trọng lượng vẫn nhẹ hơn, dẫn đến sự xuát hiện của các máy bay chiến đấu đa năng.
Được sản xuất bởi tập đoàn hàng không Shenyang, chiến đấu cơ J-16 dựa trên nguyên mẫu J-11BS với công nghệ lấy từ máy bay Su-30MKK. Tuy nhiên, sau khi nâng cấp hệ thống điện tử, radar mảng pha thế hệ mới và hệ thống ngắm hồng ngoại, J-16 được cho là sở hữu những tính năng sánh ngang với Su-35 của Nga.
Chiến đấu cơ đa năng J-16 của Trung Quốc.
Sau chiến tranh vùng Vịnh, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bắt đầu tập trung phát triển các chiến đấu cơ đa năng. Trung Quốc sau đó đã mua 100 chiếc Su-30MKK và nhiều biến thể Su-30MK2 của Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hệ thống điện tử và vũ khí của Su-30MKK được cho là thua kém hơn một số chiến đấu cơ của phương Tây. Do vậy, Trung Quốc đã phát triển máy bay chiến đấu riêng và ngừng nhập khẩu Su-30MKK/MK2 sau khi J-16 ra đời.
Theo Want China Times, J-16 có khả năng mang theo các vũ khí hạng nặng tấn công mặt đất giống như Su-30MKK. J-16 được trang bị hệ thống phòng thủ tàng hình, bom định hướng cũng như hệ thống tiếp nhiên liệu trên không giúp tăng cường thời gian tác chiến.
Hệ thống điện tử của J-16 với một radar mảng pha có thể theo dõi đồng thời các mục tiêu trên mặt đất và trên không. Với khả năng trang bị tên lửa định hướng không-đối-không tầm trung PL-12, J-16 hoàn toàn có thể đối trọng với chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Đây cũng là mẫu máy bay mà Không quân Ấn Độ đã chọn mua với trị giá hợp đồng hàng tỷ USD.
Ngoài ra, J-16 cũng được trang bị tên lửa đối không tầm ngắn PL-10 với hệ thống ngắm mới giúp tác chiến ở một góc độ rộng lớn hơn.
Quân đội Trung Quốc sử dụng động cơ WS-10 cho J-16 tương tự cho mà Nga lắp đặt cho các chiến đấu cơ Su-27. Tuy nhiên, lực đẩy 12-13 tấn của WS-10 nhiều khả năng sẽ phải được nâng cấp lên 14 tấn để đảm bảo khả năng tác chiến hiệu quả của J-16.
Các chiến đấu cơ J-16 lần đầu được giới thiệu vào năm 2013 và hiện Trung Quốc đang sở hữu 24 máy bay loại này.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ tuyên bố sẵn sàng triển khai phòng thủ tên lửa bảo vệ Hàn Quốc
Washington cam kết sẵn sàng ở mức cao nhất với tất cả các biện pháp, kể cả triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối.
Phát biểu trong chuyến thăm Hàn Quốc ngày 18/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, Washington cam kết sẵn sàng ở mức cao nhất với tất cả các biện pháp, kể cả triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm tăng cường khả năng răn đe và đối phó với các mối đe dọa có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
Trong tuyên bố trước các nhà ngoại giao và binh sỹ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Kerry nhấn mạnh thời gian vừa qua, Cộng hòa DCND Triều Tiên đã tiến hành nhiều hành động khiêu khích và Mỹ cần triển khai tàu chiến, binh sỹ kể cả hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Trước đó, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại này tại Hàn Quốc nhưng cho đến nay vẫn chưa có quyết định chính thức về việc này.
Xe bắn tên lửa hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. (Ảnh: Internet)
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ đến Hàn Quốc trong vòng 15 tháng qua, đặc biệt trong bối cảnh bán đảo căng thẳng trên Triều Tiên đang gia tăng nhanh chóng.
Trong khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo bắn đi từ tàu ngầm cũng như sẵn sàng tiêu diệt các tàu chiến Hàn Quốc vi phạm lãnh hải thì Seoul cũng khẳng định sẽ đáp trả không khoan nhượng các hành động khiêu khích từ phía Triều Tiên.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung-se, ông Kerry tuyên bố mối quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn đang ở trong trạng thái tốt nhất từ trước tới nay.
Hai bên không có bất cứ một sự khác biệt nào trong cách thức tiếp cận với những hành động từ phía Bình Nhưỡng thời gian qua cũng như nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Theo đó, quan ngại an ninh lớn nhất của Mỹ - Hàn hiện nay chính là Triều Tiên./.
Vũ Hợp Theo Yonhap
Theo_VOV
NATO tăng cường phòng thủ ở đông-nam Âu lên mức Chiến tranh Lạnh Ngày 14-5, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh quân sự này có kế hoạch sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tại đông và nam châu Âu lên mức của thời kỳ Chiến tranh Lạnh để đối phó với Nga và sự lan rộng của chủ nghĩa cực đoan. Phát biểu tại một phiên họp, ngoại trưởng NATO ở...