J-11 trái phép tại Phú Lâm hiện rõ trước vệ tinh Mỹ
Vệ tinh của ImageSat International (ISI) Mỹ vừa chup được hai chiếc tiêm kích J11 của Trung Quốc xuất hiện ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hãng tin Fox News cho biết những hình ảnh vệ tinh của ISI chụp được vào ngày 7/4 và đã được giới chức quốc phòng Mỹ xác nhận hôm 12/4, cho thấy hai chiến đấu cơ Trung Quốc Shenyang J-11 trên đảo Phú Lâm.
Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trái phép ở đảo Phú Lâm, sau khi triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ở đây.
Cộng đồng quốc tế đang quan ngại Trung Quốc sẽ dần kiểm soát Biển Đông nếu các hoạt động quân sự hóa của nước này vẫn tiếp diễn không kiểm soát. Các hình ảnh vệ tinh của ISI cũng cho thấy một hệ thống radar điều khiển bắn đã được lắp đặt trên đảo Phú Lâm. Hệ thống này sẽ giúp hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc đã được triển khai (phi pháp) ở đây.
Được biết, tiêm kích J-11 hiện được coi là vũ khí đóng vai trò chủ lực của Không quân Trung Quốc. Mặc dù vậy chiến đấu cơ này chỉ được coi là “hàng nhái kém chất lượng” của Su-27 với khả năng không hiệu quả như những gì truyền thông nước này mô tả.
Video đang HOT
Với nỗ lực biến J-11 thành hàng nội địa chất lượng cao, radar của J-11 được cải tiến có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu.
Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Thiết bị điều khiển bay được trang bị tổng cộng 2 màn hình hiển thị.
Cho dù được bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, J-11 vẫn không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này.
Bên cạnh đó J-11 nội địa vẫn còn mang nhiều lỗi đến mức từng có thời gian ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của Trung Quốc cũng đã 2 lần từ chối trang bị.
Khi tham gia một cuộc diễn tập cùng quân đội Thái Lan năm 2015, các phi công Trung Quốc đã bị sốc khi nhận thấy tiêm kích J-11 của họ luôn cất cánh chậm hơn tới một phút so với phi cơ JAS 9 Gripen do Thụy Điển sản xuất được biên chế trong không quân Thái Lan.
Tuy nhiên, với tầm hoạt động của J-11 lên tới 1.500 km, và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ cùng với lượng bom đạn lớn, việc Trung Quốc đưa J-11 đến Phú Lâm của Việt Nam đang trở thành mối lo ngại lớn không chỉ đối với các nước trong khu vực.
Theo_Báo Đất Việt
TQ trồng cây trên đảo phi pháp sau kế hoạch đưa dân
Trung Quốc trồng cây trên các thực thể chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đẩy kế hoạch đưa dân thường ra Biển Đông.
Theo trang web của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Bắc Kinh lập trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hoạt động trồng cây được tổ chức vào ngày 10 - 31/3, trên hầu hết các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lực lượng tham gia trồng cây gồm quân đội, cảnh sát và cư dân đồn trú tại các thực thể.
Cụ thể, Trung Quốc dự kiến trồng mới 500.000 cây con tại cồn cát Tây, đảo Bắc, đảo Duy Mộng, đảo Ba Ba, đảo Cây ở Hoàng Sa và tại đá Subi, đá Vành Khăn, đá Chữ Thập ở Trường Sa. Các cây giống được Bắc Kinh chọn gồm phi lao, dừa, bão táp và một số loài hoa. Trung Quốc sẽ trồng tổng cộng 200.000 cây tại quần đảo Hoàng Sa và 300.000 cây tại các đá ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc trồng cây tại đá Subi, quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: sansha.gov.cn
Trong năm 2015, Trung Quốc đã trồng hơn 300.000 cây giống tại các thực thể nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Hồi đầu năm 2016, máy bay dân dụng của hãng hàng không Hải Nam, Trung Quốc, ngày 15/1 ngang nhiên đưa một nhóm người dân, tiếp cận trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin được tờ Hoàn Cầu thời báo ngang nhiên công bố nước này đã cho phép nhóm người dân đầu tiên đến đá Chữ Thập mà vốn được xây dựng phi pháp trên Biển Đông.
Nhóm khách được đưa tới đá Chữ Thập là người nhà của các binh sĩ đồn trú trái phép tại đây.
Phối cảnh đô thị xây dựng ở bãi đá Chữ Thập. Ảnh: Mạng quân sự Trung Quốc Sohu
Feng Wenhai, người giữ chức "Phó thị trưởng Tam Sa", thông báo Bắc Kinh chào đón tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên đảo và chính quyền sẽ khởi động chương trình hợp tác giữa nhà nước với tư nhân. Trung Quốc lập ra cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
""Thành phố" cũng sẽ quy hoạch và xây một trung tâm cứu hộ y tế trên đảo, lắp cáp quang ngầm vào năm nay. Sóng Wi-fi sẽ phủ kín mọi đảo không người ở và bãi đá", Tân Hoa xã dẫn lời Feng nói.
Sân bay trên đảo Phú Lâm cũng sẽ tiếp nhận những chuyến bay thường xuyên trong năm 2016, Feng nói thêm.
Trong một diễn biến có liên quan, Trung Quốc hôm qua ngang nhiên điều một con tàu gần 10.000 tấn có tên "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" để phục vụ tuyến du lịch phi pháp tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chuỗi hành động phi pháp liên tiếp của Trung Quốc đang bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên án mạnh mẽ.
Kim Hoa(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ và Trung Quốc giằng co trên biển Đông Việc Trung Quốc ngang ngược dàn tên lửa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thể hiện Trung Quốc âm mưu quân sự hóa Biển Đông. Báo Daily Beast (Mỹ) khẳng định Trung Quốc âm mưu quân sự hóa biển Đông, rằng Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã "xù" lời hứa ở Mỹ rằng không quân sự...