Izumo – tàu sân bay trực thăng Nhật có thể đưa tới Biển Đông
Chiến hạm lớp Izumo được Nhật Bản gọi là tàu khu trục chở trực thăng, nhưng vẻ ngoài và tính năng thì không khác gì một tàu sân bay hạng nhẹ.
Tàu sân bay trực thăng JDS Izumo (DDH-183) của JMSDF có thể thực hiện chuyến đi kéo dài ba tháng qua Biển Đông bắt đầu từ tháng 5, Reuters hôm qua dẫn nguồn tin từ chính quyền Nhật Bản.
Đây là tàu chiến lớn nhất được Nhật Bản chế tạo từ sau Thế chiến II. JDS Izumo là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Izumo, được Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản gọi là tàu khu trục mang trực thăng.
Với chiều dài 248 m, rộng 38 m và giãn nước đầy tải 27.000 tấn, JDS Izumo lớn hơn các loại tàu sân bay hạng nhẹ của châu Âu, chỉ thua kém tàu sân bay cỡ lớn của Mỹ, Nga và Pháp, theo Defence Talk.
Video đang HOT
JMSDF xếp JDS Izumo vào nhóm tàu tác chiến chống ngầm, có khả năng chở đến 28 máy bay các loại. Tuy nhiên, cấu hình chiến đấu ban đầu của Izumo chỉ bao gồm 7 trực thăng săn ngầm và hai trực thăng tìm kiếm cứu nạn.
Izumo cũng là tàu chiến đa nhiệm, có thể tiến hành đồng thời nhiều hoạt động như hỗ trợ đổ bộ và kiểm soát không phận, tấn công đất liền. Tàu có thể chở khoảng 400 binh lính và 50 xe tải loại 3,5 tấn hoặc thiết bị tương đương.
Sàn đáp trên tàu có thể tiếp nhận 5 trực thăng cất hạ cánh cùng lúc. Một số chuyên gia quân sự cho rằng với boong tàu bằng phẳng và khá rộng, chỉ với một số chỉnh sửa nhỏ, JDS Izumo có thể vận hành tiêm kích tàng hình cất hạ cánh thẳng đứng F-35B hoặc máy bay cánh xoay V-22 Osprey, trở thành một tàu sân bay tiến công đúng nghĩa.
Tuy nhiên, tàu không có hệ thống máy phóng (catapult) hoặc dốc nghiêng (ski-jump) để có thể vận hành máy bay cánh bằng. Tiêm kích F-35B sẽ phải cắt giảm nhiên liệu và vũ khí để có thể cất cánh, trong khi sàn đáp của tàu lại không chịu được luồng khí xả quá nóng trong quá trình máy bay hạ cánh. Điều này khiến Izumo không phù hợp cho vai trò tàu sân bay tiến công.
Nhược điểm của Izumo là vũ khí nghèo nàn, chỉ có khả năng tự vệ nhờ hai hệ thống pháo tầm gần Phalanx và hai bệ tên lửa tầm ngắn SeaRAM, cùng hệ thống tác chiến điện tử, mồi bẫy và phao thủy âm gây nhiễu chống ngư lôi.
JDS Izumo (dưới) di chuyển song song với tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) của Mỹ. Trung Quốc đã tỏ ra nghi ngờ khi Nhật Bản hạ thủy tàu Izumo, chủ yếu vì vẻ ngoài không khác nhiều so với tàu sân bay truyền thống của nó. Bắc Kinh đã gọi Izumo là “tàu sân bay giả dạng”, bất chấp việc Nhật xếp Izumo vào lớp tàu khu trục mang trực thăng.
JDS Izumo hiện đóng tại quân cảng Yokosuka, trong đội hình Biên đội hộ tống số 1 của lực lượng hộ tống hạm đội (FEF). Chiếc còn lại cùng lớp mang tên JDS Kaga (DDH-184) dự kiến đi vào biên chế ngày 22/3 và sẽ đóng tại quân cảng Kure.
Tử Quỳnh
Ảnh: Flickr
Theo VNE
Việt Nam phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa
Việt Nam phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa, khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn.
"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay trả lời khi được đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch trái phép đến quần đảo Hoàng Sa và việc tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi một tàu cá Việt Nam ở khu vực đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa, theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao.
Ông Lê Hải Bình cho biết những hành động như vậy đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc ký tháng 10/2011.
Nhà chức trách đảo Hải Nam, Trung Quốc, tuần trước đề xuất mở tour du lịch bằng máy bay tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kế hoạch này được lãnh đạo đảo Hải Nam xếp vào mức độ "ưu tiên cao", theo SCMP. Trước đó, nhiều công ty Trung Quốc đã tổ chức tour trái phép bằng tàu biển tới quần đảo Hoàng Sa, với hai tàu du lịch lớn đang hoạt động thường xuyên.
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay và không tái diễn những hoạt động đó, đóng góp xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc lên kế hoạch đưa tàu du lịch trái phép đến Trường Sa Tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố kế hoạch phát triển du lịch từ nay đến 2020, nâng cấp tàu du lịch ra quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu du lịch "Công chúa Trường Lạc" của Trung Quốc. Ảnh: People's Daily Kế hoạch phát triển du lịch 2016 đến 2020 của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc là...